-->

Bình Dương: Vì sao thủ tục đầu tư du lịch đường thủy nội địa vẫn "tắc"?

(LĐTĐ) Mặc dù Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương và thành phố Thuận An đã có kế hoạch và chỉ đạo thực hiện việc xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch đường thủy nội địa nhưng đến nay mọi việc vẫn "giẫm chân tại chỗ" do sự bất nhất thực hiện của các cơ quan chức năng.
Khai mạc Lễ hội hoa Tam giác mạch "Sức sống cao nguyên đá" Chùa Thầy, chốn linh thiêng ẩn mình trên núi cao Thành phố Hồ Chí Minh: Ngành Du lịch hồi sinh

Bình Dương là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch đường thủy nội địa. Tuy nhiên, lợi thế này vẫn chưa được khai thác và phát huy đúng mức do sự ách tắc, chồng chéo trong công tác quản lý của một số cơ quan, ban ngành.

Từ hiện tượng "ngâm" hồ sơ quá lâu...

Là doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực phát triển du lịch đường thủy nội địa, ông Nguyễn Viết Hùng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần du lịch Buýt đường sông Bình Dương (gọi tắt là Công ty Buýt đường sông Bình Dương) cho biết: Thực hiện Quyết định số 1733/QĐ-UBND năm 2018 và Kế hoạch số 4352/KH-UBND năm 2019 của UBND tỉnh Bình Dương về việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư bến thủy nội địa phục vụ phát triển du lịch, đầu tháng 7/2021, đơn vị này gửi hồ sơ đến UBND xã An Tây, thị xã Bến Cát xin phép xây dựng công trình tạm (hàng rào, nhà tiền chế để bảo vệ phương tiện và tài sản) nhằm mục tiêu phát triển du lịch Tây Nam Bến Cát (tuyến điểm Địa Đạo - Tam Giác Sắt - Làng Tre Phú An - Làng nghề truyền thống Tương Bình Hiệp) và được UBND xã An Tây đồng ý.

Bình Dương: Ách tắc trong đầu tư du lịch đường thủy
Tỉnh Bình Dương có nhiều con sông lớn chảy qua, nhiều di tích văn hóa lịch sử, tâm linh là lợi thế để phát triển du lịch đường thủy nội địa.

Đến đầu tháng 12/2021, đơn vị này gửi công văn và hồ sơ thiết kế bến thủy nội địa An Tây đến Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Bình Dương. Sau đó Sở GTVT tỉnh Bình Dương chủ trì họp đoàn liên ngành (Sở Tài Nguyên và Môi trường, UBND Thị xã Bến Cát, UBND xã An Tây) sau đó trực tiếp đến bến An Tây kiểm tra thực tế nhằm lấy ý kiến và thống nhất cho Công ty Buýt đường sông Bình Dương xây dựng bến bến thủy nội địa An Tây.

Tháng 2/2022, Sở GTVT tỉnh Bình Dương yêu cầu đơn vị này gửi đơn xin bổ sung quy hoạch bến thủy nội địa An Tây đến UBND Thị xã Bến Cát. Tuy nhiên từ đó đến nay mọi việc chìm vào quên lãng, không nhận được hồi âm của cơ quan chức năng.

“Với tâm huyết và sự quyết tâm chung sức phát triển du lịch tỉnh nhà, hơn 18 tháng qua chúng tôi luôn nỗ lực vượt qua khó khăn và gánh chịu thiệt hại rất lớn từ sự chậm trễ, thậm chí vô cảm của một số cơ quan ban ngành liên quan”, ông Nguyễn Viết Hùng nói.

Bình Dương: Ách tắc trong đầu tư du lịch đường thủy
Một nhánh sông Sài Gòn thơ mộng chảy qua địa bàn tỉnh Bình Dương là lợi thế để tỉnh này phát triển du lịch đường thủy nội địa nhưng hiện chưa được khai thác đúng mức.

