-->

Bổ sung 6 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

Chiều 15/1, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.
Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để khuyến khích đổi mới sáng tạo Năm 2025, xem xét sửa Luật Báo chí, xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân

Trình bày Tờ trình đề nghị điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nêu rõ, thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Chính phủ đề nghị bổ sung 6 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

Cụ thể gồm: Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự, Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).

Theo đó, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua theo quy trình một kỳ họp tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 (tháng 2/2025) với Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), cùng thời điểm Quốc hội xem xét, thông qua Luật Tổ chức Quốc hội.

Bổ sung 6 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh. Ảnh: Quốc hội

Đồng thời, đề nghị điều chỉnh thời gian trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua đối với dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) từ Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) sang Chương trình trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 (tháng 2/2025).

Ngoài ra, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) và thông qua tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025) với các dự án: Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự; Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).

Bổ sung 6 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: Quốc hội

Qua thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật và các cơ quan của Quốc hội cơ bản tán thành với sự cần thiết điều chỉnh tiến độ 1 dự án luật, bổ sung 6 dự án luật vào Chương trình năm 2025. Các chính sách được đề xuất tại đề nghị bổ sung 6 luật cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng.

Đồng thời, cơ quan thẩm tra đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung bảo đảm thống nhất, đồng bộ với các luật có liên quan; bảo đảm nguyên tắc luật không quy định nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của các bộ, không luật hóa những vấn đề chưa ổn định do các quan hệ kinh tế - xã hội đang trong quá trình vận động, có nhiều thay đổi để bảo đảm đúng thẩm quyền, tính ổn định của luật và linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

Với đề nghị bổ sung 2 dự án Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, hồ sơ đề nghị xây dựng 2 luật đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Bổ sung 6 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Ảnh: Quốc hội

Tuy nhiên, trong năm 2025, thực hiện yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước, về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thì số lượng dự án luật cần trình Quốc hội xem xét, thông qua sẽ rất lớn.

Mặt khác, một số nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của 2 dự án luật có liên quan đến tổ chức bộ máy, thẩm quyền của một số cơ quan được sắp xếp. Do đó, đề nghị đưa 2 dự án luật này vào Chương trình cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 10 và thông qua tại Kỳ họp thứ 11.

Phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ trong việc trình các nội dung liên quan tới điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

Cơ bản nhất trí với nội dung trình, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, trong năm 2025, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến và xem xét, quyết định khối lượng rất lớn các dự án luật, do đó, đòi hỏi công tác chuẩn bị phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu về chất lượng.

Trong đó, cần lưu ý tới tính đồng bộ, thống nhất của các dự án luật trong tổng thể hệ thống pháp luật nói chung; bảo đảm nguyên tắc luật không quy định nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của các bộ;... Đồng thời, Luật khi ban hành phải ngắn gọn, có trọng tâm, chỉ tập trung sửa đổi những vẫn đề thực sự cần thiết; đảm bảo thực hiện đầy đủ việc đánh giá tác động các chính sách trong xây dựng luật;...

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, đối với dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), cần bám sát kết luận của Bộ Chính trị về định hướng đổi mới quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đối với dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), lưu ý quy định bảo đảm phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật, tránh chồng lấn với các luật khác, phù hợp với quy định của Hiến pháp...

Bổ sung 6 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Kết luận nội dung phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất điều chỉnh thời gian trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua đối với dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) từ Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) sang Chương trình trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 (tháng 2/2025).

Bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua theo quy trình một kỳ họp tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 với Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Đồng thời, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bổ sung dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 và thông qua tại Kỳ họp thứ 10 (nếu chuẩn bị tốt có thể thông qua theo quy trình 1 kỳ họp tại Kỳ họp thứ 9).

Bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, trình Quốc hội cho ý kiến và phấn đấu thông qua tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025) đối với Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự.

Tại Phiên họp, với tỷ lệ 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất thông qua Nghị quyết bổ sung 6 dự án luật và điều chỉnh thời gian trình đối với 1 dự án luật trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

Phương Thảo

Nên xem

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

Ngày 18/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025, tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024; trao chứng nhận “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” giai đoạn 2023 - 2024.
Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận Hoàn Kiếm còn 3 phường, đó là phường Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam và phường Hồng Hà.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Nhằm thiết thực chăm lo và nâng cao sức khỏe cho đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), nhân dịp Tháng Công nhân, sáng 19/4/2025, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho CNVCLĐ.
Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè

Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè

Hiện nay việc đặt phòng đi du lịch trên mạng đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Nắm bắt nhu cầu đó, các đối tượng lừa đảo đã lập các trang facebook giả mạo hoặc trang web của khách sạn để lừa nạn nhân chuyển tiền đặt cọc.
Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Theo Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó có việc lập quy hoạch, bố trí quỹ đất, đầu tư hạ tầng và hỗ trợ tài chính cho các trung tâm công nghiệp văn hóa.

Tin khác

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục làm rõ 12 nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; làm rõ các chính sách đột phá, vượt trội, riêng có của Việt Nam.
Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 02/HD-UBND tổ chức lấy ý kiến nhân dân và thông qua HĐND các cấp về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 18/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023 - 2025) đã tổ chức Họp báo về các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã

Theo Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài, Hà Nội có 526 xã, phường, thị trấn, tới đây có thể 3-4 xã, phường, thị trấn sẽ thành một đơn vị; cán bộ quận, huyện, thị xã sẽ về cấp xã tham gia hệ thống chính trị... Thành phố sẽ thực hiện trên tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, rất khẩn trương, nhưng phải ổn định và trật tự; đồng thời không để gián đoạn, ảnh hưởng đến công việc.
Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, nguồn kinh phí để chi trả cho đối tượng chịu tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy rất lớn, nên chưa đề xuất năm 2026 có điều chỉnh mức lương cơ sở cho các đối tượng có liên quan hay không.
UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao Nguyễn Huy Tiến cho biết, Nghị quyết được xây dựng nhằm thực hiện thí điểm VKSND khởi kiện vụ án dân sự công ích nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hiện nay.
Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Ngày 16/4, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) và Công ty cổ phần GeneStori thu mẫu cho các mẹ liệt sỹ, Mẹ Việt Nam Anh hùng và thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính tại 11 huyện, thành phố trên địa bàn.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11

Sáng 16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 (Khóa XIII).
Xem thêm
Phiên bản di động