-->
Văn chỉ Thọ Xương:

Biểu tượng sự hiếu học của người Hà Nội

(LĐTĐ) Hiện nay, ở sâu trong ngõ Văn Chỉ, chỗ số nhà 222 phố Bạch Mai quận Hai Bà Trưng rẽ vào là Văn chỉ Thọ Xương. Xưa kia nơi đây được các sĩ phu cố đô Thăng Long xây dựng nhằm tôn vinh, thờ phụng gần 70 các bậc tiên hiền khoa bảng của huyện Thọ Xương từ thế kỷ 15 đến thế kỷ XIX, trong bối cảnh triều đình nhà Nguyễn di dời kinh đô và xây Quốc Tử Giám tại Huế.
bieu tuong su hieu hoc cua nguoi ha noi Phố Hàng Khay - Phố của nhiếp ảnh
bieu tuong su hieu hoc cua nguoi ha noi Prudential trao 90 chiếc xe đạp đến học sinh nghèo hiếu học

Theo thạc sĩ Lê Phương Duy, giảng viên Khoa Văn học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, xưa kia trong việc thờ phụng các vị sáng lập ra Nho giáo thì ở cấp tỉnh có Văn Miếu, tức toà nhà xây dựng quy mô; còn ở cấp phủ, huyện và ở làng thì có văn chỉ, tức là một khuôn viên (phần lớn ở giữa đồng) gồm một cái nền lát gạch lộ thiên, bên trên xây những bệ gạch, đặt bát hương, mỗi năm “Xuân Thu nhị kỳ”, thường vào ngày Đinh của tháng hai và tháng tám, hội tư văn hàng phủ, hàng huyện (hoặc hàng xã) tới làm lễ cúng Khổng Tử và các vị khoa bảng của địa phương.

bieu tuong su hieu hoc cua nguoi ha noi
Văn chỉ Thọ Xương

Thọ Xương là huyện lớn và chính của kinh thành Thăng Long từ triều Lê sang đến triều Nguyễn với diện tích bao gồm gần 4/5 diện tích của kinh thành, tương đương diện tích của các quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm và phần lớn quận Đống Đa, một phần quận Ba Đình là 4 quận trung tâm của thành phố Hà Nội (tính đến thời điểm thành phố chưa mở rộng và sát nhập).

Với một vị trí địa lý và diện tích như vậy, có thể thấy tầm quan trọng của huyện Thọ Xương với Hà Nội như thế nào. Vậy nên các nhà nho đã thay thế văn chỉ lộ thiên bằng toà nhà hẳn hoi, không to bằng Văn Miếu song cũng đủ hậu cung, địa bái, tả vu, hữu vu... Văn chỉ Thọ Xương được các vị thân sĩ bản huyện như: Tiến sĩ Vũ Tông Phan, Tiến sĩ Nguyễn Văn Lý, Tiến sĩ Lê Duy Trung, Phó Bảng Nguyễn Văn Siêu... và cụ Tú lĩnh Bùi Huy Tùng đứng ra xây dựng từ năm 1832-1836 với quy mô kiến trúc khá bề thế. Việc tạo dựng Văn chỉ Thọ Xương vào năm 1838 có ý nghĩa và tác động lớn đến đời sống văn hoá nơi đây.

Để phát huy hơn nữa những giá trị tốt đẹp văn hoá truyền thống của Văn chỉ Thọ Xương, các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học nghiên cứu lịch sử văn hoá... cần phối hợp hơn nữa để sớm khôi phục lại không gian văn hoá truyền thống của Văn chỉ Thọ Xương vốn có từ xưa, nâng tầm giá trị văn hoá ở nơi đây lên tầm cao mới, để xứng đáng là một địa chỉ vàng lưu giữ truyền thống hiếu học của người Hà Nội xưa và nay.

Văn chỉ Thọ Xương chính là biểu tượng, là ngọn cờ cho tinh thần nhằm chấn hưng văn hoá Thăng Long của giới sĩ phu Hà thành. Văn chỉ Thọ Xương có vai trò như Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội, khi mà Văn Miếu bị nhà Nguyễn “hạ cấp” chuyển vào Huế và biến thành nơi tế lễ thuần tuý, bỏ hoang phế không được chú trọng. Nơi đây cũng là nơi diễn ra các hoạt động của Văn hội Thọ Xương.

