Cần chấn chỉnh từ hành vi đến hành lang pháp lý
Chính thức cấm xúi giục, ép người khác uống rượu bia | |
Cần tạo chuyển biến nhận thức của người dân về tác hại của rượu, bia | |
Sẽ quản lý chặt việc quảng cáo, khuyến mại, tài trợ rượu, bia |
Tệ nạn rượu, bia đang diễn ra tràn lan, khó kiểm soát |
Chỉnh đốn hành vi
Rất nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra đều bắt nguồn từ bia rượu. Do say xỉn không làm chủ được tay lái, xử lý tình huống kém, nhiều người đã gieo những án “tử” không hẹn trước cho những người tham gia giao thông khác và cả chính mình. Cần phải khẳng định, tác hại của rượu, bia trong việc bảo đảm an toàn giao thông đã được thực tế chỉ rõ qua hàng loạt các sự việc có hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên, hiện nay không ít người vẫn coi nhẹ, thờ ơ hoặc không hề quan tâm tới tác hại của rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Họ vẫn vô tư uống và sẵn sàng “leo” lên xe và lái đi, bất chấp mối nguy hiểm mà họ có thể mang lại.
Bày tỏ quan điểm về vấn đề này TS. Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giao thông vận tải Việt Đức (Trường Đại học Việt Đức) cho biết, số liệu thống kê trong số các vụ tai nạn giao thông do uống rượu bia lái xe, tỉ lệ người xe máy chiếm từ 70 - 90% số vụ. Trong đó, tỉ lệ nam giới gây ra là 80 - 90%.
Thời điểm xảy ra tai nạn liên quan đến uống rượu, bia thường diễn ra vào buổi tối thuộc khung giờ 18h - 24h. Nghiêm trọng hơn, theo quan trắc hành vi tại các nhà hàng, quán nhậu cho thấy, tỉ lệ thực khách tự điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia chiếm tỉ lệ 68% (xe máy 62%, ô tô 6%). Khoảng 40% người đi nhậu ra về trong tình trạng bị say.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc lạm dụng đồ uống có cồn đến hành vi điều khiển mô tô, xe máy tại Việt Nam được Trung tâm nghiên cứu Giao thông vận tải Việt Đức thực hiện cho thấy, tại các nhà hàng, quán nhậu cho thấy, trong số tỉ lệ thực khách tự điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia thì có đến 98% trường hợp không đội mũ bảo hiểm, 74% người điều khiển đi ngược chiều, 64% trường hợp không bật xi nhan khi điều khiển phương tiện.
TS. Vũ Anh Tuấn cho biết, những nạn nhân nghĩ mình vẫn “bình thường” đủ khả năng điều khiển xe máy ra về thì lại có tỷ lệ bị chấn thương nặng cao hơn những nạn nhân cảm thấy “không bình thường”. Nói cách khác, khi sử dụng nhiều rượu bia, bản thân những người say thường không nhận thức được là mình say.
Từ những nghiên cứu, khảo sát này TS. Vũ Anh Tuấn đề nghị cơ quan chức năng cần siết chặt sự quản lý, ngăn chặn kịp thời nguy cơ tai nạn giao thông từ người sử dụng bia rượu trước khi lái xe bằng cách đưa nồng độ cồn trong máu về mức “zero” đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, hiện nay mức này đang là 50mg/100ml máu.
Cần phải để người dân hiểu rằng sử dụng một cốc bia thôi thì khả năng gây tai nạn giao thông đã tăng 3 lần so với bình thường. Đồng quan điểm này, bà Lê Minh Châu – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội An toàn giao thông Việt Nam cũng đề nghị cần xem xét tăng cường công tác tuyền truyền đã uống rượu bia thì không lái xe. Đặc biệt, cơ quan chức năng cần siết chặt sự quản lý, ngăn chặn kịp thời nguy cơ tai nạn giao thông từ người sử dụng bia rượu trước khi lái xe.
Khai thông việc xử lý hình sự
Thực tế, pháp luật nhiều nước trên thế giới quy định hình thức xử lý nghiêm khắc đối với tài xế lái xe uống rượu bia. Chẳng hạn, pháp luật Trung Quốc quy định mức cồn trong máu từ trên 0,08%, dù chưa gây tai nạn, người vi phạm có thể bị phạt tù 3 năm và bị cấm lái xe trong 5 năm. Nếu tài xế gây thương tích nghiêm trọng hoặc làm chết người, giấy phép lái xe sẽ bị đình chỉ vĩnh viễn.
Lực lượng chức năng kiểm tra nồng độ cồn của các lái xe |
Ở Singapore, nếu lái xe có nồng độ cồn trên 0,35 mg/lít khí thở, sẽ bị phạt tiền lên đến 5.000 SGD (tương đương 3.600 USD hay 85 triệu đồng) và đối diện với 6 tháng tù giam. Nếu tái phạm lần hai, tài xế sẽ bị phạt tù từ 6 - 12 tháng và phạt tiền từ 3.000 - 10.000 SGD (từ 50 - 130 triệu đồng). Tài xế tái phạm lần ba sẽ bị phạt 30.000 SGD (510 triệu đồng) và 3 năm tù cùng tước bằng lái vĩnh viễn.
