--> -->
Hậu cổ phần hóa RECO:

Cần làm rõ những thắc mắc của người lao động

Báo LĐTĐ có bài viết “Hậu cổ phần hóa RECO: Người lao động yên tâm công tác” đăng trên số báo ra ngày 5/5, ngay sau đó một số người lao động đại diện cho nhóm cổ đông nhỏ của Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Cầu Đường (RECO) đã có đơn kiến nghị và cho rằng, việc “yên tâm công tác” chỉ là bề nổi. Hậu cổ phần hóa, người lao động bị “ép” rời khỏi trụ sở làm việc, đồng thời phải thuê lại trụ sở của tổng công ty với giá cao hơn và họ thực sự không yên tâm công tác, vậy đâu là sự thật?.
can lam ro nhung thac mac cua nguoi lao dong Đầu tư xây dựng mới 5 bệnh viện tuyến Trung ương
can lam ro nhung thac mac cua nguoi lao dong Doanh nghiệp chây ì thuế đất sẽ bị dừng các dự án mới
can lam ro nhung thac mac cua nguoi lao dong 86% người dân khu vực nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh

Người lao động có yên tâm công tác?

Theo phản ánh của ông Nguyễn Hữu Giang (đại diện nhóm cổ đông nhỏ chiếm trên 10% vốn điều lệ của RECO) trình bày, thì sự việc được cho là bắt nguồn sau khi RECO thực hiện cổ phần hóa vào năm 2006. Trước đó, năm 1993, RECO được cổ phần hóa từ Công ty tư vấn thiết kế Cầu Đường, trực thuộc Tổng công ty tư vấn thiết kế Giao thông Vận tải (TEDI). Mảnh đất tại số 10 Trung Kính có diện tích là 3005m2, RECO đã xây dựng trụ sở và được UBND TP HN cấp GCNSDĐ số C853802, ngày 04/12/1993, tại bản đồ số 02, thửa 413…sử dụng vào mục đích xây dựng cơ quan, thời hạn là lâu dài. Ngày 26/8/1998, Sở địa chính Hà Nội (hiện nay là Sở TN&MT) và RECO ký hợp đồng thuê đất theo chính sách của nhà nước, chuyển hình thức sử dụng lâu dài sang hợp đồng thuê đất 20 năm, thời hạn thuê được tính từ ngày 01/01/1996.

Năm 2003, TEDI lập phương án xây dựng nhà ở cao tầng và văn phòng làm việc trên diện tích đất của RECO tại số 10 Trung Kính, được Bộ GTVT phê duyệt phương án chuyển đổi mục đích sử dụng của RECO. Khi lập dự án, TEDI đã yêu cầu RECO bàn giao các giấy tờ (bản gốc) liên quan đến khu đất nêu trên. Theo đơn phản ánh, sau khi cổ phần hóa, từ tháng 6/2014, ngoài diện tích thuê văn phòng làm việc của TEDI tại số 278 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, RECO còn phải thuê lại diện tích tại số 10 Trung Kính để hoạt động sản xuất từ TEDI (TEDI trước đó chưa tính tiền thuê trụ sở của RECO tại số 10 Trung Kính), việc này được thể hiện trong hợp đồng thuê văn phòng giữa RECO và TEDI. Ngày 12/02/2015, UBND TP Hà Nội ra quyết định số 783/QĐ-UBND cho TEDI thuê 2581m2 đất tại số 10 Trung kính. Ngày 29/7/2015, Sở TN&MT đã ký hợp đồng cho thuê đất với TEDI thời hạn 50 năm kể từ ngày 06/1/2014, sự việc bắt đầu trở nên “ồn ào” từ đây.

can lam ro nhung thac mac cua nguoi lao dong
Cần làm rõ quyền sở hữu lô đất tại số 10 Trung Kính để người lao động và doanh nghiệp cùng yên tâm làm việc

