Cải tạo con đường dài 600m, 15 năm chưa xong!
Gỡ “nút thắt” cho cải tạo chung cư cũ | |
Cải tạo tập thể cũ vẫn bế tắc |
Theo tìm hiểu của PV, năm 2000 UBND TP.Hà Nội đã phê duyệt dự án mở rộng tuyến phố Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng có chiều dài toàn tuyến gần 600m, rộng 17m (7m lòng đường, 5m vỉa hè mỗi bên) nối từ nút giao Nguyễn Đình Chiểu và Tô Hiến Thành ra đường Đại Cồ Việt. Theo bản vẽ của Viện Quy hoạch xây dựng trình UBND TP Hà Nội khi đó, dự án chỉ GPMB một phần diện tích của các hộ dân dọc tuyến.
Tuy nhiên, đến năm 2011, UBND thành phố chính thức ban hành quyết định số 5628/QĐ-UBND ngày 01/12 phê duyệt dự án này và công bố bản thiết kế sơ đồ dự án GPMB thì người dân giật mình khi thấy hầu hết các hộ dọc tuyến đường có nguy cơ bị giải tỏa hết hoặc gần hết. Ngày 27/02/2013, UBND Thành phố tiếp tục ban hành quyết định số 1862/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh dự án.
Theo đó, 370/600 mét của toàn tuyến được điều chỉnh, như vậy sẽ có 160 hộ thuộc diện phải GPMB, ít hơn con số 280 hộ trước đó. Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Anh, đại diện người dân tổ dân phố Vân Hồ 2 – Vân Hồ 3 cho biết, phương án này không nhận được sự đồng thuận của người dân trong khu vực, vì hầu hết các hộ dân dọc tuyến sẽ bị giải tỏa hoặc giải tỏa gần hết trong khi chỉ cần dự án có thể điều chỉnh về phía công viên khoảng vài mét sẽ hạn chế tối đa việc chạm vào nhà dân.
Với phương án này, tổng mức đầu tư của dự án là khoảng 257 tỷ đồng, trong khi chi phí làm đường chỉ 21 tỷ đồng. Nguy cơ lãng phí ngân sách thể hiện rõ, bởi chỉ cần mở đường theo phía công viên Thống Nhất sẽ hài hòa được lợi ích của người dân và cả của thành phố, người dân không mất nhà, thành phố không phải tốn hàm trăm tỷ GPMB.
Dự án mở rộng đường Nguyễn Đình Chiểu đã được thành phố phê duyệt từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa tiến hành triển khai. |
Căn cứ vào kiến nghị của người dân, ngày 29/8/2013 Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đã đề xuất 2 phương án điều chỉnh chỉ giới đường đỏ tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu. Theo đó, phương án 1: quy mô mặt cắt ngang 17m, hạn chế GPMB các công trình phía Đông của tuyến đường do chỉ giới đường đỏ tuyến đường chủ yếu trùng với mặt nhà hiện có, cắt một phần vào đất Công viên Thống Nhất. Phương án 2: Quy mô mặt cắt ngang tuyến 13m, không cắt vào đất công viên Thống Nhất.
Trao đổi với PV, bà Hoàng Thanh Thủy, Chủ tịch UBND phường Lê Đại Hành cho biết, phường đã nhiều lần làm việc với UBND quận Hai Bà Trưng và Ban QLDA chỉnh trang đô thị. Và mới đây, tại văn bản số 130/TB-VP ngày 30/6/2014 của Văn phòng UBND TP thông báo kết luận của đồng chí Nguyễn Thế Thảo – Chủ tịch UBND thành phố nêu rõ: Thống nhất về chủ trương việc điều chỉnh chỉ giới đường đỏ của đoạn tuyến theo phương án 1 Sở Quy hoạch Kiến trúc báo cáo với mặt cắt ngang tuyến 17m và điều chỉnh về phía tây (phía công viên Thống Nhất).
Qua đó, giao Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội điều chỉnh hồ sơ chỉ giới đường đỏ của dự án. Sau khi điều chỉnh, phương án mới sẽ được chuyển sang Sở Quy hoạch Kiến trúc thẩm định lại. Còn theo đại diện BQL Dự án chỉnh trang đô thị, dự án mở rộng đường Nguyễn Đình Chiểu khác với các dự án khác. Khi có đề xuất điều chỉnh hồ sơ đường chỉ giới đỏ, BQL DA phải tiến hành thu thập ý kiến của người dân, sau khi có ý kiến đồng thuận của người dân thì mới tiếp tục triển khai dự án, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến dự án chậm tiến độ.
Như vậy, tính từ thời điểm thành phố lựa chọn phương án điều chỉnh chỉ giới đỏ tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu kéo dài, đã gần 1 năm nhưng dự án vẫn án binh bất động trong khi người dân thì vẫn mòn mỏi ngóng chờ. Cũng theo ông Quốc Anh, sau khi có thông báo của UBND thành phố về việc điều chỉnh quy hoạch, các hộ dân đều đã nhất trí, thông suốt, sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để thành phố làm theo quy hoạch.
Thế nhưng từ thời điểm được thông báo đến nay, vẫn không thấy tổ chức thực hiện dự án. Trong khi chờ các cơ quan chức năng làm rõ và triển khai dự án, đến thời điểm hiện tại do không được nâng cấp sửa chữa thường xuyên nên tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu kéo dài (đoạn qua Vân Hồ 2) đã xuống cấp.
Ngoài ra, từ năm 2000 đến nay đã là 15 năm, cư dân trong khu vực thường xuyên phải sống trong tình trạng nhà cửa xuống cấp, bán không được, sửa không sửa được, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người dân. Sau nhiều lần điều chỉnh khiến dự án bị kéo dài, nguyện vọng của cư dân trong khu vực là mong các cơ quan chức năng sớm quyết định và công bố thời gian triển khai dự án để người dân yên tâm ổn định cuộc sống.
Tuấn Trần
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
Quận Hoàn Kiếm: Bảo đảm an ninh trật tự đêm Giao thừa
Trật tự đô thị 29/01/2025 01:45
Công an Hà Nội ứng trực 100% lực lượng phục vụ nhân dân đón Tết bình yên
Trật tự đô thị 28/01/2025 10:35
Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội
Trật tự đô thị 29/12/2024 17:45
Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm
Trật tự đô thị 28/12/2024 16:12
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ
Trật tự đô thị 25/12/2024 19:31
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh
Trật tự đô thị 25/12/2024 09:49
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Trật tự đô thị 24/12/2024 08:30
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33