Cán bộ là gốc của vấn đề
Trao Giải sáng tác về 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM' |
Trong diễn văn bế mạc tại Hội nghị, khi đề cập đến công tác nhân sự cho Đại hội Đảng lần thứ XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: "Với tinh thần coi cán bộ và công tác cán bộ là “cái gốc của mọi công việc”, là “nguyên nhân của mọi nguyên nhân”, là “then chốt của then chốt”, nên đối với yêu cầu xây dựng BCHTƯ khóa XII, Trung ương nhất trí việc xác định tiêu chuẩn Ủy viên BCHTƯ khóa XII phải căn cứ vào tiêu chuẩn chung của cán bộ được quy định trong các nghị quyết của Đảng".
Sau khi đưa ra các tiêu chí cho từng đồng chí ứng cử vào BCHTƯ, Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu: “Kiên quyết không để lọt vào BCHTƯ những người có một trong các khuyết điểm, như: Bản lĩnh chính trị không vững vàng, không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng, có biểu hiện cơ hội chính trị, nói và làm trái cương lĩnh, đường lối, nguyên tắc của Đảng; tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm, không dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mị dân, chuyên quyền, độc đoán, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình; để xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng, tham nhũng, tiêu cực lớn ở địa phương, đơn vị…”
Sinh thời, Bác Hồ đã dạy “Vì lợi ích 10 năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Thế nên, trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc” Người căn dặn: “Muốn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Cán bộ là những người đem đường lối, chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho nhân dân hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo lại cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đề ra chính sách cho đúng.
Thực tế là mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Chính phủ đều do cán bộ nghiên cứu đề xuất, và cũng chính do cán bộ tổ chức, hướng dẫn nhân dân thực hiện. Đường lối của Đảng đúng hay sai, tổ chức thực hiện thành hay không đều phụ thuộc vào cán bộ. Động lực của mọi cuộc cách mạng là quần chúng nhân dân, mà hạt nhân chủ yếu của nó là lực lượng cán bộ. “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, chính là quan điểm về con người vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của Cách mạng. Bác Hồ chỉ rõ, phải biết lựa chọn, đánh giá, sử dụng và đối xử đúng với cán bộ. Đảng phải nắm và phải biết rõ cán bộ.
Người cho rằng muốn nắm và biết rõ cán bộ phải thường xuyên xem xét cán bộ, nếu không sẽ là một khuyết điểm lớn. Thế nên, “Phải cân nhắc cán bộ cho đúng và phải dùng cán bộ cho khéo. Nếu người có tài mà dùng không đúng tài của họ, cũng không được việc; ngược lại nếu cân nhắc không cẩn thận không khỏi đem người chỉ nói mà không làm vào những địa vị lãnh đạo, như thế rất có hại”. Người cho rằng: “Trong thế giới cái gì cũng biến hoá, không nên đem một cái khuôn khổ nhất định mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau, quá khứ, hiện tại, và tương lai của mọi người không phải luôn giống nhau.”
Theo Người: “Xem xét cán bộ không chỉ xem ngoài mặt mà còn phải xem cả lịch sử, tất cả công việc của họ. Trước khi cân nhắc cán bộ phải nhận xét rõ ràng. Chẳng những xem xét cách viết, cách nói của họ, mà còn phải xem xét việc làm của họ có đúng với lời nói, bài viết của họ hay không? Chẳng những xem xét họ đối với ta như thế nào, ta nhận họ tốt còn phải xét số nhiều đồng chí có nhận họ tốt hay không? Phải biết ưu điểm của họ mà cũng phải biết khuyết điểm của họ. Người nhấn mạnh: “Dùng người là cả một nghệ thuật, là khâu trung tâm của công tác cán bộ.
Do đó nếu bố trí đúng sẽ phát huy mặt mạnh của cán bộ, thúc đẩy được phong trào và còn hạn chế được mặt yếu, mặt dở của họ để chọn đúng người giao đúng việc, nâng chỗ tốt, sửa chỗ xấu. Cán bộ nào cũng có mặt mạnh và mặt yếu, người có tài thường hay có tật nào đó về cá tính, về phong cách ứng xử, nếu chỉ vì hẹp hòi, định kiến với một vài khuyết tật nhỏ thì có thể sẽ bỏ phí một nhân tài. Người lãnh đạo giỏi dùng cán bộ cũng như người thợ khéo dùng gỗ vậy, phải nắm vững nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức của từng thời kỳ cách mạng, ở từng lĩnh vực khác nhau để có sự sắp xếp, điều động, điều chỉnh cán bộ cho phù hợp. Khi đã đánh giá đúng và bố trí công tác hợp lý cho cán bộ thì phải tin cậy cán bộ, mạnh dạn giao việc để cán bộ chủ động, dám làm, dám chịu trách nhiệm, chỉ có như vậy cán bộ mới mau trưởng thành”.
L.Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Tin khác
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Sự kiện 24/01/2025 10:16
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Thời sự 23/01/2025 18:59
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22