Bộ Y tế thông tin về điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở
Theo đó, Thông tư 21 quy định cụ thể nguyên tắc, căn cứ định giá dịch vụ khám chữa bệnh; quy định điều kiện và hướng dẫn việc lựa chọn áp dụng phương pháp định giá khám, chữa bệnh theo 2 phương pháp: So sánh và chi phí.
![]() |
Người dân thăm, khám sức khỏe tại Bệnh viện Bạch Mai. |
Bộ Y tế cho phép đơn vị lập phương án giá được lựa chọn 1 trong 2 phương pháp định giá. Trường hợp áp dụng được cả hai phương pháp định giá cùng lúc thì được ưu tiên lựa chọn phương pháp so sánh.
Thông tư quy định một số nguyên tắc mà các cơ sở y tế sẽ phải thực hiện khi cung cấp dịch vụ theo yêu cầu, quy định về tỷ lệ giường bệnh theo yêu cầu không quá 20% so với giường thực hiện bình quân của năm trước. Tỷ lệ thời gian các chuyên gia, bác sĩ giỏi tham gia khám, chữa bệnh yêu cầu tối đa 30%.
Về việc điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng từ ngày 1/7/2024, thay thế mức 1,8 triệu đồng trước đây, Bộ Y tế cho biết, các cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng hồ sơ phương án giá theo phương pháp chi phí: Giữ nguyên cơ cấu giá và định mức đã ban hành, chỉ điều chỉnh yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng sang mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng. Đến thời điểm hiện nay, Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám, chữa bệnh cho một số bệnh viện, gồm 5 bệnh viện hạng đặc biệt và khoảng 10 bệnh viện hạng I.
Ngoài ra, các địa phương đang khẩn trương triển khai thực hiện phê duyệt giá theo mức lương 2,34 triệu đồng cho cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn không cao hơn mức giá cao nhất của dịch vụ tương ứng do Bộ Y tế quy định.
Cấp có thẩm quyền phê duyệt giá ngày nào thì đơn vị được thực hiện thu theo mức giá mới từ ngày đó. Việc điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh vẫn nằm trong khả năng đủ cân đối của Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT).
Người khám bệnh BHYT, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách xã hội được BHYT thanh toán 100%, không bị ảnh hưởng. Các đối tượng có thẻ BHYT phải đồng chi trả ở mức 20% hoặc 5% thì phần đồng chi trả tăng thêm không nhiều và có khả năng chi trả. Bởi vì thu nhập của các đối tượng cũng được tăng theo tiền lương cơ sở. Về đối tượng chưa có thẻ BHYT (khoảng 8% dân số), Bộ Y tế cho biết, chỉ ảnh hưởng đến phần thanh toán theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Việc ban hành Thông tư 21/2024/TT-BYT là một bước đi quan trọng trong công tác cải cách y tế, giúp các cơ sở khám chữa bệnh có căn cứ pháp lý rõ ràng để xác định và phê duyệt giá dịch vụ. Đồng thời, điều chỉnh giá dịch vụ theo mức lương cơ sở mới cũng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, hướng tới một hệ thống y tế công bằng và bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027

U23 Việt Nam đối đầu Philippines tại bán kết U23 Đông Nam Á: Quyết tâm bảo vệ ngôi vương

Lưu lượng hồ thủy điện Bản Vẽ gần đạt đỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ đạo khẩn
Tin khác

Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân
Y tế 22/07/2025 18:56

Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão
Y tế 22/07/2025 10:57

Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống
Y tế 21/07/2025 20:07

Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3
Y tế 21/07/2025 18:24

Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3
Y tế 21/07/2025 15:56

Hà Nội ghi nhận thêm 26 ca sốt xuất huyết
Y tế 21/07/2025 10:49

Bộ Y tế yêu cầu sẵn sàng nhân lực, thuốc, vật tư nhằm ứng phó với bão số 3
Y tế 20/07/2025 16:29

Bộ Y tế đề nghị tập trung tối đa điều trị cho nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh
Y tế 20/07/2025 09:46

Toàn dân xã đảo Minh Châu được khám sức khỏe miễn phí
Y tế 19/07/2025 21:20

Chủ động phòng ngừa sốt xuất huyết bằng vắc xin
Y tế 19/07/2025 20:40