--> -->

Cải tạo chung cư cũ xin đừng đến rồi đi!

Việc thành phố Hà Nội tiếp tục kêu gọi, tìm nhà đầu tư có nhu cầu tham gia lập ý tưởng quy hoạch khu thập thể Nam Thành Công lần nữa làm nóng lại câu chuyện về cải tạo chung cư cũ. Câu hỏi đặt ra vì  sao các nhà đầu tư cứ lần lượt đến tìm hiểu rồi lần lượt một đi không trở lại…?
cai tao chung cu cu xin dung den roi di Hà Nội: Tiếp tục kêu gọi nhà đầu tư dự án lập quy hoạch khu tập thể Nam Thành Công
cai tao chung cu cu xin dung den roi di Khi các tập đoàn lớn tham gia cải tạo chung cư cũ
cai tao chung cu cu xin dung den roi di Nút thắt trong cải tạo chung cư cũ
cai tao chung cu cu xin dung den roi di
Người dân vẫn “bám trụ” tại tòa nhà G6A Thành Công nơi được đánh giá là những chung cư cũ nguy hiểm nhất của Hà Nội.

Sống chung với nguy hiểm

Được đưa vào khai thác, sử dụng từ năm 1987, tòa G6A, gồm 5 tầng, có 3 đơn nguyên, hiện nay hai đơn nguyên 1 và 2 được đánh giá có mức độ nguy hiểm cấp D, đơn nguyên 3 mức độ nguy hiểm cấp C. Cũng trong năm đó, UBND phường Thành Công đã có phương án di dời dân đến nhà tạm cư nhưng với nhiều lí do, vẫn còn nhiều hộ dân cố bám trụ, quyết không dời đi.

Lý giải cho nguyên nhân này, nhiều hộ dân cho biết, một trong những lí do họ chưa chuyển đi là vì chưa tin tưởng vào kết quả khảo sát, kiểm định và đánh giá chất lượng khu nhà này. Thậm chí còn so sánh với cấp độ “C”cùa khu tập thể E4, E6 Thành Công khi đang được gia cố bằng khung thép. Nói như vậy để thấy, chưa bàn đến những lợi ích tương lai, câu chuyện cải tạo chung cư cũ, đang có nhiều “vướng mắc” ngay từ chính những người dân đang sinh sống trong khu vực.

Câu chuyện “vướng mắc” không diễn ra riêng tại khu tập thể G6A Thành Công. Kết quả khảo sát của các đơn vị tư vấn cũng cho thấy nhiều “vấn đề”. Trong tổng số 3436 căn hộ, 16088 người dân khu tập thể Thành Công chỉ có 94% hộ dân ủng hộ dự án; 91% đề nghị tái định cư tại chỗ; 85% hộ dân muốn tăng diện tích căn hộ sau cải tạo; mong muốn diện tích 50-100m2: 25%; diện tích trên 100m2: 75%. 80% người dân muốn có siêu thị tại nơi ở. Điều đáng lưu ý: Các hộ tầng 1 không kê khai phiếu khảo sát!

Theo kết quả khảo sát của Công ty CP Tập đoàn T&T tại khu tập thể Đại học Thủy Lợi, tỷ lệ ủng hộ với chủ trương cải tạo chung cư cũ đạt 75%; số không đồng thuận chiếm 25%. Với các hộ dân đang sống tại nhà liền kề chung cư cũ: 20% đồng ý cải tạo và 80% không đồng ý cải tạo. Nhu cầu tái định cư tại chỗ: 93,3% các hộ đang sống tại nhà chung cư trả lời có mong muốn; nhu cầu mua thêm diện tích: 52,1%. Khảo sát của Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC tại tập thể C86 Kim Mã Thượng: 88,4% người dân đồng ý với chủ trương xây mới ; 70,67% người dân muốn mua thêm diện tích…

Cần cú hích

Công tác cải tạo xây dựng lại chung cư cũ nhằm nâng cao điều kiện sống của người dân, tạo bộ mặt kiến trúc đô thị là việc làm cấp thiết, tuy nhiên đến nay trên toàn TP mới hoàn thành xây dựng lại 14 nhà chung cư cũ theo hai mô hình đầu tư là sử dụng nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn xã hội hóa. Chủ yếu đây mới chỉ là những tòa chung cư đơn lẻ, nằm ở các vị trí “đắc địa” như nhà B7, B10 Khu tập thể Kim Liên (nguồn vốn ngân sách); nhà I1, I2, I3 Thái Hà, 187 Tây Sơn, P3 Phương Liệt, B4, B14 Kim Liên, A6, C7, D2 Giảng Võ (nguồn vốn xã hội hóa).

