Cần dành điều luật riêng để quy định về nhiệm vụ của các cấp Công đoàn trong tham gia thực hiện dân chủ
Nhanh chóng giải quyết chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân lao động Đại biểu Quốc hội kiến nghị ưu tiên giảm thuế đối với xăng, dầu Tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030 rất chậm |
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, chiều 31/5 Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và Luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Thảo luận tại tổ Hà Nội, đại biểu Nguyễn Phi Thường, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội (Đoàn Hà Nội) đã phân tích và góp ý khá chi tiết vào dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Đưa nội dung thực hiện dân chủ ở khu vực doanh nghiệp vào Dự thảo Luật
Nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết, căn cứ ban hành Luật, bố cục và nội dung của Luật, đại biểu Nguyễn Phi Thường cho rằng, Dự thảo Luật đã thể chế hóa được các chủ trương, đường lối của Đảng liên quan đến thực hiện dân chủ, đặc biệt là phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Nhất trí với nội dung công khai quy định tại Điều 35 Dự thảo Luật, tuy nhiên, về hình thức công khai tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đại biểu Nguyễn Phi Thường đề nghị chỉ nên công khai một trong ba hình thức: Niêm yết tại nơi làm việc; thông báo bằng văn bản đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; đăng tải trên cổng, trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Phi Thường góp ý vào dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. |
“Các hình thức nêu trên cũng phù hợp với hình thức công khai theo quy định của Bộ luật Lao động. Bởi nếu quy định lựa chọn nhiều hình thức công khai như Dự thảo Luật, đặc biệt quy định hình thức công khai bằng: “Các hình thức khác theo quy định pháp luật hoặc quy chế thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp” thì rất dễ các đơn vị, doanh nghiệp sẽ lợi dụng để hạn chế công khai, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời đến với cán bộ, người lao động”, đại biểu nói.
Đại biểu đoàn Hà Nội cũng cho rằng, đây là hoạt động quan trọng nhất trong thực hiện dân chủ, vì nếu công khai tốt sẽ là tiền đề để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện tốt hơn quyền giám sát, kiểm tra đối với người đứng đầu và cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Đại biểu Nguyễn Phi Thường cũng nhất trí với việc đưa nội dung thực hiện dân chủ ở khu vực doanh nghiệp vào Dự thảo Luật, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong thực hiện. Trong đó, việc tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức; hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước; tổ chức Hội nghị Người lao động, đối thoại trong các doanh nghiệp là những nội dung thể hiện rõ nét nhất về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Vì vậy, đại biểu đề nghị Dự thảo Luật quy định rõ giao cho Chính phủ hướng dẫn, quy định chi tiết ba nội dung trên, phù hợp với từng khu vực, đối tượng để làm căn cứ triển khai, thực hiện. Bởi, nội dung này tương đối rộng, nhiều đối tượng, liên quan trực tiếp đến quyền và trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động và tổ chức Công đoàn cơ sở.
Cần quy định cụ thể nhiệm vụ của các cấp Công đoàn
Đáng quan tâm, đại biểu đề nghị Dự thảo Luật cần dành 1 điều riêng để quy định về nhiệm vụ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cấp Công đoàn trong tham gia thực hiện dân chủ.
Bởi thực tế, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội phân tích: Trong việc thực hiện dân chủ trong khu vực cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp, Công đoàn là chủ thể chính, có chức năng tham gia quản lý, đại diện cho một bên trong quan hệ lao động để phối hợp với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và người sử dụng lao động để triển khai thực hiện.
“Vì vậy, dự thảo Luật cần có điều riêng để quy định nhiệm vụ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cấp Công đoàn trong thực hiện dân chủ, chứ không gộp chung vào cùng các tổ chức chính trị xã hội khác như Dự thảo.
Tôi cho rằng, trực tiếp tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở có 2 khu vực: khối xã, phường, khu dân cư thì đại diện là Mặt trận Tổ quốc các cấp, còn khối các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sẽ là tổ chức Công đoàn”, đại biểu nói.
Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Phi Thường cũng đề nghị, ngoài quy định trách nhiệm, cần bổ sung thêm quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc các cấp và tổ chức Công đoàn trong thực hiện dân chủ tại cơ sở; như: Quyền được yêu cầu cung cấp thông tin, quyền được đối thoại, quyền được đề nghị giải quyết những đề xuất, kiến nghị, bức xúc của nhân dân, công nhân viên chức lao động phát sinh thông qua thực hiện dân chủ....
