“Bỏ quên” lao động di cư không chính thức?
Người lao động di cư khó tiếp cận bảo hiểm tự nguyện | |
Việt Nam - Malaysia tăng cường bảo vệ lao động di cư |
Muôn nẻo khó khăn
“Làm nghề nào cũng có cái khổ, nhưng không nghề nào khổ như những người không có nghề như bọn chị, đến cái sạp hàng nhỏ để bán cũng không có. Nay đầu chợ này, mai cuối chợ khác, rất vất vả”. Đó là tâm sự của chị Xuân, quê Hà Tĩnh lên Hà Nội bán hàng rong đã được 7 năm. Khác chị Xuân, chị Nụ làm giúp việc cho một gia đình ở Thanh Xuân, dù không phải “buôn ngược – bán xuôi” nhưng cũng “đầu tắt mặt tối” không kém. Chị Nụ không được khám sức khỏe định kỳ, nhiều khi ốm chủ cũng không ngó ngàng, phải tự đi mua thuốc uống.
Lao động di cư không chính thức là lực lượng có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế, xã hội. Ảnh minh họa. |
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, lao động di cư không chính thức phải đối mặt với những nguy cơ như tai nạn lao động, rủi ro công việc, ốm đau bệnh tật... không kể những lao động làm giúp việc còn bị nhà chủ cưỡng hiếp, đánh đập. Hầu hết trong số họ đều không được ký kết hợp đồng lao động nên đương nhiên không được tiếp cận BHXH, BHYT, không có chế độ thai sản, hưu trí... Khi xảy ra tai nạn lao động cũng không được bảo vệ và thường rơi vào thế yếu khi xảy ra tranh chấp...
Từ đó cho thấy, đời sống người lao động di cư không chính thức gặp rất nhiều khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh dịch.
Cần có chính sách mở cho lao động di cư
Luật pháp công nhận quyền di chuyển và cư trú, tuy nhiên lại chưa có chính sách đặc thù với đối tượng di cư trong nước. Cho đến nay, chưa có quy định rõ ràng cho nhóm lao động yếu thế trong luật Lao động (những người lao động không có hợp đồng lao động và những người di cư không chính thức). Hệ thống chính sách do các bộ, ngành liên quan cũng ít có những trọng tâm cụ thể vào vấn đề di cư từ nông thôn ra thành thị.
Theo thống kê của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, hiện có 37 triệu người làm việc ở khu vực phi chính thức (chiếm 71% lực lượng lao động) bao gồm nông nghiệp, lao động thời vụ, cơ sở sản xuất nhỏ, người giúp việc, bán hàng rong... Năm 2011 có khoảng 31,9 triệu người Việt Nam chưa tham gia BHYT trong số đó, có 15,7 triệu người là lao động không chính thức chưa tham gia BHYT (chiếm 26%).
Còn theo BS Nguyễn Thu Giang, Phó Viện trưởng Viện Light, lao động di cư sống trong điều kiện thiếu thốn về vật chất, lại phải làm việc với cường độ vất vả nên đây cũng là đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh do tác động ô nhiễm môi trường, do làm việc quá sức, bệnh dịch, các bệnh về đường tình dục… Bởi vậy, dịch vụ tư vấn khám, chữa bệnh hay chăm sóc sức khỏe là nhu cầu rất cần thiết đối với họ. Tuy nhiên do hạn chế về nhận thức trong chăm sóc sức khỏe cùng với điều kiện kinh tế khó khăn nhiều lao động di cư không có khả năng khám, chữa bệnh ngay cả khi biết mình mắc bệnh.
Theo thống kê của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, hiện có 37 triệu người làm việc ở khu vực phi chính thức (chiếm 71% lực lượng lao động) bao gồm nông nghiệp, lao động thời vụ, cơ sở sản xuất nhỏ, người giúp việc, bán hàng rong... Năm 2011 có khoảng 31,9 triệu người Việt Nam chưa tham gia BHYT trong số đó, có 15,7 triệu người là lao động không chính thức chưa tham gia BHYT (chiếm 26%). |
"Có tới 55,7% người được hỏi trả lời, họ không biết bất kỳ thông tin nào liên quan đến các quy định pháp luật có liên quan đến họ; 40% lao động di cư bán hàng rong và đồng nát biết rất ít (biết từ 1-2 quy định, thông tin pháp luật) và chỉ có 4,3% đã từng nghe nói đến tất cả các quy định này. Đây thực sự là hạn chế trong thực trạng tiếp cận thông tin (một trong 5 dịch vụ xã hội cơ bản) của người lao động di cư (bán hàng rong) và cũng là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu, mức độ tiếp cận ASXH nói chung của lao động di cư”, bà Giang trăn trở.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, lao động phi chính thức đã đóng góp 20% tổng GDP và thu hút 1/4 lực lượng lao động chính. Họ là những lực lượng rất quan trọng góp phần ổn định cán cân cung – cầu trong thị trường lao động. Thế nhưng, các chính sách an sinh xã hội dường như vẫn đang “bỏ quên” đối tượng này.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”
Tin mới 19/01/2025 20:11
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy
Tin mới 18/01/2025 06:17