Bộ Y tế khuyến cáo cho trẻ uống đầy đủ vắcxin phòng bại liệt
Năm 2016 Việt Nam sản xuất vắc xin 6 trong 1 | |
An toàn trong tiêm chủng mở rộng | |
Vì sao chưa thay thế vắc xin Quinvaxem? |
Trước thông tin nước Lào láng giềng phát hiện các ca bệnh bại liệt và tình hình bệnh diễn biến phức tạp, ngày 20-11, Bộ Y tế khuyến cáo người dân đưa trẻ em trong độ tuổi đến các cơ sở y tế để uống vắcxin phòng bệnh bại liệt đầy đủ, đúng theo lịch tiêm chủng; đặc biệt là tại các tỉnh có nguy cơ cao đang triển khai chiến dịch uống bổ sung vắcxin bại liệt.
Trên phạm vi toàn quốc, lịch uống vắc xin phòng bệnh bại liệt (OVP) thường xuyên đối với trẻ dưới 1 tuổi cụ thể như sau: liều thứ nhất khi trẻ 2 tháng tuổi, liều thứ hai khi trẻ 3 tháng tuổi, liều thứ ba khi trẻ 4 tháng tuổi.
Cục Y tế dự phòng nêu rõ bệnh bại liệt là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm do virus bại liệt (Polio) gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường tiêu hóa do nhiễm virus bại liệt chủ yếu có trong nguồn nước, thực phẩm ô nhiễm từ phân của người bệnh hoặc người lành mang virus bại liệt. Bệnh có thể tiến triển nặng, đau cơ dữ dội, cổ cứng, cứng lưng, liệt mềm có thể xảy ra và dẫn tới tử vong; di chứng liệt thường không hồi phục và gây tàn tật suốt đời.
Bệnh bại liệt là bệnh đã có vắcxin phòng bệnh và Việt Nam đã đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng. Nhờ việc triển khai vắcxin bại liệt trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, Việt Nam đã được công nhận thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000 và từ đó đến nay không phát hiện trường hợp bại liệt hoang dại nào.
Hiện có 6 bệnh nguy hiểm ở trẻ em được khuyến cáo tiêm chủng phòng ngừa là bạch cầu, uốn ván, ho gà, viêm não do vi trùng HiB, viên gan B và bại liệt. Vắcxin 5 trong 1 của Tiêm chủng ở rộng Quinvaxem hiện phòng ngừa được 5 trong 6 bệnh nêu trên, trừ bại liệt. Vì vậy, nếu trẻ tiêm vắcxin này thì sẽ được bổ sung bằng liều vắcxin uống để ngừa bại liệt.
Trước tình hình nhiều nước khác vẫn còn virus bại liệt hoang dại lưu hành, để bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt, Bộ Y tế Việt Nam đã tích cực triển khai việc uống vắcxin bại liệt cho trẻ dưới 1 tuổi; đặc biệt đã tổ chức chiến dịch uống vắcxin bại liệt bổ sung cho trẻ dưới 5 tuổi tại các tỉnh có nguy cơ cao để đạt tỷ lệ bao phủ vắcxin bại liệt trên 95%.
Để phòng bệnh hiệu quả, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia thường xuyên có người đi du lịch tới các khu vực có dịch và bị ảnh hưởng bởi bệnh bại liệt cần tăng cường giám sát đối với các ca liệt mềm cấp nhằm phát hiện sớm các chủng virus mới xâm nhập.
Tất cả các du khách đến các khu vực bị ảnh hưởng bởi bệnh bại liệt cần được tiêm chủng đầy đủ. Cụ thể khách du lịch đến từ các khu vực bị nhiễm bệnh nên uống một liều bổ sung OPV hoặc vắcxin bại liệt tiêm (IPV) trong vòng 4 tuần đến 12 tháng trước khi đi du lịch.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58