Điều này cũng phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Công đoàn và tuân thủ các Công ước quốc tế về Lao động và Công đoàn; tạo cơ chế để mặt trận và Công đoàn phát huy vai trò trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Đại biểu cũng đề nghị bổ sung, quy định rõ hơn về trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đối với người đứng đầu các cơ quan, đơn vị (khu vực hành chính, sự nghiệp) và người sử dụng lao động (khu vực doanh nghiệp).
Cụ thể như cần phải có văn bản trả lời công khai với tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (thông qua tổ chức Công đoàn) về những nội dung giải trình, tiếp thu hoặc không tiếp thu những ý kiến tham gia, đóng góp của tập thể người lao động.
![]() |
Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội thảo luận tại tổ. |
Bởi thực tế, đại biểu cho biết, nhiều lãnh đạo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức lấy ý kiến, nhưng không tiếp thu một cách thấu đáo, trên tinh thần cầu thị. Lúc đó hoạt động dân chủ ở cơ quan, doanh nghiệp sẽ trở thành “Dân chủ hình thức”.
Quy định rõ điều kiện đảm bảo cho hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân
Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị quy định rõ về tổ chức, điều kiện đảm bảo cho hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp Nhà nước; vai trò, nhiệm vụ của Công đoàn cơ sở trong chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.
Đại biểu cho hay, hoạt động của Ban thanh tra nhân dân trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước chưa phát huy được vai trò, hiệu quả trong kiểm tra, giám sát tại cơ sở. Điều này là do địa vị pháp lý và cơ chế hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân không thể thực hiện được chức năng nhiệm vụ mà pháp luật đã quy định, khi Ban Thanh tra nhân dân giám sát người đứng đầu, nhưng lại phải thực hiện nhiệm vụ do người đứng đầu giao...
Do đó, đại biểu đề nghị xem xét có quy định để xử lý tình trạng này, đồng thời cân nhắc bổ sung quy định cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được bỏ phiếu đánh giá người đứng đầu sau khi thực hiện nội dung kiếm điểm, đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hàng năm của đơn vị hiện nay.
Cùng với đó, cần bổ sung quy định về trách nhiệm của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trong chỉ đạo hoạt động Ban Thanh tra nhân dân. Cụ thể: Phối hợp với người đứng đầu cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước tổ chức Hội nghị Cán bộ, công chức, hoặc Hội nghị Người lao động, bầu Ban thanh tra nhân dân.
Ra văn bản công nhận Ban thanh tra nhân dân và thông báo cho cán bộ, công nhân, viên chức trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước; tổ chức cuộc họp của Ban thanh tra nhân dân để Ban thanh tra nhân dân bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
Đồng thời, hướng dẫn Ban thanh tra nhân dân xây dựng chương trình, nội dung công tác, định kỳ nghe báo cáo kết quả hoạt động và giải quyết kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân đối với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở; Xác nhận biên bản, kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Thúc đẩy tinh thần thể thao, gắn kết đoàn viên, người lao động

Chùm ảnh: Bế mạc Giải bóng đá Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025

Giá vàng lên “đỉnh nóc” chỉ sau vài giờ

Công đoàn Viên chức Việt Nam giao ban công tác tài chính năm 2025

Hưng Yên sẽ thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước

Những cầu thủ xuất sắc nhất Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X

Hà Nội: Nhanh chóng khống chế đám cháy tại tầng tum khách sạn
Tin khác

Hơn 3,3 triệu người sẽ nhận lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 sớm hơn thường lệ
Tin mới 22/04/2025 13:32

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 155 năm Ngày sinh V.I.Lênin
Tin mới 22/04/2025 12:45

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4
Tin mới 21/04/2025 19:48

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công
Tin mới 21/04/2025 16:32

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
Tin mới 21/04/2025 15:46

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Tin mới 20/04/2025 21:55

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm
Tin mới 20/04/2025 19:10

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM
Tin mới 19/04/2025 21:15

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội
Infographic 19/04/2025 17:21

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường
Tin mới 19/04/2025 10:17