Cần cơ chế đặc thù trong đào tạo Trung cấp ngành diễn viên múa
Đã đi một chặng đường dài | |
Hỗ trợ đào tạo nghề cho trên 46 nghìn lao động nông thôn | |
Đào tạo nghề phải nâng tầm chất lượng |
Theo Nghị định số 99/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ban hành ngày 30/12/2019; thì các Trường Đại học không được tuyển sinh, đào tạo trình độ Trung cấp; Cao đẳng. Và Học viện Múa Việt Nam cũng không nằm ngoài sự điều chỉnh này.
Đặc biệt, theo công văn mới nhất của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội gửi học viện này khẳng định, Học viện múa Việt Nam sẽ không được phép đào tạo trình độ trung cấp kể từ năm học 2020 và chỉ được phép đào tạo từ trình độ Đại học trở lên. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến nhiệm vụ đào tạo của Học viện, ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống của toàn thể cán bộ, giảng viên, người lao động trong Học viện Múa Việt Nam nói riêng, và trong một số trường Đại học đào tạo chuyên ngành đặc biệt nói chung.
Thời gian đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành múa là 6 năm (ở Liên bang Nga là 8 năm) |
Ông Trần Văn Hải, quyền giám đốc Học viện Múa Việt Nam chia sẻ, Học viện Múa Việt Nam được thành lập theo quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 03/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Trường Cao đẳng Múa Việt Nam. Học viện là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về lĩnh vực múa có trình độ Đại học, sau Đại học và trình độ thấp hơn các ngành diễn viên múa, biên đạo múa, huấn luyện múa; nghiên cứu khoa học, sáng tác và biểu diễn những tác phẩm múa, góp phần bảo tồn các giá trị múa truyền thống của dân tộc Việt Nam và tiếp thu tinh hoa nghệ thuật múa của các nước trên thế giới.
Hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Học viện Múa Việt Nam luôn là cơ sở đào tạo xứng đáng với vị thế “Cánh chim đầu đàn” là “Chiếc nôi” của ngành nghệ thuật Múa Việt Nam, nơi hội tụ và lan tỏa những tài năng... Tuy nhiên trong thời gian này, nhà trường chủ yếu đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng đối với ngành diễn viên múa bởi, đây là ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù, yêu cầu diễn viên múa phải được đào tạo từ nhỏ, thời gian đào tạo dài (quá trình đào tạo từ sơ cấp 6 tuổi đến 10 tuổi giai đoạn “ươm mầm nghệ thuật” và lên đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp chuyên ngành diễn viên kịch múa từ 10 đến 12 tuổi).
Hiện nay, Học viện Múa Việt Nam đang đào tạo trình độ Trung cấp chuyên nghiệp ngành diễn viên múa với thời gian đào tạo 6 năm (ở Liên bang Nga là 8 năm). Ngoài ra, nhằm đáp ứng nguồn nhân lực múa cho các đoàn nghệ thuật, nhà hát và đáp ứng nhu cầu xã hội, học viện còn có các hệ đào tạo từ 3-5 năm đối với diễn viên múa. Thực tế, tuy thời gian đào tạo dài nhưng “tuổi nghề diễn viên ngắn”, mặt khác quá trình thanh lọc trong đào tạo và thay thế chuyển tiếp các thế hệ trên sân khấu diễn ra thường xuyên và nhanh chóng...
Các diễn viên múa phải được đào tạo từ độ tuổi nhỏ do tính đặc thù của ngành múa về hệ cơ, độ dẻo... |
“Thông thường thời gian diễn viên múa cống hiến cho sân khấu biểu diễn chỉ đến 35 tuổi, sau tuổi 35 diễn viên múa không đáp ứng được được yêu cầu kỹ thuật chuyên môn mà nghệ thuật biểu diễn sân khấu đòi hỏi. Do vậy, để có được những nghệ sĩ múa chuyên nghiệp trong tương lai, đòi hỏi ngay từ khi tuyển sinh phải tuân thủ các tiêu chí tuyển chọn, đào tạo như: điều kiện cơ thể như độ mềm, đọ dẻo, độ mở của xương hông… độ tuổi còn nhỏ có thời gian đào tạo, rèn giũa những kỹ năng, kỹ thuật biểu diễn”, ông Hải chia sẻ.
