Cần cơ chế tài chính rõ ràng cho bệnh viện công
Đề nghị đầu tư xây dựng cơ sở khám chữa bệnh tại nơi tập trung đông công nhân Ứng dụng chuyển đổi số, tạo thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế |
Trong chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, các đại biểu Quốc hội tiến hành thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Vấn đề giá khám, chữa bệnh và cơ chế tài chính cho các bệnh viện công lập nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu.
Minh bạch về cơ chế tài chín
Theo đại biểu Trần Thị Nhị Hà, các bệnh viện tư nhân hoạt động thì hoàn toàn được quy định rõ và điều chỉnh theo Luật Doanh nghiệp nên rất thuận lợi trong quá trình hoạt động và minh bạch trong quá trình vận hành, trong khi đó các bệnh viện công lập thì cơ chế tài chính lại chưa thật sự rõ ràng.
![]() |
Đại biểu Trần Thị Nhị Hà đề nghị làm rõ, minh bạch về cơ chế tài chính trong Dự thảo Luật. (ảnh: Quốc hội) |
Đồng thời, đại biểu đề nghị quy định cụ thể "đầu tư cho y tế là đầu tư cho phát triển”, bổ sung quy định giao Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ cho các cơ sở y tế về vay vốn, miễn giảm thuế, bổ sung kinh phí khi nguồn thu bị sụt giảm không đảm bảo chi cho các hoạt động của cơ sở y tế.
“Chính phủ ban hành các chính sách vay vốn, hỗ trợ lãi suất cho các cơ sở y tế để đầu tư các trang thiết bị, phát triển các kỹ thuật tiên tiến phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh. Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các bệnh viện. Bổ sung kinh phí đảm bảo cho hoạt động của bệnh viện khi thu không đủ bù chi”, đại biểu đề nghị.
Còn đại biểu Lê Hữu Trí (Đoàn Khánh Hoà) cũng cho rằng, cần có hành lang pháp lý cho việc tự chủ tài chính trong lĩnh vực y tế.
Theo ĐB Trí, điều quan trọng cần loại bỏ cơ chế tự hạch toán và khám, chữa bệnh theo yêu cầu trong hệ thống y tế công. Nhà nước cần đóng vai trò chủ đạo trong quản lý và phát triển hoạt động khám, chữa bệnh. Nhà nước ưu tiên bố trí nguồn ngân sách đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, phương tiện cho các hoạt động khám, chữa bệnh công lập, kể cả khám, chữa bệnh ban đầu và khám, chữa bệnh tuyến sau, nhằm bảo đảm duy trì hệ thống y tế công lập vận hành theo yêu cầu cạnh tranh công bằng với các loại hình y tế ngoài công lập.
![]() |
Đại biểu Lê Hữu Trí cho rằng, cần có hành lang pháp lý cho tự chủ tài chính trong lĩnh vực y tế. (ảnh: Quốc hội) |
Đồng thời, cần quy định rõ các hình thức, cơ chế trong việc thu hút đầu tư tư nhân trong hoạt động khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh công lập nhằm tránh lợi dụng hình thức xã hội hóa y tế, lợi dụng sự thiếu thốn trang thiết bị, vật tư y tế trong các cơ sở y tế công lập để liên doanh trục lợi.
Đặc biệt, cần các cơ chế đặc thù, cơ chế riêng biệt cho hoạt động cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh và hoạt động mua sắm y tế công lập nhằm bảo đảm đáp ứng yêu cầu kịp thời các nhu cầu khám, chữa bệnh và tạo ra sự cạnh tranh công bằng giữa các loại hình khám, chữa bệnh. Đồng thời, cần tính đúng, tính đủ nhằm bảo đảm cho cơ sở y tế công lập có điều kiện phát triển hơn, được đầu tư đầy đủ và hoàn chỉnh hơn để phục vụ công tác khám, chữa bệnh theo nguyên tắc phải đặt mục tiêu cao nhất cho lợi ích toàn dân và bảo đảm không đánh mất tính nhân đạo trong chăm sóc y tế. Vì vậy, theo tôi giá dịch vụ y tế cần tiếp cận sát theo giá thị trường”, đại biểu đề nghị.