Sau khi thông tin về việc TEDI được quyền thuê đất tại số 10 Trung Kính, một số nhân viên là người lao động và cổ đông của RECO không đồng tình với quyết định trên và cho rằng, đất này có nguồn gốc của RECO, nên cổ đông và người lao động tại RECO có quyền lợi ở đây, vì thế, họ yêu cầu TEDI phải trả lại mảnh đất này cho RECO?. Cũng theo đơn thư của ông Giang, việc giám đốc RECO yêu cầu người lao động dời khỏi trụ sở số 10 Trung Kính và bàn giao trụ sở lại cho TEDI là hình thức đuổi người lao động ra khỏi nơi làm việc?, thậm chí lãnh đạo RECO còn đe dọa cắt lương, đuổi việc người lao động nếu không thực hiện di rời trụ sở, cao trào là hình thức “tự” xin cắt nước, cắt điện tại số 10 Trung Kính của giám đốc RECO, khiến người lao động không yên tâm công tác?.

Khiếu nại đúng hay sai?

Để hiểu rõ phản ánh của người lao động, cũng như đại diện nhóm cổ đông nhỏ trên 10% của RECO, về việc, người lao động bị công ty RECO “ép” và không yên tâm công tác. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo TEDI và RECO và được biết, không phải đến bây giờ ông Nguyễn Hữu Giang, đại diện nhóm cổ đông trên 10% của RECO mới có đơn thư phản ánh, trước đó ông Giang cũng đã gửi đơn thư đi rất nhiều nơi.

Chia sẻ về yêu cầu của ông Giang khi cho rằng, mảnh đất tại số 10 Trung Kính, thuộc quyền sở hữu của RECO, chứ không phải của TEDI, ông Lương Phương Hợp, Phó Tổng giám đốc TEDI cho biết, tại thời điểm thực hiện cổ phần hóa năm 2006, mảnh đất tại số 10 Trung Kính của RECO là đất thuê, không được tính vào giá trị cổ phần hóa, do vậy doanh nghiệp đã thực hiện chuyển tài sản của nhà nước theo phương thức có thanh toán. Trong quyết định xác minh giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa của RECO ngày 8/9/2006, cũng không có tài sản là đất, hoặc ghi nhận tại bất kỳ văn bản nào về hợp đồng thuê đất, đồng thời từ đó đến nay cũng không có văn bản nào ghi nhận việc RECO thực hiện nghĩa vụ tài chính khu đất với Nhà nước, hoặc các văn bản đề nghị với các cấp có thẩm quyền về việc thực hiện quản lý đất của RECO.

Về việc RECO có hành động đuổi người lao động ra khỏi trụ sở công ty, giám đốc tự xin cắt điện, nước và có động thái ép buộc người lao động dời khỏi trụ sở bằng hình thức dọa: cắt lương, đuổi việc…? ông Vũ Hữu Hoàng, Giám đốc RECO cho rằng, không có chuyện RECO ép người lao động, hay dọa cắt lương, đuổi việc người lao động nếu như không dời khỏi trụ sở số 10 Trung Kính, mà việc di dời trụ sở đã được thông báo rõ ràng đến toàn thể người lao động, cổ đông của RECO và có phương án chuyển trụ sở. Khi đến thời hạn di chuyển, phía RECO đã chủ động xin tự cắt điện, nước, thế nhưng một số người lao động và cổ đông nhỏ không hiểu và không chịu di dời. Phía RECO cũng ra thông báo về việc xử lý người lao động theo luật Nhà nước, nếu người lao động có thái độ chống đối lại chỉ đạo của Giám đốc, cũng như ngăn cản việc di dời trụ sở công ty đến nơi làm việc mới.

Làm việc với Công đoàn ngành GTVT ông Lê Ngọc Minh, Trưởng ban Chính sách cho biết, sự việc trên bắt nguồn từ vấn đề tranh chấp đất đai giữa nhóm cổ đông với TEDI, về góc độ này không thuộc thẩm quyền của Công đoàn ngành. Việc người lao động cho rằng, người sử dụng lao động tự ý xin cắt điện, nước, gửi đơn tố cáo người lao động đến cơ quan điều tra…khiến người lao động không yên tâm công tác, cũng như ép người lao động phải rời khỏi trụ sở, theo ông Minh thì cần phải nghiên cứu kỹ lại sự việc, nếu trước khi chuyển trụ sở, RECO có ra văn bản thông báo kế hoạch, thời gian di chuyển cụ thể hay không, khi đó mới có thể khẳng định người lao động phản ánh là không đúng hay sai. Việc gửi đơn tố cáo, nếu trước đó doanh nghiệp đã thực hiện hết các biện pháp như: thông báo trước cuộc họp, ra văn bản…thông báo đến người lao động, nhưng vì một lý do nào đó, người lao động chưa chấp hành theo chỉ đạo, có hành động gây ảnh hưởng đến công ty, thì công ty có quyền nhờ địa phương can thiệp. Vấn đề người lao động có kích động hay không, doanh nghiệp tố cáo đúng hay không? thì cơ quan chức năng sẽ phải làm rõ.