Gian nan trong đào tạo, trong khi tuổi nghề lại ngắn, nhưng khi Luật giáo dục Đại học chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2019 và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ra văn bản yêu cầu các trường Đại học, học viện không được phép đào tạo trung cấp, cao đẳng thì tạo ra rất nhiều khó khăn trong các trường Đại học, học viện đào tạo nghệ thuật, đặc biệt là đối với chuyên ngành diễn viên múa.
Theo lý giải của người đứng đầu Học viện Múa Việt Nam, đối với diễn viên múa trình độ Đại học, thì qua khảo sát thực tế trên thế giới, hiện chưa có quốc gia nào đào tạo trình độ Đại học với chuyên ngành này, bởi các trường đào tạo múa luôn tuân thủ đặc thù biểu diễn múa (về mặt y học: cơ thể con người sau 18 tuổi đã phát triển, thì không thể đáp ứng được các tiêu chí tuyển chọn cho đào tạo chuyên sâu đặc thù tài năng nghệ thuật biểu diễn múa). Do đó, đào tạo Đại học, sau đại học đối với ngành múa chủ yếu là các chuyên ngành Biên đạo múa, Huấn luyện múa, nghiên cứu lý luận, phê bình múa...
Do đó, trước công văn của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp về việc yêu cầu các trường Đại học, học viên không được phép đào tạo trung cấp, cao đẳng… ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống của toàn thể cán bộ, giảng viên, người lao động tại các trường đào tạo nghệ thuật nói riêng, Học viện Múa Việt Nam nói chung.
Thời gian đào tạo dài, nhưng do đặc thù độ tuổi đứng trên sâu khấu của diễn viên múa chỉ khoảng 35 tuổi |
Trước khó khăn trên cũng như dựa vào tính đặc thù của diễn viên múa, đại diện cho các cán bộ, giảng viên và người lao động tại Học viện Múa Việt Nam, ông Trần Văn Hải, quyền giám đốc Học viện Múa Việt Nam kiến nghị, Chính phủ và các Bộ liên quan cần có cơ chế đặc thù cho Học viện múa Việt Nam tiếp tục được đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng ngành Diễn viên múa để cung cấp nguồn nhân lực cho khối nhà hát và các đơn vị nghệ thuật trên toàn quốc, đặc biệt là các Nhà hát quy mô Quốc gia như: Nhà hát Nhạc, vũ, kịch Việt Nam, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, Nhà hát Đương đại Việt Nam… Bên cạnh đó, Học viện Múa Việt Nam mong muốn được tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ đào tạo trình độ Trung cấp ngành diễn viên múa theo yêu cầu của 2 đề án đã được Chính phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt.
Ở chiều ngược lại, nếu như kiến nghị trên không được chấp thuận, thì thì số lượng cán bộ, giảng viên trong biên chế của Học viện sẽ dôi dư, không sắp xếp được theo vị trí việc làm chuyên môn. Trong khi đó, nếu điều chuyển về các trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, họ sẽ không biết làm gì ngoài chuyên môn giảng dạy diễn viên múa, do đó sẽ ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân và gia đình họ... Đặc biệt, ảnh hưởng lớn đến nguồn nhân lực phục vụ công tác đào tạo cho nền nghệ thuật múa của Quốc gia.
Vì sự phát triển của Học viện và sự nghiệp đào tạo, Học viện Múa Việt Nam hy vọng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan chức năng cho phép Học viện Múa Việt Nam tiếp tục được đào tạo trình độ trung cấp để đáp ứng nhu cầu cung cấp nhân lực cho ngành múa Việt Nam, cũng như đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa - nghệ thuật trong giai đoạn mới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh
Giáo dục 21/01/2025 06:05
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/01/2025 22:05
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục 20/01/2025 17:29
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 17/01/2025 13:32
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Giáo dục 16/01/2025 16:08
Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc
Giáo dục 16/01/2025 06:08