Hiện nay, Hà Nội đã có các khu tập thể đã, đang triển khai lập quy hoạch gồm: Khu tập thể Nguyễn Công Trứ đã được UBND thành phố phê duyệt quy hoạch chi tiết và đã giao Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển nhà số 7 làm chủ đầu tư; Khu tập thể 3 tầng phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông đã được Sở Quy hoạch - Kiến trúc chấp thuận tổng mặt bằng và phương án kiến trúc công trình (sau khi đã báo cáo UBND thành phố ý tưởng lần 1) và các khu tập thể Hào Nam, Quỳnh Mai và Nghĩa Tân đang được triển khai theo Nhiệm vụ quy hoạch đã được phê duyệt, hiện đồ án quy hoạch đã cơ bản hoàn chỉnh.

Rút kinh nghiệm từ những khó khăn, tồn tại trong việc thực hiện cải tạo xây dựng lại 14 chung cư cũ giai đoạn trước đã hoàn thành, Thành phố quyết định xây dựng đề án cải tạo, xây dựng lại các khu nhà ở chung cư cũ trên địa bàn theo hướng triển khai lập quy hoạch tổng thể cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ. UBND thành phố Hà Nội đã giao 19 nhà đầu tư tự bỏ kinh phí, triển khai nghiên cứu lập ý tưởng quy hoạch cải tạo, xây dựng lại 30 khu chung cư cũ trên địa bàn.

Đến nay, về cơ bản có hai phương án chính được đề xuất là xây dựng đúng tầng cao và chỉ tiêu dân số theo quy hoạch và điều chỉnh chiều cao, chỉ tiêu để bảo đảm cân đối tài chính dự án. Điều đáng nói là hiện cả hai phương án đến nay đều không đáp ứng được yêu cầu. Phương án một không đáp ứng được yêu cầu tài chính, còn phương án hai lại ảnh hưởng đến quy hoạch và tạo thêm áp lực về hạ tầng xã hội, giao thông cho khu vực nội đô. Nhiều chuyên gia cho rằng, công tác cải tạo chung cư cũ theo phương án xây dựng tổng thể toàn khu bằng phương thức huy động nguồn lực xã hội hóa có thể coi là chủ trương đúng đắn. Song, để thực hiện lại là thách thức lớn do còn vướng mắc về cơ chế, quy hoạch.

Theo Phó Giám đốc Sở QH-KT Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh, ưu điểm thấy rõ của hình thức xây dựng, cải tạo theo từng khu góp phần đảm bảo đồng bộ giữa các công trình nhà ở và công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại dự án theo quy hoạch được duyệt. Tuy nhiên, qua việc thực hiện dự án này vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ.

Nhất trí với tính cấp bách của công tác cải tạo chung cư cũ, PGS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Hùng - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cho rằng, việc quan trọng nhất là phải đảm bảo lợi ích 3 bên nhà nước, người dân, và doanh nghiệp. Trước mắt, thành phố cần xây dựng một bộ khung cơ bản từ hệ số đền bù k, hệ số nhà đất… sau đó có thể tùy từng dự án để có sự điều chỉnh phù hợp. “Doanh nghiệp là đơn vị làm kinh tế, các quy hoạch của doanh nghiệp không phải là sai, nhưng chắc chắn sẽ ưu tiên mục đích kinh tế của mình.

