Cần đảm bảo quyền lợi người mua điện
Kiểm soát chặt chi tiêu, không tăng giá điện | |
EVN được giao xây dựng kịch bản điều chỉnh giá điện | |
EVN tăng 2%-5% giá bán buôn điện năm 2016 |
Với CNLĐ lương, thu nhập tăng không đáng kể, trong khi giá thuê nhà, tiền dịch vụ điện, nước ngày càng phải đóng nhiều khiến chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng.
Vì vậy, theo các chuyên gia, dự thảo giá bản lẻ điện mà Bộ Công Thương đang gửi các bộ, ngành cho ý kiến trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cần tính tới mặt bằng thu nhập chung của nhân dân và sức chịu đựng của cộng đồng doanh nghiệp (DN), dựa trên nền tảng Nhà nước, nhân dân, DN và ngành Điện cùng có lợi.
Biên độ điều chỉnh giá từ 6 tháng xuống 3 tháng
Theo dự thảo về nguyên tắc điều chỉnh giá bán lẻ sinh hoạt mà Bộ Công Thương lấy ý kiến các cơ quan, ban, ngành thì thay vì điều chỉnh giá bán điện tối thiểu là 6 tháng/lần như Quyết định số 69/2013/QĐ-TTg ngày 19/11/2013 của Thủ tướng giảm xuống còn 3 tháng/lần điều chỉnh.
Cạnh đó, theo nhận xét của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì dự thảo lần này còn mở rộng thẩm quyền quyết định việc tăng giá điện cho các cơ quan trực thuộc.
Cùng chung quan điểm với các chuyên gia, đa số hộ dân, NLĐ mà chúng tôi tiếp xúc đều có chung nhận định giá nước sinh hoạt và giá điện tiêu dùng hiện đang khá đắt so với thu nhập, tiền lương của họ. Ngay như cách tính giá điện như hiện nay khiến người tiêu dùng đang phải “gánh” kép tiền điện. Cụ thể, nếu dùng quá 101 kWh sẽ phải tính lũy kế giá, sau đó cộng tổng tiền tiêu thụ điện sẽ lại cõng thêm 10% thuế VAT. Cách tính này, với những công nhân lao động thuê nhà, phải trả tiền qua công tơ tổng của chủ nhà trọ, chi phí tiền điện, tiền nước có khi cao hơn tiền ăn. |
Cụ thể, từ chỗ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không được quyết định tăng/giảm giá điện theo Quyết định 69, đến chỗ EVN được chủ động quyết định tăng đến 20% giá điện mỗi năm. Thẩm quyền của Bộ Công Thương cũng tăng tương ứng từ chỗ được quyết định tăng tối đa 20% mỗi năm lên đến 40% mỗi năm.
Về những quy định này, theo ý kiến các chuyên gia, điện không phải là mã hàng hóa chứng khoán trên thị trường hay như mặt hàng xăng dầu hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường quốc tế, nên không cần thiết phải điều tiết linh hoạt theo thị trường bằng cách 3 tháng xem xét điều chỉnh một lần.
Cạnh đó, nếu tiến hành xem xét điều chỉnh giá bán điện thì Bộ Công Thương và EVN phải báo cáo định kỳ hàng quý các chỉ số về chi phí giá điện, các yếu tố về tỷ giá, chính sách thuế cho Bộ Tài chính để “thẩm định” việc điều chỉnh giá có hợp lý không.
Đồng thời cũng báo cáo Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tư cách là những cơ quan giám sát. Phải minh bạch các yếu tố đầu vào để người dân được biết mới tiến hành điều chỉnh giá bán điện khi thấy cần.
Thậm chí, theo kiến nghị của VCCI việc điều chỉnh giá điện bắt buộc phải có sự tham gia của một số hiệp hội tiêu dùng điện lớn như: Hiệp hội Thép, Hiệp hội Dệt may, Hiệp hội Cơ khí…, đại diện Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và một số tổ dân sự khác.
Nhìn lại chính sách hỗ trợ giá
Thực hiện lộ trình tăng giá điện, để giúp đối tượng là hộ chính sách, hộ nghèo không bị ảnh hưởng bởi tăng giá điện, thời gian qua Nhà nước thực hiện chính sách an sinh xã hội thông qua việc hỗ trợ tiền điện trực tiếp cho các hộ nghèo, hộ chính sách và cụ thể hiện nay đang hỗ trợ 30 kWh điện đối với hộ nghèo và hộ chính sách. Riêng trong năm 2015, Nhà nước đã hỗ trợ ước khoảng 210 tỉ đồng đối với nhóm đối tượng trên.
