Cách xử trí khi bị bỏng lửa, dầu ăn và nước sôi
Hội châm cứu Thăng Long, Hà Nội: Dấu ấn một nhiệm kỳ | |
Dầu ăn có thể độc hơn mỡ lợn | |
Thu hồi dầu ăn bẩn của Đài Loan có mặt tại Việt Nam |
Cách sơ cứu bệnh nhân bị bỏng
1. Người bệnh cần ngay lập tức nhúng phần cơ thể bị bỏng (thậm chí cả người) vào nước lạnh (chậu nước, bể nước sạch, vòi nước đang chảy…).
2. Khẩn trương đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí tiếp.
3. Nếu là bỏng do nước sôi, không được cởi bỏ quần áo vì có thể dẫn tới việc lột da vùng bị bỏng và làm mức độ bỏng nặng thêm do bị thấm nhiệt qua lớp quần áo, tất… và dễ gây nhiễm trùng vết bỏng.
4. Không bôi nước mắm, vôi, kem đánh răng… lên vết bỏng vì có thể làm nhiễm trùng.
5. Không tự lột bỏ da trên vùng bị bỏng do có thể gây nhiễm trùng tại chỗ dẫn tới nhiễm trùng toàn thân.
Người bệnh cần ngay lập tức nhúng phần cơ thể bị bỏng (thậm chí cả người) vào nước lạnh (chậu nước, bể nước sạch, vòi nước đang chảy…). |
Phân loại các cấp độ bỏng
Cấp độ 1: Bỏng bề mặt
Đây là cấp độ nhẹ nhất, khi bị bỏng thường có dấu hiệu da bỏng rát, đỏ giống như bị cháy nắng sau một vài hôm vết thương sẽ lành và không để lại sẹo.
Cấp độ 2: Bỏng một phần da
Ở cấp độ này lớp biểu bì và một phần lớp chân bì bị tổn thương, các túi nước phỏng được hình thành. Nếu túi nước này bị vỡ, nó sẽ gây ra đau rát cho vùng da bị tổn thương. |
Ở cấp độ này lớp biểu bì và một phần lớp chân bì bị tổn thương, các túi nước phỏng được hình thành. Nếu túi nước này bị vỡ, nó sẽ gây ra đau rát cho vùng da bị tổn thương. Vết bỏng sẽ lành lại và không để lại sẹo sau 1- 4 ngày nếu không bị nhiễm trùng. Ngược lại, nếu vết bỏng bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, lớp da dưới bị phá hủy sẽ làm cho vết bỏng nặng hơn, chuyển thành bỏng ở cấp độ 3.
Cấp độ 3: Bỏng độ III
Vết bỏng ở cấp độ này ở mức cực kì nghiêm trọng. Toàn bộ lớp da dưới biểu bì đều bị tổn thương. Vết bỏng thay vì có màu đỏ nó đã chuyển sang tái nhợt hoặc xám lại, khô cứng. Ở mức độ bỏng này cần đưa ngay nạn nhân tới bệnh viện để các bác sĩ kịp thời cấp cứu để tránh những tổn thương nghiêm trọng hơn.
Lưu ý:
- Không được dùng nước đá để làm mát vết bỏng.
- Không được sờ mó vào vết bỏng để tránh nhiễm khuẩn làm cho vết bỏng nặng hơn.
Sơ cứu khi bị bỏng không khó, tuy nhiên nếu sơ cứu không đúng cách sẽ làm cho vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của nạn nhân. Do vậy, cần trang bị những kiến thức về cách sơ cứu bệnh nhân khi bị bỏng hiệu quả để có cách xử trí hợp lí và đúng đắn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47