Đáng chú ý, với Kế hoạch 4352/KH-UBND năm 2019, UBND tỉnh Bình Dương đã kêu gọi xã hội hóa đầu tư bến thủy nội địa trong đó có kế hoạch phát triển bến Đình Phú Long (thành phố Thuận An) là bến tàu khách phục vụ phát triển du lịch tâm linh, phát triển du lịch Lái Thiêu - Thuận An. Tuy nhiên kế hoạch này đang bị “giẫm chân tại chỗ”.

Cụ thể, vào năm 2019 mặc dù Chủ tịch UBND thành phố Thuận An Nguyễn Thành Tâm đã chỉ đạo thực hiện dự án bến Đình Phú Long (tại Văn bản số 3125/UBND-KT), ủng hộ việc Công ty Buýt đường sông Bình Dương tham gia đầu tư, đồng thời chỉ đạo Phòng Quản lý đô thị thành phố Thuận An quyết liệt triển khai nhưng sau đó Phòng Quản lý Đô thị thành phố Thuận An cho rằng Kế hoạch 4352/KH-UBND của UBND tỉnh Bình Dương và Văn bản số 3125/UBND-KT của UBND thành phố Thuận An chỉ là....kế hoạch, do đó không thể triển khai chủ trương cho doanh nghiệp xã hội hóa đầu tư bến Đình Phú Long (!). Vì thế đến nay mọi việc vẫn "ách lại", bến Đình Phú long vẫn chỉ nằm trên giấy trong suốt 3 năm qua trong khi doanh nghiệp đang "mòn mỏi" chờ đợi, nguồn lực phát triển du lịch bị lãng phí một cách khó hiểu.

Bình Dương: Ách tắc trong đầu tư du lịch đường thủy
Nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường - điểm đến du lịch quen thuộc của tỉnh Bình Dương.

...Đến việc cần thống nhất trong chỉ đạo, thực hiện

Trên đây chỉ là một trong nhiều hồ sơ phát triển du lịch đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Bình Dương bị "ách" một cách khó hiểu, gây bức xúc cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các đề án, chính sách phát triển du lịch của tỉnh Bình Dương. Không chỉ có Công ty Buýt đường sông Bình Dương "gặp khó" mà nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch đường thủy khác cũng đang trong tình cảnh tương tự. Nhiều doanh nghiệp phản ánh, tỉnh Bình Dương có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch đường thủy nhưng do thiếu sự thống nhất của một số ban ngành khiến lợi thế này chưa được khai thác, phát huy hiệu quả.

“Chúng tôi thực hiện đầu tư theo chủ trương kêu gọi xã hội hóa của UBND tỉnh Bình Dương. Bản thân là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, có thể chưa nắm hết một số thủ tục hành chính nên rất cần cơ quan quản lý tỉnh Bình Dương hỗ trợ để doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ chứ không thể để doanh nghiệp tự bơi hoặc tư vấn rồi bỏ giữa chừng”, đại diện một doanh nghiệp đầu tư du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Dương ý kiến.

Trong khi đó, phát biểu tại buổi họp báo định kỳ, ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương cho rằng: Dọc sông Gài Gòn đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương có nhiều khu sinh thái, di tích, chùa chiền tâm linh. Tuy nhiên bến đậu để ghé vào tham quan còn thiếu và chưa được nâng cấp. Hy vọng thời gian tới các địa phương cũng như ngành giao thông vận tải tỉnh Bình Dương có chỉ đạo quan tâm hơn để xây dựng các bến tàu đường thủy nội địa, qua đó tạo điều kiện để phát triển du lịch đường sông tỉnh Bình Dương.