Tuy nhiên, cách tính giá điện hiện nay cũng như dự thảo vẫn còn nhiều điểm cần phải xem xét. Cụ thể, theo Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg thì hiện nay có 4 nhóm khách hàng chính: Sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hành chính sự nghiệp và sinh hoạt và mỗi nhóm có các quy định khác nhau về giá.
Đối với nhóm khách hàng sinh hoạt có đến 6 mức giá tăng dần nhằm khuyến khích sử dụng điện sinh hoạt tiết kiệm, hiệu quả. Đây cũng là mục tiêu cho việc thiết kế biểu giá bán lẻ điện hiện hành 6 bậc.
Về vấn đề này, hỗ trợ giá là một chính sách an sinh rất nhân văn, song với kinh doanh thì cần nên công bằng. Do đó, phải xem xét việc khống chế người tiêu dùng nếu sử dụng quá mốc quy định (51- 100 kWh )sẽ bắt đầu tính lũy kế là không ổn.
Giá cả nên ổn định
Đóng góp ý kiến cho dự thảo, các chuyên gia kinh tế cho rằng mấu chốt quan trọng trong việc điều chỉnh giá điện không để ảnh hưởng quá nhiều đến đời sống bộ phận làm công ăn lương. Chính vì thế, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, biểu giá 6 bậc đang áp dụng là quá nhiều và nên đưa về 3 - 4 bậc.
Tuy nhiên, khoảng cách giữa các bậc, nhất là hai bậc đầu nên giãn cách ra xa hơn, có thể cách nhau 100 -150 kWh thì mức tiền phải trả sẽ giảm xuống. Còn đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thì dẫn chứng số liệu về tiêu thụ điện năng, đó là số người dùng trên 400 kWh mỗi tháng chỉ chiếm 4,7%, trong khi số người dùng dưới 100% phần lớn là người thu nhập thấp lại lớn hơn nhiều. Thế nên, khi xây dựng biểu giá bán lẻ cần phải ưu tiên các đối tượng là người nghèo, người có thu nhập thấp trước tiên.
Với những phân tích trên các chuyên gia đề nghị, các cơ quan soạn thảo cần phải có thiết kế các bậc phù hợp với thực tiễn. Và cách tốt nhất nên gộp hai bậc thang 50 kWh và 100 kWh đầu tiên thành một, ghép chung vào các hộ dùng từ 100 kWh trở xuống, các bậc tiếp theo cách nhau 100 số mỗi bậc.
Cùng chung quan điểm với các chuyên gia, đa số hộ dân, NLĐ mà chúng tôi tiếp xúc đều có chung nhận định giá nước sinh hoạt và giá điện tiêu dùng hiện đang khá đắt so với thu nhập, tiền lương của họ. Ngay như cách tính giá điện như hiện nay khiến người tiêu dùng đang phải “gánh” kép tiền điện.
Cụ thể, nếu dùng quá 101 kWh sẽ phải tính lũy kế giá, sau đó cộng tổng tiền tiêu thụ điện sẽ lại cõng thêm 10% thuế VAT. Cách tính này, với những công nhân lao động thuê nhà, phải trả tiền qua công tơ tổng của chủ nhà trọ, chi phí tiền điện, tiền nước có khi cao hơn tiền ăn.
Do đó, các chuyên gia cho rằng, vấn đề quan trọng là không nên điều chỉnh giá điện theo hướng 3 tháng/lần, thậm chí 6 tháng/lần mà cần phải áp dụng giá trong thời gian tương đối để DN ổn định sản xuất kinh doanh. Còn với NTD đặc biệt là người thu nhập thấp không nên không chế chỉ số giá điện như hiện nay để tính lũy kể giá theo hướng tăng dần.
Anh Tùng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Tin khác
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Tài chính 24/01/2025 07:06
Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 23/01/2025 06:49
Hà Nội thu ngân sách nội địa cao nhất cả nước
Tài chính 21/01/2025 09:02
Tỷ giá USD hôm nay (18/1): Đồng USD tiếp tục tăng
Tài chính 18/01/2025 09:23
Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank
Tài chính 17/01/2025 16:44
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chứng khoán sẽ nghỉ giao dịch 5 ngày
Tài chính 17/01/2025 16:42
Hỗ trợ các doanh nghiệp thủ công, truyền thống tiếp cận với công nghệ
Tài chính 13/01/2025 09:57
12 triệu cổ phiếu DDB sẽ giao dịch trên sàn UPCoM ngày 15/1
Tài chính 12/01/2025 14:56
HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1
Tài chính 11/01/2025 17:35
Ngưỡng nợ thuế hoãn xuất cảnh như thế nào là phù hợp
Tài chính 08/01/2025 08:52