Đối với văn bản của RECO trong cuộc họp phổ biến về việc chuyển văn phòng làm việc có đề cập, nếu người lao động không chấp hành quyết định thì di dời, đại diện ban lãnh đạo RECO sẽ có báo cáo gửi Sở LĐTB&XH thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động, buộc người lao động nghỉ không lương…vấn đề này cần phải tìm hiểu rõ nội dung hợp đồng lao động, cũng như nội quy, quy chế cơ quan xem người lao động có thực hiện theo đúng quy định không, nếu trong quy chế mà quy định và người sử dụng đã phổ biến đến người lao động thì không được coi là ép buộc. Tuy nhiên, nếu trong nội quy, hợp đồng không có thì doanh nghiệp làm vậy là sai. Hiện tại, chúng ta chưa thể nói người lao động hay doanh nghiệp sai, mà quan trọng nhất là các cơ quan chức năng cần làm rõ quyền sở hữu đất tại số 10 Trung Kính là của ai, để không chỉ người lao động yên tâm công tác, mà doanh nghiệp cũng ổn định để phát triển.

Nhóm PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng

Theo đề xuất mới của Bộ Tài chính, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân dự kiến được nâng từ 11 triệu đồng lên khoảng 13,3 - 15,5 triệu đồng/tháng. Đối với mỗi người phụ thuộc, mức giảm trừ cũng sẽ tăng lên 5,3 - 6,2 triệu đồng/tháng. Chính sách này được dự kiến áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2026, nhằm phù hợp với biến động giá cả và đời sống người dân.
Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực then chốt cho phát triển. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô thông minh, hiện đại, đáng sống, cần cụ thể hóa giải pháp, hoàn thiện thể chế và tạo đột phá mạnh mẽ về nguồn lực, hạ tầng và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Là một công dân của Thủ đô Hà Nội, nơi tôi sinh sống, làm việc và gắn bó mỗi ngày, tôi đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về bảo vệ môi trường, phát triển đô thị xanh, thông minh và bền vững.
Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc số 338/SYT-NVY gửi giám đốc các đơn vị y tế trên địa bàn Thành phố, trạm y tế các phường/xã về việc khẩn trương triển khai đáp ứng công tác phòng, chống, ứng phó bão số 3 (Wipha).
Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Trước ảnh hưởng của bão số 3, Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp cấp bách nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và phương tiện tham gia giao thông.
Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Theo cảnh báo từ chuyên gia khí tượng, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ; không chỉ gây mưa lớn mà còn thiết lập một dải hội tụ nhiệt đới khiến nhiều tỉnh thành ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục đối mặt với mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Đặc biệt, các khu vực miền núi phía Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An được dự báo là "tâm mưa" với nguy cơ cực cao về lũ quét và sạt lở đất, ngay cả khi bão đã suy yếu.
Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Cần thí điểm mô hình “tổ công tác đặc biệt” để giải quyết nhanh các vướng mắc cho các dự án bị treo, hoặc chậm tiến độ trên địa bàn Thủ đô. Qua đó, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Tin khác

Hà Nội: 3.713 doanh nghiệp thành lập mới

Hà Nội: 3.713 doanh nghiệp thành lập mới

Chi cục Thống kê thành phố Hà Nội thông tin, trong tháng 6/2025, Hà Nội ghi nhận 3.713 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đăng ký đạt 38 nghìn tỷ đồng, tăng 52,6%. Cùng với đó, có 730 doanh nghiệp hoạt động trở lại (tăng 23,7%)...
Nghị quyết 68-NQ/TW: Đòn bẩy phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng

Nghị quyết 68-NQ/TW: Đòn bẩy phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng

Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW, xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh ngành xây dựng đang đối diện với nhiều thách thức về năng suất, công nghệ và quy mô cạnh tranh, Nghị quyết 68 được kỳ vọng sẽ là cú hích chiến lược, tháo gỡ điểm nghẽn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực xây dựng phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn trong giai đoạn mới.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Doanh nhân không chỉ là người làm kinh tế

Doanh nhân không chỉ là người làm kinh tế

Trong dòng chảy hiện đại hóa của đất nước, doanh nhân không chỉ là lực lượng phát triển kinh tế, mà cần vươn mình trở thành những kiến trúc sư xã hội, người truyền cảm hứng văn hóa, tri thức và đổi mới thể chế.
Elon Musk trở lại ngôi vương tỷ phú thế giới với 342 tỷ USD

Elon Musk trở lại ngôi vương tỷ phú thế giới với 342 tỷ USD

Ngày 1/4, tạp chí Forbes chính thức công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2025, trong đó Elon Musk - ông chủ của Tesla, SpaceX và xAI - đã chính thức giành lại vị trí người giàu nhất hành tinh với khối tài sản lên tới 342 tỷ USD.
Doanh nhân và khát vọng cống hiến

Doanh nhân và khát vọng cống hiến

Doanh nghiệp, doanh nhân là chủ thể cạnh tranh của nền kinh tế. Trong thành công của nền kinh tế, doanh nhân đóng góp vai trò quan trọng. Đặc biệt, trong thời buổi phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sự cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia, cộng đồng doanh nghiệp càng có vị trí quan trọng. Phát huy tinh thần dân tộc trong kỷ nguyên mới, mỗi doanh nhân đều có chung khát vọng cống hiến vì một Việt Nam hùng cường. Nhân dịp Xuân mới, chúng tôi xin lược trích một số ý kiến doanh nhân xung quanh nội dung trên.
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

Mới đây, tại TP. Đà Nẵng, Doanh nhân văn hóa, Nghệ nhân quốc gia Vũ Minh Châu - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu đã vinh dự được Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam và nhiều giải thưởng cao quý khác.
Sốt ruột khi mục tiêu đầu năm đặt ra, cuối năm vẫn chưa hoàn thành

Sốt ruột khi mục tiêu đầu năm đặt ra, cuối năm vẫn chưa hoàn thành

Việc đặt ra các mục tiêu cho năm mới, từ có việc làm, mua xe, có người yêu, học thêm ngoại ngữ hay đến những việc đơn giản hơn như đi du lịch, giảm cân, giữ bản thân luôn tươi mát, xinh đẹp… đều được đưa vào to do list để cố gắng. Tuy nhiên, điều này đôi khi lại khiến nhiều bạn trẻ bồn chồn, sốt ruột đến nóng trong người khi cuối năm nhìn lại mọi thứ vẫn dang dở.
"Sống như nhà đầu tư": Hành trình Dragon Capital Việt Nam khơi dậy cảm hứng đầu tư cho cộng đồng

"Sống như nhà đầu tư": Hành trình Dragon Capital Việt Nam khơi dậy cảm hứng đầu tư cho cộng đồng

Dự án "Sống như nhà đầu tư" ra mắt nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Dragon Capital, vừa đánh dấu cột mốc ý nghĩa đối với Công ty quản lý quỹ gắn liền với các giai đoạn của thị trường chứng khoán Việt Nam, vừa mang đến thông điệp ý nghĩa về “đầu tư” - một trong những khái niệm phổ biến và có tầm ảnh hưởng nhất đến đời sống cộng đồng.
Doanh nhân tiếp tục phát huy bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng vươn lên

Doanh nhân tiếp tục phát huy bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng vươn lên

Tháng 10 không chỉ là thời điểm để tôn vinh những doanh nhân đã và đang nỗ lực cống hiến vì sự phát triển của nền kinh tế, mà còn là dịp để lắng lại, để thấu hiểu sâu hơn những tâm tư, những trăn trở của họ trên hành trình kiến tạo giá trị cho xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động