Thành phố nên chủ động trong công tác lập quy hoạch, thậm chí có thể chủ động “thuê” tư vấn nước ngoài hỗ trợ lập quy hoạch, từ đó tiến hành đấu giá các lô đất phù hợp. Việc làm này sẽ do thị trường điều tiết, cứ nhìn lại sự chênh lệch giữa giá trị đền bù với giá trị thị trường của lô đất sẽ thấy rõ” - PGS. TS Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

Có thể nói, thành phố Hà Nội có rất nhiều quyết tâm trong công tác cải tạo chung cư cũ, nhiều kế hoạch với những cột mốc quan trọng đã được đưa ra, nhiều doanh nghiệp cũng được trải thảm đỏ kêu gọi… thế nhưng về mặt tổng thể công tác cải tạo chung cư cũ dường như vẫn “dậm chân” tại chỗ. Để tháo gỡ “nút thắt” này, nhiều chuyên gia đề nghị thành phố nên có cơ chế chính sách đặc thù cho những nhà đầu tư vào cải tạo chung cư cũ. Mặt khác, thành phố cũng cần tăng cường tuyên truyền để các hộ dân cần thay đổi tư duy, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc với thành phố và doanh nghiệp trong việc cải thiện điều kiện sống của chính gia đình mình…!

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân hài lòng trong ngày đầu tiên đến làm việc tại trụ sở Công an phường, xã

Người dân hài lòng trong ngày đầu tiên đến làm việc tại trụ sở Công an phường, xã

Người dân hài lòng trong ngày đầu tiên đến làm việc tại trụ sở công an phường, xã
Ngày đầu Hà Nội triển khai mô hình chính quyền 2 cấp: Mọi việc diễn ra thông suốt, người dân rất hài lòng

Ngày đầu Hà Nội triển khai mô hình chính quyền 2 cấp: Mọi việc diễn ra thông suốt, người dân rất hài lòng

Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, 126 xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền 2 cấp. Theo ghi nhận, cán bộ tại các xã, phường làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, công việc thông suốt; người dân, doanh nghiệp đến làm thủ tục đều cảm nhận khí thế mới và rất hài lòng.
Ông Trần Anh Tuấn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Ông Trần Anh Tuấn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.
Vé liên thông hệ thống vận tải hành khách công cộng cao nhất hơn 5,6 triệu đồng

Vé liên thông hệ thống vận tải hành khách công cộng cao nhất hơn 5,6 triệu đồng

Theo dự kiến, tại Hà Nội, vé đa phương thức liên thông bằng xe buýt và đường sắt đô thị 12 tháng là 2.820.000 đồng với trường hợp ưu tiên và 5.640.000 đồng với trường hợp không ưu tiên.
Chính thức vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Chính thức vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Ngày 1/7 cùng với các địa phương của cả nước, chính quyền 2 cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mới chính thức vận hành, đi vào hoạt động phục vụ người dân và doanh nghiệp. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô.
Hà Nội: Tổ chức 12 kỳ sát hạch GPLX trong 1 tuần, gần 1.300 thí sinh dự thi

Hà Nội: Tổ chức 12 kỳ sát hạch GPLX trong 1 tuần, gần 1.300 thí sinh dự thi

Trong tuần cuối tháng 6/2025, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã phối hợp tổ chức 12 kỳ sát hạch cấp Giấy phép lái xe (GPLX) cho gần 1.300 thí sinh trên địa bàn. Công tác sát hạch được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo khách quan, công bằng và an toàn, góp phần nâng cao chất lượng cấp GPLX và an toàn giao thông.
Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Sáng 1/7, tại tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2025). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu.

Tin khác

Điều tra nguyên nhân vụ cháy siêu thị Điện máy Xanh tại Đồng Nai

Điều tra nguyên nhân vụ cháy siêu thị Điện máy Xanh tại Đồng Nai

Bước đầu, lực lượng chức năng ghi nhận vụ hoả hoạn không gây thiệt hại về người. Tuy nhiên, nhiều hàng hóa, thiết bị điện tử và tài sản bên trong siêu thị đã bị thiêu rụi, thiệt hại hàng tỷ đồng.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa bão

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa bão

Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) - Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang tăng cường các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, ứng phó nguy cơ mưa lớn, chủ động phòng, chống thiên tai.
Hà Nội: Nhiều kho xưởng vẫn tồn tại trong khu đô thị nằm trong diện bị thu hồi

Hà Nội: Nhiều kho xưởng vẫn tồn tại trong khu đô thị nằm trong diện bị thu hồi

Thay vì xuất hiện những công trình nhà ở, vườn hoa, cây xanh, hồ điều hoà... như quy hoạch của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội thì từ lâu Dự án Khu đô thị Vibex (nằm trên địa bàn các phường Đông Ngạc, Thuỵ Phương và Đức Thắng thuộc quận Bắc Từ Liêm) lại xuất hiện hàng chục nhà kho, bên trong chứa nhiều loại hàng hoá.
Giữ “chất” Hà Nội trong quy hoạch phát triển Thủ đô