Hiện nay, ở Văn chỉ Thọ Xương vẫn còn một tấm bia “Thọ Xương Tiên Hiền Từ Vũ Bi”ghi lại sự việc xây dựng toà đền này dựng vào niên hiệu Minh Mạng thứ 19 (Mậu Tuất, 1838). Tác giả bài văn bia là nhà văn hoá lớn đương thời – Tiến sĩ Nguyễn Văn Lý, người đời quen gọi là ông Nghè Đông Tác (vì quê ở làng Đông Tác tức phường Trung Tự ngày nay).

Trong bài văn bia tác giả thuật lại quá trình tạo dựng văn chỉ như sau:“Xưa kia đã có đền thờ, nhưng trải qua cơn biến loạn... đền cũ không còn. Năm Nhâm Thìn – 1832, bọn thân sĩ chúng ta cảm kích nhớ tới đạo đức phẩm chất các vị tiên hiền, nên bàn cách khiến cho được lưu truyền mãi, tham khảo quy chế phụng thờ, ghi thành ước lệ.

Qua năm Bính Thân – 1836, các thân sĩ đem ý định đó bàn với vị Tiến sĩ khoa Bính Tuất (năm 1826), người thôn Tự Tháp là Vũ Hoán Phủ (Vũ Tông Phan) rồi chọn nơi làm đền thờ ở phường Hồng Mai, phía Nam huyện. Đền chính xây toà gạch, mặt hướng về phương Đông. Năm gian bái đường, nhà bên tả và bên hữu đều lợp ngói, cột phía ngoài và tường xung quanh đều xây gạch.

Khoảng giữa trồng hoa, lại đặt thêm ruộng tế và ao tất cả 8 mẫu 7 sào 10 thước. Quy chế trăm ngàn năm, chỉ có vài năm mà hoàn thành. Ôi! Việc tốt đẹp của danh giáo được mở ra rồi chăng? Nếu không, sao lại hưng thịnh được như vậy. Ngay từ ban đầu khi thân sĩ ta đề xướng ra thì ông Bùi Huy Tùng, người Hà Khẩu thuộc bản huyện đã vui lòng xuất của hàng ngàn quan đưa cúng vào đó, lại tự mình trông nom mọi việc từ đầu đến cuối. Thế mới biết rằng những việc rất lớn, rất tốt trong vụ trụ, chỉ sợ không chịu làm thôi. Nếu làm thì không có gì khó. Bởi vì đã hợp lẽ trời thì thần minh không hề ngăn cản việc hoàn thành.”

Văn chỉ Thọ Xương được xây dựng nên là nhờ vào tâm sức của nhiều bậc danh sĩ Thăng Long như Vũ Tông Phan, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Văn Lý... Song, đáng ghi nhận hơn cả là tâm đức của cụ Tú Lĩnh Bùi Huy Tùng. Số tiền hàng ngàn quan cụ Tú Lĩnh công đức để xây văn chỉ là số tài sản rất lớn. Thời bấy giờ giá 01 con trâu chỉ là 5 quan. Bản thân vị tri huyện Thọ Xương lúc bấy giờ cũng chỉ góp được 10 quan.

Chính bởi công đức lớn lao đó, sau khi cụ Bùi Huy Tùng mất vào năm 1862, thọ 70 tuổi, cụ đã được đưa vào phối thờ tại đây. Di vật đang kể còn lại là Tấm văn bia “Thọ Xương Tiên Hiền Từ Vũ Bi Ký” và bức hoành phi “Thiên Lý Nhân tâm” (tức lòng người sánh với lẽ trời). Ngoài hai di vật trên, tại Văn chỉ Thọ Xương còn có đôi câu đối ở phía trên bàn thờ có nội dung như sau: “Thiên niên phong hoá lưu dư địa – Vạn cổ thanh danh tiếp cố giao”.

Tạm dịch là: Nghìn năm phong hoá lưu nền cũ – Muôn thuở thanh danh tiếp đất xưa”. Đặc biệt, trên tường hậu cung có 02 bức tranh khổ lớn 2m x 2m. Bức tranh vẽ hình thanh vân (mây xanh) bay lượn. Đó là do người xưa coi việc đi thi lập công danh là “Bình bộ thanh vân” tức “nhẹ bước trên mây”.

