-->

Bùng nổ sáp nhập ngân hàng

Sự tham gia của các “ông lớn” Vietcombank, VietinBank, BIDV… sẽ giúp quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng diễn ra mạnh mẽ hơn.

Theo Ngân hàng (NH) Nhà nước, dự kiến trong năm nay, sẽ có đến 6 thương vụ sáp nhập giữa các NH thương mại, trong đó nhiều tên tuổi lớn cũng vào cuộc. Đây là một bước mạnh mẽ để tái cấu trúc ngành NH, sau thời kỳ các NH tự tìm kiếm đối tác sáp nhập.

Hết thời tự nguyện

Bên cạnh những thương vụ gần như đã chắc chắn - như: NH Phương Nam sáp nhập NH Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), NH Mê Kông (MDB) về với NH Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) - thì gần đây, giới tài chính liên tục truyền tai nhau việc nhiều NH nhỏ sẽ bị các “ông lớn” - gồm: NH Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và NH Công Thương Việt Nam (VietinBank)  - thâu tóm với sự hỗ trợ của NH Nhà nước về cơ chế, chính sách.

 Giới NH khá ngạc nhiên khi biết đối tác sẽ về “một nhà” với Vietcombank không phải là NH Xây dựng mà là NH Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) dù trước đó, Vietcombank đã ký hợp tác toàn diện với NH Xây dựng hồi tháng 8-2014, đồng thời cử người sang hỗ trợ NH này. Lãnh đạo Vietcombank phát biểu rằng đây là thời điểm và cơ hội tốt để thực hiện sáp nhập một NH khác, giúp tăng quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh…

Với BIDV và VietinBank, thông tin vẫn chưa thực sự rõ ràng nhưng nhiều người tin “chắc như bắp” rằng đối tác của BIDV chỉ có thể là NH Phát triển nhà đồng bằng sông Cửa Long (MHB); còn VietinBank có thể cùng lúc sáp nhập 2 NH TMCP nhỏ hơn là NH Đại Dương (Ocean Bank) và NH Xăng dầu Petrolimex (PGBank). Tuy nhiên, ông Lê Đức Thọ, Tổng Giám đốc VietinBank, nói với phóng viên Báo Người Lao Động rằng đến giờ, vẫn chưa có thông tin chính thức về các đối tác mà NH sẽ nhận sáp nhập.

Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2015 của Vietcombank mới đây, Thống đốc NH Nhà nước cho biết quá trình tái cơ cấu NH đã đi qua giai đoạn 1, các NH đã hết thời hạn “tự nguyện” sáp nhập hoặc tái cấu trúc. Đến lúc này, các tổ chức tín dụng lớn phải tham gia và nhận sáp nhập NH nhỏ. Thậm chí, NH Nhà nước cũng sẽ trực tiếp xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém. Đây là việc bắt buộc phải làm để giúp lành mạnh, cải thiện hệ thống NH. Ngay cả các tổ chức tín dụng khỏe mạnh, tài chính tốt cũng được khuyến khích sáp nhập để lớn mạnh hơn.

Sáp nhập kiểu nối toa tàu

TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, nhận xét ngành NH có đặc thù là không thể chấp nhận những tổ chức tín dụng yếu kém vì có thể ảnh hướng đến lòng tin của dân chúng, người gửi tiền cũng như toàn hệ thống nên Chính phủ không thể chờ đợi quá lâu. Do đó, các NH yếu kém buộc phải sáp nhập NH lớn sau một thời gian “tự nguyện” là điều dễ hiểu.

“Việc gom NH nhỏ vào NH lớn là một xu thế rất tốt để củng cố lại thanh khoản của hệ thống một cách vững chắc và áp dụng các chuẩn mực an toàn mới về quản trị, kế toán tài chính… Đây là việc mà NH Nhà nước đã có kế hoạch từ trước, được thể hiện trong đề án trình Thủ tướng chứ không bất ngờ” - TS Nghĩa cho biết.

TS Lê Xuân Nghĩa cũng cho rằng quá trình này sẽ diễn ra nhanh chóng. Bởi lẽ, trên thực tế, đây gần như là thương vụ các NH mạnh thôn tính các NH nhỏ nên không cần phải bàn bạc nhiều về phân chia quyền lực, thị phần... Thay vào đó, các cuộc sáp nhập sẽ mang tính chất như nối toa của NH yếu vào đoàn tàu của NH mạnh.