Các chính sách của tỉnh Bình Dương đã xác định việc xây dựng mới và nâng cấp 16 bến hành khách phục vụ phát triển tuyến di lịch đường sông, trong đó có việc nâng cấp bến Thọ An (thuộc thành phố Thuận An) đạt tiêu chuẩn tối thiểu bến loại III, phục vụ khách đến Bình Dương tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng. Xây dựng mới bến Hưng Định với quy mô loại II phục vụ khách đến tham quan vườn ăn trái cây Lái Thiêu, kết hợp tham quan các di sản văn hóa, làng nghề truyền thống và các khu, điểm du lịch.

Bình Dương: Ách tắc trong đầu tư du lịch đường thủy
Du khách đến tham quan nhà cổ Trần Văn Hổ ở Thị xã Thủ Dầu Một.

Đặc biệt xây dựng mới bến khách tại Đình Phú Long trên sông Sài Gòn thuộc phường Lái Thiêu, với quy mô bến loại III thành bến hành khách kết hợp phục vụ khách du lịch tham quan di tích cấp Quốc gia đình Phú Long và các làng nghề truyền thống (làm heo đất, làm thớt, làm guốc...).

Để sớm hiện thực hóa việc phát triển du lịch đường thủy, UBND tỉnh Bình Dương đã giao UBND thành phố, huyện, thị xã, phối hợp các sở, ngành triển khai thực hiện, đồng thời mời gọi xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn nói chung và khu nghỉ dưỡng cuối tuần ven sông nói riêng; phục vụ khách đến tham quan tuyến du lịch đường sông cũng như đầu tư các bến hành khách phụ vụ tàu, thuyền neo đậu, bãi đỗ xe, phương tiện trung chuyển đưa khách tham quan.

UBND tỉnh Bình Dương cũng yêu cầu UBND thành phố, huyện, thị xã chỉ đạo các phòng, ban liên quan phối hợp các đơn vị lữ hành trong và ngoài tỉnh thực hiện kết nối tour, tuyến du lịch đường sông gắn với đường bộ, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách.

Bình Dương: Ách tắc trong đầu tư du lịch đường thủy
Đình Phú Long (Phú Long linh miếu) là một trong những di tích lịch sử thuộc khu phố Hòa Long, phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An.

Trước mắt nhằm thu hút khách du lịch bến Bình Dương bằng đường sông, UBND tỉnh Bình Dương giao thành phố Thuận An có kế hoạch triển khai xây dựng mới bến Hưng Định tại khu cầu Ông Ngang và bến khách tại Đình Phú Long, đồng thời nạo vét rạch Vàm Búng để khai thông dòng chảy phục vụ các tàu thuyền đưa khách du lịch đến tham quan vườn cây ăn trái Lái Thiêu, kết hợp tham quan làng nghề truyền thống, các di sản văn hóa, các khu, điểm du lịch.

UBND tỉnh Bình Dương giao sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các thành phố, huyện, thị xã, triển khai thực hiện; Sở GTVT tham mưu UBND tỉnh Bình Dương việc bổ sung các bến hành khách khác vào quy hoạch để phục vụ phát triển du lịch đường sông; mời gọi các thành phần kinh tế đầu tư xã hội hóa.

Ngoài ra UBND tỉnh Bình Dương cũng yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện, nếu gặp vướng mắc phản ánh bằng văn bản gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp.

Nhiều lợi thế để phát triển du lịch đường thủy nội địa Bình Dương

Bình Dương có 4 con sông lớn chảy qua gồm: Sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Bé và sông Thị Tính. Những con sông này đều đi qua và kết nối với thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước nên rất thuận lợi để phát triển du lịch đường thủy. Ngoài ra tỉnh Bình Dương có nhiều di tích văn hóa lịch sử, tâm linh, sinh thái, làng nghề truyền thống để phát triển du lịch bền vững như Khu di tích lịch sử quốc gia Nhà tù Phú Lợi, Địa đạo Tam Giác Sắt, Chiến Khu D, Trường trung cấp Mỹ Thuật, nhà cổ Trần Văn Hổ, làng nghề Trương Bình Hiệp, nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường, chùa Hội Khánh...

