Cần làm gì khi bé bị nôn?
Thực phẩm nào giúp bạn chống lại cơn say xe? | |
Những người bị đau nửa đầu đã có hy vọng mới |
Rất may là những cơn nôn mửa ở trẻ em thường vô hại, và chúng nhanh chóng trôi qua. Nguyên nhân thường gặp là các vi-rút đường tiêu hóa và đôi khi là ngộ độc thực phẩm. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu con của bạn dưới 12 tuần tuổi, có vẻ ốm bệnh, hoặc nếu bạn đang lo lắng.
Theo dõi dấu hiệu mất nước
Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm là theo dõi tình trạng mất nước. Trẻ em bị mất nước nhanh hơn người lớn. Theo dõi con bạn về tình trạng mệt mỏi hoặc quấy khóc, khô miệng, ít nước mắt khi khóc, da lạnh, mắt lõm, không đi tiểu thường xuyên như bình thường, và nước tiểu không nhiều hoặc sẫm màu.
Điều trị mất nước
Để ngăn ngừa và làm giảm tình trạng mất nước, hãy cố gắng để cho trẻ uống. Ngay cả khi tiếp tục bị nôn, trẻ vẫn hấp thụ được phần nào lượng nước mà bạn cho trẻ uống. Hãy thử nước bình thường, nước uống thể thao hoặc các loại dung dịch bù nước đường uống như CeraLyte, Enfalyte hoặc Pedialyte. Sau khi bé nôn, hãy bắt đầu với một lượng nhỏ: một vài muỗng canh vài phút một lần. Dần dần hay cho bé uống nhiều hơn khi bé có thể nuốt nó xuống. Hãy chắc chắn rằng bé đi tiểu thường xuyên.
Có nên uống nước khoáng không đường?
Trong nhiều năm, các bậc cha mẹ hay sử dụng nước soda chanh/chanh tây và gừng gừng để giúp trẻ bù dich, và nhiều bác sĩ vẫn khuyên như vậy. Nhưng nghiên cứu đã bắt đầu cho thấy rằng các dung dịch bù nước đường uống tốt hơn cho trẻ. Những thức uống này cung cấp lượng đường và muối thích hợp. Một giải pháp thay thế có thể là đồ uống thể thao được pha với một lượng nước tương đương.
Chế độ ăn lỏng
Sau vài giờ kể từ lần nôn mửa cuối của bé, bạn có thể bắt đầu một chế độ ăn lỏng trong suốt chỉ với nước, nước điện giải, hoặc các dung dịch bù nước. Hãy bám vào những loại chất lỏng mà bạn có thể nhìn xuyên qua. Chúng dễ tiêu hơn, nhưng cũng cung cấp chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho bé. Hãy nghĩ đến nước hầm trong suốt, nước ép nam việt quất, nước ép táo. Popsicles và Jell-O cũng có tác dụng tốt.
Thuốc
Nôn ở trẻ em thường tự hết sau một thời gian ngắn. Tốt nhất là chờ cho nó qua đi. Các loại thuốc chống nôn không kê đơn không được khuyến cáo cho trẻ em. Những thuốc này sẽ không giúp ích gì nếu vi-rút là nguyên nhân - và thường là như vậy. Chất lỏng mới là chìa khóa thay vì thuốc. Tuy nhiên, nếu nôn nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc gì đó.
Bài thuốc tại nhà: Gừng
Gừng đã được sử dụng từ hàng ngàn năm nay để giảm đau và khó chịu ở dạ dày. Các nhà nghiên cứu tin rằng các chất trong gừng tác động đến dạ dày và ruột cũng như não và hệ thần kinh để kiểm soát buồn nôn. Mặc dù chưa được chứng minh là ngăn chặn buồn nôn và nôn ở trẻ em, nhưng có thể đáng để thử. Gừng an toàn cho trẻ em trên 2 tuổi. Hãy hỏi bác sĩ nhi khoa xem phải thử như thế nào.
Ấn huyệt
Kỹ thuật này giúp ích cho một số người bị buồn nôn. Ấn huyệt tạo áp lực lên một phần của cơ thể nào đó để tạo ra sự thay đổi ở những nơi khác. Để thử ngăn chặn tình trạng buồn nôn của trẻ theo cách này, hãy sử dụng ngón giữa và ngón trỏ để ấn vào rãnh giữa hai gân ở cổ tay trên nếp gấp cổ tay (chỗ bắt đầu lòng bàn tay).
Khi nào cần gọi bác sĩ
Cần chăm sóc y tế cho trẻ nếu:
• trẻ dưới 12 tuần tuổi và nôn nhiều lần
• có dấu hiệu mất nước, hoặc bạn nghi ngờ trẻ ăn hoặc uống phải chất độc
• trẻ lơ mơ; hoặc sốt cao, đau đầu, phát ban, cứng gáy hoặc đau bụng
• có máu hoặc dịch mật trong chất nôn, hoặc bạn nghi trẻ bị viêm ruột thừa
• trẻ khó đánh thức, trông ốm mệt, đã nôn hơn 8 giờ, hoặc nếu bạn lo lắng
Đây là những dấu hiệu của tình trạng nghiêm trọng, và trẻ cần được đi khám bác sĩ.
Theo Cẩm Tú/ dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Tin khác
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Y tế 24/01/2025 17:41
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45