Nhìn vấn đề ở một khía cạnh khác, đại điện Công ty Chứng khoán Bảo Việt phân tích “đích ngắm” của NH Nhà nước trong việc sáp nhập NH năm nay là tập trung giải quyết dứt điểm vấn đề sở hữu chéo. Bởi lẽ, đây là yếu tố quan trọng để kiểm soát một NH cùng với thành viên HĐQT có “sân sau” trong hoạt động cấp tín dụng, góp vốn mua cổ phần.

Nhà đầu tư nước ngoài không quan tâm

Vì sao trong các thương vụ sắp diễn ra không có sự góp mặt của nhà đầu tư ngoại hoặc tổ chức tài chính nước ngoài? TS Lê Xuân Nghĩa lý giải: Khi đã sáp nhập bắt buộc thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ không quan tâm vì về bản chất, Chính phủ muốn xử lý những NH yếu kém, chứ đây không phải là những thương vụ mua bán, sáp nhập thông thường theo thị trường.

 Theo Thái Phương- Thi Thơ/NLĐ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.

Tin khác

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Chuẩn hóa 95% dữ liệu mã số thuế cá nhân với dữ liệu dân cư

Chuẩn hóa 95% dữ liệu mã số thuế cá nhân với dữ liệu dân cư

(LĐTĐ) Liên quan tới việc sử dụng thống nhất mã số thuế với số định danh cá nhân, Bộ Tài chính đã triển khai nhiều giải pháp về chia sẻ dữ liệu, truy vấn dữ liệu, tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế rà soát, chuẩn hóa thông tin mã số thuế cá nhân.
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025

(LĐTĐ) Từ tháng 2/2025, nhiều chính sách mới chính thức có hiệu lực, điển hình như: Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng; Hướng dẫn thực hiện quy định về trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra; Đối tượng đăng ký thuế...
Đầu năm mới, ngân hàng "đua" mở tài khoản số đẹp cho khách hàng

Đầu năm mới, ngân hàng "đua" mở tài khoản số đẹp cho khách hàng

(LĐTĐ) Năm nay, phong trào tìm kiếm những con số may mắn trong đầu tư tài chính lại trở nên sôi động, đặc biệt là trong các dịch vụ ngân hàng.
5 yếu tố then chốt giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

5 yếu tố then chốt giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

(LĐTĐ) Để Việt Nam nâng cao vị thế trong các chuỗi giá trị toàn cầu, vượt qua những hạn chế mới phát sinh trong nước và giảm nhẹ rủi ro trên toàn cầu, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh đến những hành động cần thực hiện. Đó là theo đuổi cách tiếp cận toàn diện, kết hợp những cải cách chính sách quan trọng có thể mở ra hướng tăng trưởng năng suất, thu hút đầu tư của khu vực tư nhân.
Năm 2025 nên đầu tư vào lĩnh vực nào để sinh lời cao?

Năm 2025 nên đầu tư vào lĩnh vực nào để sinh lời cao?

(LĐTĐ) Nhiều kênh đầu tư được đánh giá hấp dẫn trong năm 2025. Dù vậy, lựa chọn kênh hiệu quả trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam tiềm ẩn nhiều biến số vẫn là bài toán khó.
Hiệu quả kinh tế nông nghiệp từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân

Hiệu quả kinh tế nông nghiệp từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân

(LĐTĐ) Quỹ Hỗ trợ nông dân là kênh hỗ trợ vốn hiệu quả, nơi chuyển tải kịp thời các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đến các hội viên nông dân có nhu cầu vốn. Sau 15 năm thực hiện hiệu quả Quỹ, Hội Nông dân Đan Phượng đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao đời sống của nông dân, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Xuất cấp hơn 5.500 tấn gạo hỗ trợ người dân dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt

Xuất cấp hơn 5.500 tấn gạo hỗ trợ người dân dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt

(LĐTĐ) Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính) giao các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực xuất cấp hơn 5.500 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ người dân các địa phương dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và giáp hạt năm 2025.
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

(LĐTĐ) Vàng miếng SJC trong nước tăng tới 800.000 đồng/lượng. Trong khi đó vàng thế giới neo ở mức cao nhất 3 tháng.
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

(LĐTĐ) Yeah1 - nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2024 với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng 378% so với năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động