Trong văn chỉ, trên tường phía bên trái theo hướng đền, có tấm bia đá nhỏ cỡ 30cm x 30cm, ghi lại lời người xưa dặn dò con cháu, nội dung như sau: “Một ngôi nhà, lâu năm sinh ra rêu, chim chóc ăn quả tha đến lâu dần sinh ra loài cây ký sinh.

Vả lại, gạch và cây là loại tương hợp, lại thêm mưa, cây phát triển, rễ đâm xuyên gạch ngói, thành ra hư hỏng. Con cháu ta trong văn hội thọ xương, nếu nhìn thấy việc ấy, khi sửa sang việc tế tựu thì mau cắt bỏ đi. Đó là lời thiết thực”. Thế mới thấy, người xưa cẩn thận và lo xa biết nhường nào.

Vào khoảng từ những năm 1836 đến đầu thế kỷ XX, Văn chỉ Thọ Xương không chỉ là nơi thờ phụng các bậc tiên thánh, tiên hiền của đạo Nho, mà nó còn giữ vị trí như một trung tâm truyền bá văn hoá của cố đô Thăng Long. Tại đây, cụ Bùi Huy Đoàn – chú ruột cụ Bùi Huy Tùng từng đặt trụ sở nhà in Như Nguyệt Đường. Sau này, chính cụ Tú Lĩnh Bùi Huy Tùng cũng tiếp bước người trước phụ trách nhà in này.

Hơn nữa, địa điểm Văn chỉ Thọ Xương cũng là trụ sở của Văn hội Thọ Xương ngay từ đầu mới thành lập năm 1832. Theo nhà nghiên cứu Vũ Thế Khôi, một số di vật quý của Văn chỉ Thọ Xương như “Bảng Tiên Hiền” đang được cất giữ trong kho của Đền Ngọc Sơn và “Khánh đá” được lưu giữ tại kho Văn Miếu Hà Nội.

Do lịch sử nước ta, chiến tranh kéo dài, thời gian gián đoạn, tư liệu mất mát nên những hiểu biết cặn kẽ, sâu sắc về Văn chỉ Thọ Xương còn rất ít, thiếu và chưa đủ, cần có sự tìm hiểu, nghiên cứu và sưu ầm thêm tư liệu, tài liệu từ các cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá...

Tuy vậy, không nên chờ đợi mà cần tiến hành đồng thời những bước đi đầu trong việc khôi phục không gian văn hoá của Văn chỉ Thọ Xương thông qua những gì đang có. Ngày 26/1/2006, UBND thành phố Hà Nội đã quyết định xếp hạng di tích Lịch sử - Văn hoá Văn chỉ Thọ Xương.

Năm 2013, được sự quan tâm của chính quyền thành phố, quận Hai Bà Trưng và UBND phường Cầu Dền, Văn chỉ Thọ Xương đã được tu bổ, tôn tạo lại vẻ đẹp khang trang như hiện nay nhưng thực tế đây mới là phần vật thể, còn phần chính phần “hồn cốt” bên trong, với giá trị phi vật thể là những hoạt động văn hoá thì chưa có được như mong muốn. Có thể đơn cử như đối tượng thờ phụng, mục đích ý nghĩa thờ, quy chế thờ phụng ra sao... vẫn còn chưa được hiểu biết đúng với giá trị của Văn chỉ Thọ Xương.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2): Tỷ giá USD tiếp tục duy trì đà tăng khi thị trường phản ứng trước dữ liệu lạm phát Mỹ và chính sách thuế mới từ Tổng thống Donald Trump. Chỉ số USD Index giữ vững trên ngưỡng 108, cho thấy đồng bạc xanh vẫn đang hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô.
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Trong tuần qua, giá dầu Brent giảm 2,1%, còn giá dầu WTI giảm 2,9%, kéo dài đà giảm từ tuần trước. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 73,81 USD/thùng, giảm 0,27%, giá dầu Brent ở mốc 76,5 USD/thùng, giảm 0,29%. Trong nước, giá xăng dầu vẫn ổn định sau kỳ điều chỉnh đầu tiên của tháng 2.