Giữ “chất” Hà Nội trong quy hoạch phát triển Thủ đô

Quy hoạch luôn được coi là cốt lõi của mọi vấn đề trong phát triển đô thị. Nếu quy hoạch tốt, có tầm nhìn xa, sẽ tạo nên một đô thị hiện đại, không chắp vá. Hà Nội - một đô thị đặc biệt với bề dày văn hóa và lịch sử, không chỉ là Thủ đô của cả nước mà còn đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế lân cận. Vì vậy, trong quy hoạch phát triển Thủ đô, điều quan trọng là phải giữ được “chất” Hà Nội, bản sắc riêng có và tinh thần văn hóa ngàn năm, để vừa phát triển, vừa gìn giữ những giá trị cốt lõi của mảnh đất này.
Chuẩn bị giao đất dịch vụ cho 697 trường hợp tại hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm

Chuẩn bị giao đất dịch vụ cho 697 trường hợp tại hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm

Ngày 16/6, quận Bắc Từ Liêm khai mạc Kỳ họp thứ 22 Hội đồng nhân dân (HĐND) quận nhiệm kỳ 2021 - 2026 để thảo luận, đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn quận 6 tháng đầu năm 2025.
UBNDTP. Hà Nội: Xử lý vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng từ phản ánh của Lao động Thủ đô và các cơ quan báo chí

UBNDTP. Hà Nội: Xử lý vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng từ phản ánh của Lao động Thủ đô và các cơ quan báo chí

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa có Công văn chỉ đạo Công an kiểm tra, xử lý thông tin báo đài và các kênh thông tin khác phản ánh vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng.
Hà Nội: Quyết liệt xử lý công trình sai phạm, ao hồ bị san lấp trái phép

Hà Nội: Quyết liệt xử lý công trình sai phạm, ao hồ bị san lấp trái phép

Tình trạng vi phạm đất đai, trật tự xây dựng tại Hà Nội đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là việc xây dựng công trình trên đất nông nghiệp, lấn chiếm ao hồ, san lấp trái phép. Trước thực trạng này, chính quyền thành phố đang tăng cường chỉ đạo, triển khai nhiều biện pháp quyết liệt, gắn trách nhiệm người đứng đầu, và áp dụng các quy định pháp luật nghiêm khắc nhằm lập lại kỷ cương, trật tự trong quản lý đất đai và xây dựng.
Đẩy mạnh tái thiết đô thị, nâng cao chất lượng sống

Đẩy mạnh tái thiết đô thị, nâng cao chất lượng sống

Những năm qua, công tác chỉnh trang, tái thiết đô thị luôn được Thành phố Hà Nội quan tâm triển khai với nhiều chính sách và giải pháp. Nhiệm vụ này càng bài bản hơn khi được gắn với Chương trình 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội qua đó đã đạt được những kết quả và sản phẩm cụ thể, đóng góp quan trọng vào xây dựng và phát triển Thủ đô theo hướng bền vững, văn minh, hiện đại, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng và Nghị quyết lần thứ 17 Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội.
Đề xuất UBND cấp xã được cấp giấy phép xây dựng

Đề xuất UBND cấp xã được cấp giấy phép xây dựng

Theo quy định hiện hành, Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã không có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng (GPXD) tuy nhiên khi thực hiện tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp sẽ không còn cấp huyện, nên cần phải nghiên cứu để phân cấp nhiệm vụ này về cho cấp xã.
Đề xuất bỏ thủ tục cấp phép xây dựng tại các khu vực đã phê duyệt thiết kế đô thị

Đề xuất bỏ thủ tục cấp phép xây dựng tại các khu vực đã phê duyệt thiết kế đô thị

Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi các cơ quan đơn vị thuộc Bộ nghiên cứu, đề xuất sửa văn bản quy phạm pháp luật nhằm cắt giảm thủ tục cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hoặc các công trình thuộc khu vực đã phê duyệt thiết kế đô thị.
Xem thêm
Phiên bản di động