-->

Cần có hướng dẫn phân biệt đào rừng tự nhiên và đào người dân trồng

Trả lời câu hỏi về kiểm tra, xử lý các trường hợp vận chuyển đào rừng mang về Hà Nội bán, làm sao phân biệt đâu là đào rừng tự nhiên, đâu là đào do người dân trồng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội Trần Việt Hùng cho rằng phải có hướng dẫn cụ thể.
Gần 12.000 cán bộ chủ chốt học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố Hà Nội: Tăng cường giám sát lĩnh vực dễ có tham nhũng lãng phí Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Đẩy nhanh tiến độ các dự án đường trục phía Nam

Chiều 29/12, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban báo chí, thông tin về kiểm tra, kiểm soát thị trường cuối năm 2020, dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Thông tin tại cuộc họp, ông Trần Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, đơn vị đã chỉ đạo các đội quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời, triệt để đối với các hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, mua bán hàng cấm, hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc, hàng vi phạm chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm…

Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội Trần Việt Hùng thông tin tại hội nghị
Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội Trần Việt Hùng thông tin tại hội nghị

Kết quả kiểm tra, kiểm soát thị trường tháng cao điểm Tết (từ 15/11-15/12), Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã thực hiện kiểm tra, xử lý 677 vụ vi phạm với tổng số tiền xử lý hơn 9 tỷ đồng. Kết quả chung cả năm 2020 (tính đến ngày 14/12/2020), đơn vị đã thực hiện kiểm tra 5.771 vụ việc. Qua đó, phát hiện, xử lý vi phạm 5.616 vụ với tổng số tiền hơn 133 tỷ đồng.

Ông Hùng nhận định, cuối năm hoạt động kinh doanh thương mại, hàng hóa phục vụ Tết có nhiều diễn biến sôi động. Một số mặt hàng dự báo có biến động về giá do nhu cầu tiêu dùng tăng cao như thực phẩm tươi sống, đông lạnh… Hoạt động vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng cấm, sản xuất, buôn hàng hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ... dự báo tiềm ẩn nguy cơ cao. Các đối tượng vi phạm lợi dụng tình hình thị trường có nhiều biến động để gia tăng các hoạt động buôn lậu.

Ông Hùng cho biết, trong tháng cuối năm, đơn vị xác định nhiệm vụ trọng tâm là kiểm tra, kiểm soát thị trường kết hợp với công tác tuyên truyền cho tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn. Đặc biệt, kiên quyết xử lý các tổ chức cá nhân cố tình lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao dịp Tết để tạo khan hiếm, đầu cơ găm hàng, tăng giá thu lợi bất hợp pháp…

Trả lời câu hỏi về kiểm tra, xử lý các trường hợp vận chuyển đào rừng mang về Hà Nội bán, làm sao phân biệt đâu là đào rừng tự nhiên, đâu là đào do người dân trồng, ông Trần Việt Hùng tỏ rõ sự băn khoăn nếu phải kiểm tra, xử lý.

"Đào rừng là trồng trên rừng, phải xuất phát từ rừng, vì thế phải tuyên truyền với người dân vùng có rừng, vùng miền núi, mà muốn tuyên truyền ở những nơi này thì phải xuất phát từ chính quyền địa phương sở tại", ông Hùng nói.

Cần có hướng dẫn phân biệt đào rừng tự nhiên và đào người dân trồng
Cần có hướng dẫn cụ thể để phân biệt đào rừng và đào nhà. (Ảnh minh họa)

Trả lời cụ thể câu hỏi về phân biệt "đào rừng - đào nhà" khi kiểm tra, ông Hùng nói: "Để phân biệt đâu là đào rừng, đâu là đào nhà, chắc sau này phải có hướng dẫn".

Trước đó, tại hội nghị của ngành nông nghiệp chiều 24/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt chỉ đạo một cách nghiêm túc về việc cấm tuyệt đối việc chặt hoa đào, các loại cây khác của núi rừng.

Trả lời câu hỏi về triển khai chỉ đạo của Thủ tướng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho rằng cần kiểm soát chặt việc chặt phá đào rừng, cây rừng mang về xuôi phục vụ thú chơi cây cảnh ngày tết để bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan tự nhiên.

Theo ông Tuấn, thực tế trong luật đã quy định việc cấm chặt phá cây rừng, trong đó có đào rừng; tuy nhiên, đúng là việc bảo vệ, quản lý những cây đào rừng, cây rừng chơi tết còn chưa được quan tâm đúng mức.

Để hạn chế, tiến tới chấm dứt tình trạng chặt phá đào rừng mỗi dịp tết đến xuân về, ông Tuấn cho rằng cần có sự vào cuộc của chính quyền địa phương, quản lý thị trường, lực lượng công an… chứ không chỉ lực lượng kiểm lâm.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động