Tin khác

Hà Nội đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ

Hà Nội đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Theo số liệu từ Sở Du lịch Hà Nội, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ đô đã đón khoảng 1 triệu lượt khách du lịch, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua

Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua

(LĐTĐ) Thu hút bởi những thửa ruộng bậc thang, những ruộng hoa cải vàng rực và sắc hồng của những cánh hoa anh đào rực rỡ… không khó hiểu vì sao những ngày đầu Xuân, xóm Mừng (xã Hợp Phong, Cao Phong, Hòa Bình) lại trở thành điểm check-in thu hút đông đảo giới trẻ và khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc dịp đầu năm

Những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc dịp đầu năm

(LĐTĐ) Phần lớn những lễ hội đặc sắc ở miền Bắc thường được tổ chức vào những ngày đầu xuân năm mới, đặc biệt là dịp tháng Giêng. Mỗi lễ hội có những bản sắc, nét đẹp truyền thống riêng mang dấu ấn của từng vùng miền.
Nam Định: Đông đảo người dân du xuân đền Trần ngày đầu năm

Nam Định: Đông đảo người dân du xuân đền Trần ngày đầu năm

(LĐTĐ) Những ngày đầu Xuân năm mới, đông đảo khách thập phương đến khu di tích lịch sử Đền Trần - chùa Phổ Minh (Lộc Vượng, Nam Định) chiêm bái và vãn cảnh đầu xuân. Đây là một nét đẹp và cũng là thói quen không thể thiếu trong những ngày đầu năm của nhiều người dân thành Nam.
10 địa điểm du lịch tâm linh ngày Tết nổi tiếng linh thiêng

10 địa điểm du lịch tâm linh ngày Tết nổi tiếng linh thiêng

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán là thời điểm lý tưởng để người Việt tìm tới những địa điểm tâm linh linh thiêng trên khắp cả nước. Mỗi địa điểm du lịch tâm linh không chỉ mang những dấu ấn văn hóa đặc sắc mà còn là nơi ký thác, gửi gắm những mong muốn, ước nguyện tốt đẹp ngày đầu xuân năm mới.
Người dân Hoà Bình nô nức du Xuân, lễ chùa ngày đầu năm

Người dân Hoà Bình nô nức du Xuân, lễ chùa ngày đầu năm

(LĐTĐ) Ngày mùng 2 Tết Ất Tỵ (ngày 30/1/2025), đông đảo người dân ở thành phố Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) nô nức đến các điểm vui chơi, điểm tâm linh như chùa Hòa Bình, tượng đài Bác Hồ, đập thủy điện Hòa Bình, quảng trường trung tâm Thành phố… du Xuân, cầu bình an.
Đưa Du lịch Thủ đô vươn tầm cao mới

Đưa Du lịch Thủ đô vươn tầm cao mới

(LĐTĐ) Năm 2024 đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ của ngành Du lịch Thủ đô với nhiều thành tựu ấn tượng. Không chỉ đón hơn 25 triệu lượt khách ngay trong 11 tháng năm 2024, Hà Nội còn được vinh danh tại nhiều giải thưởng du lịch quốc tế uy tín. Đặc biệt, các sản phẩm du lịch đêm và chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc như Lễ hội Áo dài, Lễ hội Quà tặng Du lịch… đã tạo dấu ấn riêng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Để làm rõ hơn về những thành tựu nổi bật cũng như định hướng phát triển trong thời gian tới, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với bà Đặng Hương Giang - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội nhân dịp đầu xuân năm mới Ất Tỵ 2025.
Việt Nam dẫn đầu về phục hồi du lịch trong khu vực ASEAN

Việt Nam dẫn đầu về phục hồi du lịch trong khu vực ASEAN

(LĐTĐ) Theo số liệu cập nhật mới nhất từ Ban Thư ký ASEAN, ngành Du lịch Việt Nam đã ghi nhận mức độ phục hồi ấn tượng nhất trong khu vực ASEAN trong năm 2024, vượt qua các điểm đến nổi tiếng như Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia và Philippines.
Tuyết phủ trắng đỉnh Fansipan

Tuyết phủ trắng đỉnh Fansipan

(LĐTĐ) Đợt không khí lạnh cực mạnh trong dịp cận Tết Nguyên đán đã làm tuyết rơi, phủ trắng lối đi và cây cỏ trên đỉnh Fansipan.
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người dân và du khách sẽ được vui Xuân, trải nghiệm không khí Tết cổ truyền tại Thủ đô. Sở Du lịch Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp tăng cường chất lượng dịch vụ, đảm bảo an ninh trật tự và xây dựng nhiều chương trình hấp dẫn phục vụ du khách vui chơi dịp Tết.
Xem thêm
Phiên bản di động