Với Hàn Quốc, luật pháp quy định rất nghiêm khắc, nồng độ cồn vượt mức 0,05 mg/lít khí thở, ngay cả không gây tai nạn thì lái xe đã bị quy vào tội hình sự, phạt tù 3 năm và 10 triệu won (khoảng 8.800 USD hay 206 triệu đồng), bằng lái sẽ bị thu hồi hoặc đình chỉ tùy thuộc vào mức độ. Ngoài ra, nếu chống lại yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn cũng bị coi là tội hình sự. Nếu không có lý do chính đáng, người lái xe không tuân thủ yêu cầu của cảnh sát sẽ bị bắt ngay lập tức.
Tại Việt Nam, hiện theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự đã có quy định xử lý hình sự đối với người uống rượu bia tham gia giao thông. Tuy nhiên, theo quy định này, thì hành vi sử dụng rượu bia chỉ được coi là tình tiết tăng nặng mà không phải là một tội danh riêng. Không những vậy, chỉ người nào sử dụng rượu bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt mức quy định và có gây ra hậu quả thì mới bị truy cứu.
Theo một số chuyên gia thì việc chỉ căn cứ vào hậu quả của hành vi sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mới có thể xử lý hình sự đã không đảm bảo tính kịp thời, không phù hợp với thực tế hiện nay và không đảm bảo tính răn đe và phòng ngừa.
Chẳng hạn, tuy Khoản 4, Điều 260 Bộ luật Hình sự cũng có quy định về hành vi có khả năng thực tế gây hậu quả cũng có thể xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, việc áp dụng điều này trong thực tiễn còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, hầu như các văn bản quy phạm hiện nay đều định hướng xử lý hành vi sử dụng rượu bia theo hướng xử lý vi phạm hành chính.
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và Nghị định 46 của Chính phủ, người điều khiển phương tiện vẫn được phép tham gia giao thông nếu trong máu có nồng độ cồn dưới 50mg/100ml máu. Khi người điều khiển có nồng độ cồn vượt quy định, thì cũng chỉ bị phạt tiền và các hình phạt bổ sung khác như: Tạm giữ phương tiện, tước bằng lái có thời hạn.
Một số ý kiến cho rằng, cần nâng mức xử phạt hành chính với hành vi sử dụng rượu, bia của Nghị định 46 như: Tăng mức phạt tiền, tăng thời gian tạm giữ phương tiện, tước bằng lái. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là biện pháp xử lý hành chính, chưa phải là biện pháp răn đe mạnh tay nhằm chấm dứt hành vi lái xe sau khi sử dụng rượu, bia.
Mới đây, Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (có hiệu lực từ 1/1/2020) trong đó có quy định nghiêm cấm hành vi sử dụng bia rượu khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Đây có thể coi là một “điểm sáng” cho các nhà làm luật sử dụng đó như một nguồn luật để điều chỉnh theo hướng “tội phạm hóa” hành vi sử dụng rượu, bia rồi điều khiển phương tiện giao thông.
Tuy nhiên, các văn bản, quy định hiện hành vẫn chưa có sự đồng bộ cho việc xử lý hành vi điều khiển phương tiện sau khi sử dụng rượu, bia theo hướng hình sự. Theo Luật sư Hoàng Văn Hướng, để xử lý hình sự đối với hành vi lái xe sau khi sử dụng rượu bia thì cần phải “nối” 3 văn bản luật với nhau, đó là Bộ luật Hình sự, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 46.
Cụ thể, Quốc hội có thể thông qua một nghị quyết hướng dẫn thi hành Khoản 4 Điều 260 Bộ luật Hình sự. Hoặc Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao có thể tổng kết thông qua thực tế xét xử để xây dựng nghị quyết hướng dẫn thi hành Khoản 4 Điều 260 Bộ luật Hình sự. Một biện pháp nữa là một Bộ hoặc một số Bộ liên quan ban hành Thông tư hoặc Thông tư liên tịch để có thể tạo ra chế tài xử lý hình sự hành vi lái xe khi có nồng độ cồn nhất định.
Trong khi các biện pháp, khung pháp lý để xử lý “ma men” dần hoàn thiện thì hơn hết, việc giáo dục, tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng để người dân hiểu và thực hiện là biện pháp quan trọng, thường xuyên. Về pháp lý, trong tình hình vi phạm còn phức tạp như hiện nay, việc sửa đổi, bổ sung, nâng cao mức xử phạt là cần thiết. Trong áp dụng pháp luật, cần đảm bảo tính thống nhất, tránh dân sự hóa các vụ án hình sự về tai nạn giao thông, khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm các vụ án do lái xe uống rượu bia gây ra nhằm tăng tính răn đe, phòng ngừa.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động
Giao thông 23/01/2025 17:08
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long
Giao thông 22/01/2025 14:14
Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết
Giao thông 22/01/2025 14:06
Những hiệu quả tích cực sau hơn 20 ngày triển khai Nghị định 168/2024
Giao thông 22/01/2025 14:03
Kiểm soát vi phạm nồng độ cồn dịp cận Tết Nguyên đán ở cửa ngõ Thủ đô
Giao thông 22/01/2025 09:41