Để phát triển du lịch Việt Nam nói chung, du lịch tỉnh Bình Dương nói riêng, thời gian qua Trung ương và địa phương đã ban hành nhiều chính sách quan trọng. Trong đó phải kể đến Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2016 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới.

Về phía tỉnh Bình Dương, Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 33-KH/TU ngày 26/6/2017 thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị; Kế hoạch số 5822/KH-UBND ngày 21/12/2017 của UBND tỉnh Bình Dương; Quyết định số 2303/QĐ-UBND ngày 15/8/2011 của UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; Quyết định số 1733/QĐ-UBND ngày 28/6/2018 và Kế hoạch số 352/KH-UBND của UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt quy hoạch chi tiết hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.

Thành Đồng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Hà Nội đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ

Hà Nội đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Theo số liệu từ Sở Du lịch Hà Nội, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ đô đã đón khoảng 1 triệu lượt khách du lịch, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm

8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm

(LĐTĐ) Các cơ sở y tế đã tổ chức thường trực đầy đủ 4 cấp, thực hiện khám, cấp cứu 548.151 lượt người trong 8 ngày nghỉ Tết.
Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua

Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua

(LĐTĐ) Thu hút bởi những thửa ruộng bậc thang, những ruộng hoa cải vàng rực và sắc hồng của những cánh hoa anh đào rực rỡ… không khó hiểu vì sao những ngày đầu Xuân, xóm Mừng (xã Hợp Phong, Cao Phong, Hòa Bình) lại trở thành điểm check-in thu hút đông đảo giới trẻ và khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc dịp đầu năm

Những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc dịp đầu năm

(LĐTĐ) Phần lớn những lễ hội đặc sắc ở miền Bắc thường được tổ chức vào những ngày đầu xuân năm mới, đặc biệt là dịp tháng Giêng. Mỗi lễ hội có những bản sắc, nét đẹp truyền thống riêng mang dấu ấn của từng vùng miền.
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

(LĐTĐ) Người dân Thủ đô đang náo nức những ngày đầu Xuân Ất Tỵ khi hàng loạt lễ hội truyền thống quy mô lớn sắp khai hội. Có thể kể đến như lễ hội gò Đống Đa, lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Sóc, lễ hội đền Cổ Loa... Tất cả đã sẵn sàng chào đón du khách thập phương.
Nam Định: Đông đảo người dân du xuân đền Trần ngày đầu năm

Nam Định: Đông đảo người dân du xuân đền Trần ngày đầu năm

(LĐTĐ) Những ngày đầu Xuân năm mới, đông đảo khách thập phương đến khu di tích lịch sử Đền Trần - chùa Phổ Minh (Lộc Vượng, Nam Định) chiêm bái và vãn cảnh đầu xuân. Đây là một nét đẹp và cũng là thói quen không thể thiếu trong những ngày đầu năm của nhiều người dân thành Nam.
Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa

Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa

(LĐTĐ) Sau khi bị khách hàng “tố” thu 1,2 triệu đồng 3 bát bún riêu vào đêm 29/1 (mùng 1 Tết) và ngay sau đó bị chính quyền đình chỉ hoạt động, hiện tại quán bún riêu số 54 Bạch Mai (phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã đóng cửa.
Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ

Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân đã tổ chức đoàn công tác mang hàng hóa và cả những tình cảm thân thương của đất liền đến với cán bộ, chiến sĩ Trạm radar 485 đóng quân trên đảo Trà Bản (xã Bản Sen, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) - một trong 8 trạm radar canh giữ vùng biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo phía Đông Bắc Tổ quốc.
Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

(LĐTĐ) Học kỳ II năm học 2024 - 2025, cấp tiểu học thành phố Hà Nội cần tiếp tục thực hiện đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; chú trọng việc dạy học ngoại ngữ, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.
Xem thêm
Phiên bản di động