Còn ĐB Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) cho rằng, vấn đề giá khám chữa bệnh là vấn đề khó nhất, phức tạp nhất, cũng rắc rối nhất và nếu giải quyết tốt vấn đề này thì mở ra rất nhiều những thuận lợi cho khám, chữa bệnh, đặc biệt là quản lý tốt được hoạt động y tế khám, chữa bệnh, trong đó làm tự chủ mới được và xã hội hóa mới được” là ý kiến của đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn TP Hà Nội).
Đại biểu cho rằng, phải thực hiện đúng chủ trương của Đảng, đó là tính giá dịch vụ khám, chữa bệnh là phải tính đúng, tính đủ, sửa đổi để các cơ sở thực hiện cho được, thực hiện không sai, thực hiện thuận lợi, suôn sẻ.
3 hình thức hợp tác công - tư trong y tế
Nên quy định có 3 hình thức hợp tác công - tư trong y tế là đề xuất của đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Đoàn Bình Định).
![]() |
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng nên quy định 3 hình thức hợp tác công - tư trong y tế. (ảnh: Quốc hội) |
Hình thức thứ nhất là cho vay, hiện đã có ưu đãi cho các bệnh viện vay để mua sắm đầu tư, nhưng cần cụ thể hóa điều này, khuyến khích điều này để các bệnh viện có tư cách pháp nhân vay tiền của các tổ chức tín dụng cũng như của những tổ chức quốc tế và đầu tư bằng nguồn tiền vay đấy.
Hình thức thứ hai là thuê. Hình thức thuê cũng đã có nhưng hiện nay chưa rõ ràng. Chúng ta có thuê 2 chiều, thứ nhất là bệnh viện công thuê các phương tiện, trang thiết bị của bệnh viện tư nhân như là các máy móc, những máy đắt tiền, những phương tiện không có đủ điều kiện mua thì thuê. Chiều thứ hai là tư nhân thuê bệnh viện công, chiều nay rất là khó. Tuy nhiên, trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), cần đặt ra một hướng để dần dần các luật khác sẽ hỗ trợ cho định hướng đấy trở thành hiện thực.
Hình thức thứ ba là hợp tác công - tư phi lợi nhuận. Đây là hướng mà trên thế giới triển khai từ rất lâu và rất thành công. Chúng ta đã có những bệnh viện tư nhân phi lợi nhuận, tuy nhiên, chưa có một bệnh viện nào hợp tác công - tư phi lợi nhuận. Nghĩa là các nhà hảo tâm, các quỹ xây dựng bệnh viện và cho các bệnh viện công vận hành bệnh viện đấy, lợi nhuận nếu có không chia cho nhau mà tiếp tục giữ lại đầu tư để phát triển bệnh viện rộng hơn, nâng cao đời sống của cán bộ, nhân viên bệnh viện cũng như cho các trường hợp bệnh nhân nghèo, hoàn cảnh khó khăn.
“Đây là mô hình theo tôi nghĩ nên khuyến khích, chắc chắn sẽ rất nhiều tổ chức, cá nhân sẵn sàng bỏ tiền ra xây dựng bệnh viện với thương hiệu nhà nước để phục vụ người bệnh, để lại một tiếng thơm cho chính tổ chức, cá nhân đấy. Nhìn sang các nước bên cạnh như Hàn Quốc, tất cả các bệnh viện lớn nhất Hàn Quốc đều là tư nhân xây dựng và vận hành phi lợi nhuận, hiện nay thành thương hiệu quốc gia của người ta”, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”
Tin khác

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi
Y tế 20/04/2025 11:01

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại
Y tế 20/04/2025 11:01

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số
Y tế 19/04/2025 19:03

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật
Y tế 18/04/2025 14:11

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế
Y tế 18/04/2025 13:22

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập
Y tế 18/04/2025 06:36

Hoàn thành xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai vào 15/7, Bệnh viện Việt Đức vào 15/9
Y tế 18/04/2025 06:34

Thuốc giả hậu quả thật
Y tế 17/04/2025 20:51

Bệnh viện thu hồi sữa Hofumil Gold Plus
Y tế 17/04/2025 17:08

Nguy kịch, suy hô hấp nặng do biến chứng sởi ở người lớn
Y tế 17/04/2025 15:47