Các trường xưng danh quốc tế tại Hà Nội: Nhiều trường tự bỏ mác quốc tế
Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, an toàn trường học, dịch vụ đưa đón học sinh | |
Hà Nội: Hàng loạt trường học siết chặt quy trình quản lý, đưa đón học sinh |
Vội vàng bỏ “mác” quốc tế
Ở các cơ sở giáo dục, danh xưng “quốc tế” đã xuất hiện từ khá lâu và đặc biệt thông dụng tại các thành phố lớn. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế bởi, trong bối cảnh kinh tế phát triển, có rất nhiều gia đình có điều kiện khá giả đã gửi con em ra nước ngoài để học tập phổ thông nhằm thụ hưởng nền giáo dục tiên tiến của các nước phát triển. Điều này không chỉ tốn kém về tài chính mà còn khó khăn cho việc chăm sóc học sinh. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư đã thành lập và xây dựng các cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn nước ngoài để phục vụ học sinh là con em của các gia đình có điều kiện.
Trên trang chủ website của Trường Gateway, tên trường được đổi từ "Trường PTLC quốc tế Gateway" sang "Trường Tiểu học & THCS Gateway" sau khi xảy ra sự việc ngày 6/8. Ảnh chụp màn hình |
Tuy nhiên, sau sự việc một bé trai 6 tuổi (học sinh lớp 1, Trường Gateway) tử vong trên xe ô tô đưa đón học sinh, dư luận mới giật mình về sự thật giả của các trường quốc tế. Trao đổi về vấn đề này, theo ông Phạm Ngọc Anh - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Cầu Giấy, trên địa bàn quận chỉ có các trường có yếu tố nước ngoài như: Góp vốn, lao động là người nước ngoài… chứ không có trường nào mang tên gọi là “trường quốc tế”. Việc có thêm chữ quốc tế - International trong tên trường chỉ là cách để nhà trường tự đặt để thu hút thêm học sinh.
Theo khảo sát của PV, đến thời điểm hiện tại, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tự gỡ bỏ mác “quốc tế”. Tiêu biểu như Trường Gateway, trên website của mình, thay vì tên gọi Trường PTLC (Phổ thông liên cấp) Quốc tế Gateway như trước đây, trường này đã chuyển sang tên Trường Tiểu học & THCS Gateway. Tuy nhiên, logo tên tiếng Anh vẫn giữ nguyên là Gateway International School. Đáng chú ý, nội dung về chương trình học và tuyển sinh trên website của trường không còn tồn tại. Các trường như: Trường Quốc tế Việt - Hàn Montessori (quận Hà Đông), Mầm non Quốc tế IQ và Tiểu học Quốc tế IQ (quận Hà Đông), Trường Quốc tế Alaska (quận Cầu Giấy), Trường Quốc tế Global (quận Cầu Giấy)… cũng đã tự gỡ bỏ danh xưng “quốc tế” của mình.
Không có quy định trường quốc tế và bỏ cũng phải đúng luật
Trao đổi bên lề Hội nghị tổng kết năm học 2018 - 2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Lê Ngọc Quang cho biết, hiện nay, toàn thành phố Hà Nội có 11 trường có thể gọi là “quốc tế” theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Các trường thêm chữ “quốc tế” trong tên trường chỉ có yếu tố nước ngoài, không phải trường quốc tế. Thời gian tới, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ công bố danh sách các trường có thể được gọi là quốc tế và trường có yếu tố nước ngoài để phụ huynh, học sinh biết, từ đó có cơ sở lựa chọn. Đối với những trường có sai phạm, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ kiểm tra và xử lý theo đúng quy định. |
Trao đổi bên lề Hội nghị tổng kết năm học 2018 - 2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Lê Ngọc Quang cho biết, hiện nay, toàn thành phố Hà Nội có 11 trường có thể gọi là “quốc tế” theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Các trường thêm chữ “quốc tế” trong tên trường chỉ có yếu tố nước ngoài, không phải trường quốc tế. Thời gian tới, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ công bố danh sách các trường có thể được gọi là quốc tế và trường có yếu tố nước ngoài để phụ huynh, học sinh biết, từ đó có cơ sở lựa chọn.
Đối với những trường có sai phạm, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ kiểm tra và xử lý theo đúng quy định. Bên cạnh đó, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cũng cho biết, tên gọi của trường quốc tế phải đúng theo quy định của luật. Nếu trong quyết định thành lập không có chữ “quốc tế”, trường tự đưa vào để mạo danh, thu hút học sinh là sai phạm. Cùng quan điểm này, ông Phạm Quang Hưng (Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ GD&ĐT) cũng khẳng định, trường tự gán mác quốc tế là không đúng so với quy định. Cụ thể, ngay trong Khoản 1 Điều 48 Luật Giáo dục 2005 quy định hệ thống giáo dục quốc dân có 3 loại hình trường gồm công lập, tư thục và dân lập (trong Luật Giáo dục 2019, loại hình dân lập chỉ áp dụng cho cơ sở mầm non). Như vậy, theo quy định hiện hành, pháp luật chỉ quy định 3 loại hình trường nêu trên.
Việc đặt tên các trường được quy định rõ trong Điều lệ trường của các cấp học và Nghị định 86/2018/NĐ-CP. Cụ thể, việc đặt tên trường được thực hiện theo quy định sau: Tên trường phải bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự trường, cấp học hoặc trình độ đào tạo và tên riêng, không vi phạm thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Khi xem xét hồ sơ thành lập trường, tùy theo cấp học, UBND cấp có thẩm quyền (theo phân cấp quản lý tương ứng), căn cứ hồ sơ và đề nghị của cơ sở giáo dục để ra quyết định theo quy định. Nếu tên trường trong quyết định cho phép thành lập không có chữ “quốc tế” mà trường tự thêm vào là trường đã thực hiện sai quy định.
Khách quan nhìn nhận, tên gọi của nhà trường chưa nói lên tất cả. Nói cách khác, phụ huynh khi lựa chọn trường cho con em cần xem xét đầy đủ thông tin như chương trình giáo dục và ngôn ngữ giảng dạy, giáo viên, cơ sở vật chất, học sinh, vốn đầu tư, mô hình quản trị… thông qua nhiều kênh khác nhau. Theo quy định (Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT), các thông tin liên quan nhà trường phải được công khai để người dân được biết.
Về trách nhiệm quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát các trường tự “gắn mác” quốc tế, theo ông Phạm Quang Hưng, Nghị định 127/2018/NĐ-CP đã quy định việc phân cấp quản lý Nhà nước trong giáo dục từ trung ương đến địa phương. Tùy từng trường hợp cụ thể, căn cứ từng cấp học hoặc trình độ đào tạo, quyết định cho phép thành lập, để xác định thẩm quyền kiểm tra, giám sát và trách nhiệm quản lý của địa phương hoặc cơ quan quản lý cấp trên.
Những năm gần đây với chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục của Chính phủ, sự tham gia của các tổ chức, cá nhân vào hoạt động giáo dục đã có nhiều đóng góp trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu hội nhập, giảm bớt gánh nặng ngân sách Nhà nước, đáp ứng một phần nhu cầu khác nhau của xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế, một số hiện tượng vi phạm các quy định pháp luật. Để giải quyết hiện tượng này, gần đây Bộ GD&ĐT đã đẩy mạnh, tăng cường đôn đốc, chỉ đạo, phối hợp các địa phương rà soát, kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm (nếu có). Từ kết quả rà soát, Bộ cho biết sẽ xem xét để hoàn thiện hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan.
P.T
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Giáo dục 24/01/2025 15:12
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12