Bộ Tư pháp thông tin về vấn đề bỏ cọc sau khi trúng đấu giá biển đẹp
Ngày 15/9, Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam đã tổ chức đấu giá biển số xe ô tô với 11 “biển đẹp” và tổng số tiền được khách hàng trả giá là hơn 82 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi trúng đấu giá, có 6 biển số được trả giá tiền tỷ đã không được khách hàng thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong thời gian quy định. Do đó, kết quả trúng đấu giá này đã bị hủy, 6 biển số tiếp tục được đưa ra đấu giá lại…
Bà Đặng Kim Hoa cho rằng, bản chất hoạt động đấu giá là tối đa giá trị tài sản, về nguyên tắc nếu tài sản được trả giá càng cao thì càng được coi là đấu giá thành công. Về việc đấu giá biển số xe ô tô, đã có Nghị quyết 73 của Quốc hội, trong đó đã quy định tiền đặt trước khi tham gia đấu giá bằng giá khởi điểm là 40 triệu đồng, mức tiền đặt trước cũng tương đối cao để hạn chế bỏ cọc.
![]() |
Bà Đặng Kim Hoa - Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp trả lời báo chí. Ảnh: Trần Vương |
Để hạn chế bỏ cọc, Luật Đấu giá tài sản đã có chế tài ràng buộc trách nhiệm của người tham gia đấu giá như không được nhận lại khoản tiền đặt trước hay bị truất quyền tham gia đấu giá nếu vi phạm nghĩa vụ của người tham gia, hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính…
Nghị quyết 73 của Quốc hội cũng quy định số tiền đặt trước sẽ không được hoàn trả lại nếu không nộp đủ tiền đấu giá, số tiền đặt trước này sẽ đưa vào ngân sách, còn biển số xe đã trúng đấu giá đó sẽ tiếp tục được đưa ra đấu giá. “Như vậy, pháp luật đã quy định chế tài tương đối nghiêm khắc, đầy đủ”, bà Hoa nói.
Thời gian tới, Bộ Tư pháp đang nghiên cứu sửa đổi Luật Đấu giá tài sản, sẽ trình Quốc hội cho ý kiến vào Kỳ họp tháng 10 tới. Trong đó, sẽ sửa đổi các nội dung nhằm tăng vai trò trách nhiệm của người tham gia đấu giá, người có tài sản đấu giá, và các cơ quan tổ chức liên quan để các cuộc đấu giá được tổ chức công khai, minh bạch, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.
Cũng tại cuộc họp, liên quan đến vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty Bất động sản Nhật Nam, bà Đặng Kim Hoa cho biết, ngoài tỉnh Lâm Đồng, Bộ Tư pháp đã nhận được văn bản trao đổi của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh đề nghị ngăn chặn một số giao dịch.
Cục Bổ trợ tư pháp đã có công văn đề nghị các Sở Tư pháp các địa phương chỉ đạo các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thực hiện rà soát các Cơ sở dữ liệu công chứng tại các địa phương để có phản hồi cho Cơ quan điều tra, phối hợp với Cơ quan công an để kịp thời ngăn chặn các giao dịch.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Trực thăng Trung đoàn Không quân 916 bay vào Nghệ An cứu trợ vùng lũ

Trước 31/10: Bộ Nội vụ phải sửa đổi, bổ sung xong các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp mới

“Dịu dàng màu nắng” tập 38: Bí mật phơi bày, Lan Anh sững sờ đối mặt sự thật cay đắng

Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Đại lộ tỷ đô Tây Thăng Long: Cơ hội nào cho nhà đầu tư đón sóng hạ tầng?
Tin khác

Trực thăng Trung đoàn Không quân 916 bay vào Nghệ An cứu trợ vùng lũ
Tin mới 24/07/2025 10:33

Trước 31/10: Bộ Nội vụ phải sửa đổi, bổ sung xong các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp mới
Tin mới 24/07/2025 10:12

Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
Tin mới 24/07/2025 08:40

Uống nước nhớ nguồn
Tin mới 23/07/2025 20:39

Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới
Tin mới 23/07/2025 15:52

Quân đội sẵn sàng bay cứu hộ, ứng phó khẩn cấp với mưa lũ tại Nghệ An
Tin mới 23/07/2025 15:03

Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước
Tin mới 23/07/2025 08:39

Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027
Tin mới 23/07/2025 08:36

Lưu lượng hồ thủy điện Bản Vẽ gần đạt đỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ đạo khẩn
Tin mới 23/07/2025 08:05

Nghệ An di dời hàng chục hộ dân khỏi vùng sạt lở
Tin mới 22/07/2025 16:46