Bước tiến mới trong cải cách tư pháp
Cần thêm vốn cho chương trình giải quyết việc làm | |
Doanh nghiệp “khóc dở” vì không được chuyển lãi từ kinh doanh bất động sản |
Gỡ nút thắt từ giai đoạn điều tra?
Theo Điều 83, Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố khi được nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp có quyền: Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; có mặt khi lấy lời khai người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và nếu được điều tra viên hoặc kiểm sát viên đồng ý thì được hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; có mặt khi đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Sau mỗi lần lấy lời khai của người có thẩm quyền kết thúc thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố còn có quyền hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.
Quy định mới sẽ nâng cao vai trò của luật sư. Ảnh minh họa. |
Quy định về nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố như sau: Sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án; giúp người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố về pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Nhiều luật sư cho rằng, quy định như trên thì quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tình nghi phạm tội, bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố sẽ được đảm bảo. Không những thế, quy định mới này đã góp phần cân bằng giữa hoạt động buộc tội và gỡ tội, tạo điều kiện hoàn thiện hoạt động tố tụng hình sự, hạn chế oan sai và đảm bảo công lý được thực thi. Nếu áp dụng theo đúng quy định tại Điều 83 BLTTHS - 2015 và các cơ quan tiến hành tố tụng không gây cản trở cho luật sư trong khi hành nghề thì có thể tin tưởng rằng quyền của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố sẽ được đảm bảo theo những gì Hiến pháp năm 2013 ghi nhận.
Sẽ hạn chế oan sai
Đội ngũ luật sư đã chờ đợi quy định này từ lâu, nên đã chuẩn bị được tinh thần, cũng như kỹ năng để tham gia bảo vệ người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Việc các luật sư cần lưu ý có lẽ là bảo vệ người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố nhưng không che giấu tội phạm, mớm cung và thực hiện tốt quy tắc đạo đức hành nghề luật sư Việt Nam trong mối quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan Nhà nước khác. |
Xung quanh quy định mới trên, theo Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội), quy định mới như trên tiếp tục là một bước tiến dài trong cải cách tư pháp, hạn chế oan sai. “Khi luật sư yêu cầu được tham gia làm việc cùng với thân chủ thì có khi cơ quan điều tra từ chối với lý do vụ án chưa khởi tố hoặc nghi can chưa bị bắt giữ, nên luật sư chưa được quyền tham gia bào chữa. Như vậy, nghi can hình sự trong giai đoạn tiền tố tụng không được luật sư bảo vệ, trong khi đó giai đoạn này cơ quan điều tra đã thực hiện nhiều hoạt động điều tra xác định dấu hiệu tội phạm như lấy lời khai, yêu cầu cung cấp tài liệu chứng cứ, giám định chữ ký, đối chất… Điều này làm thiệt thòi cho quyền được bảo vệ của người bị tình nghi phạm tội, bởi lẽ có hoạt động chứng minh tội phạm thì song hành với nó luôn có hoạt động gỡ tội cho thân chủ của luật sư”, Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến nói. Vì thế, quy định tại Điều 83 mới được bổ sung, nhằm mục đích rất tích cực, cho phép luật sư tham gia ngay từ đầu vụ án chính là nhằm đảm bảo quyền lợi của bị can, bị cáo. Ngăn chặn khả năng cán bộ điều tra ép cung, mớm cung, nhục hình… dẫn đến làm oan sai cho bị can, bị cáo. Đồng thời, luật sư cũng có vai trò giám sát việc thực thi pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Đồng tình với quan điểm trên, Luật sư Ngọc Anh (Văn phòng luật sư Quốc Thái) cho rằng: Việc luật sư có mặt ngay từ đầu giai đoạn điều tra, vừa bảo vệ quyền lợi cho bị can bị cáo đồng thời cũng có lợi cho cơ quan điều tra. Bởi lẽ, chứng kiến sự khai báo của bị can, bị cáo, bảo vệ bị can, bị cáo không bị ép cung, mớm cung, nhục hình… cũng chính là khiến bị can, bị cáo không thể phản cung. Cho nên việc bổ sung Điều 83 với nội dung như trên sẽ khiến việc thực thi pháp luật cũng minh bạch hơn, hạn chế oan sai.
H.Duy – S.Hào
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”
Tin mới 19/01/2025 20:11
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy
Tin mới 18/01/2025 06:17