Biển xâm thực, ngàn hộ dân lo mất đất sản xuất
Ứng 2.040 tỉ để phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn | |
Kỳ cuối: Ứng phó với biến đổi khí hậu - khắc phục hay thay đổi? |
Theo phản ánh của người dân vùng biển các xã Quỳnh Long, Quỳnh Thuận, Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu thuộc tỉnh Nghệ An, tình trạng xâm thực biển thời gian gần đây tại khu vực này hết sức nghiêm trọng.
Tình trạng biển xâm thực ngày càng nhanh, đe dọa đến cuộc sống hàng ngàn hộ dân ven biển. Ảnh: Lê Tập |
Xã Quỳnh Long, Quỳnh Thuận, Quỳnh Lương là xã nằm ven biển nên thường xuyên phải gánh chịu nhiều thiên tai, bão lũ, tình trạng xâm thực bờ biển đã nhiều năm nay. Hàng chục ha rừng phòng hộ ven biển bị tàn phá hết sức nghiêm trọng.
Không có kè chắn sóng, triều cường dâng cao không chỉ tàn phá hàng chục ha rừng phòng hộ mà còn đe dọa trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt, tính mạng, của cải hàng ngàn hộ dân nơi đây.
“Chúng tôi đã đề nghị các phòng, ban liên quan, các cấp có thẩm quyền sớm khảo sát, có hướng xây kè tuyến đê chắn sóng nói trên kịp thời, tránh gây thiệt lớn tới bà con ngư dân” - ông Hồ Nguyên Tuấn - Phó Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lương. |
“Trước đây mưa thuận gió hòa, cuộc sống người dân khá yên ổn, mùa màng tươi tốt. Nhưng mấy năm trở lại đây, do biến đổi khí hậu, bão lũ thường xuyên, biển xâm thực, do không có đê chắn sóng nên đe dọa đến đất đai, nhà cửa, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của bà con”, ông Hồ Nguyên Tuấn - Phó Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lương cho biết.
Theo tìm hiểu của phóng viên, sau cơn bão số 2 và số 10, xã Quỳnh Lương bị sóng mạnh gây xói lở, ăn sâu vào đất liền khoảng 20 – 30m, hàng trăm cây phi lao bị gãy đổ, bật gốc. Ngoài ra hàng chục ha rừng phòng hộ trồng trên cát cũng không chịu được thủy triều dâng trong bão nên đã gãy đổ, cát xói mòn trôi ra biển.
Lãnh đạo xã này lo lắng, nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, bão tiếp tục đổ bộ vào thì nguy cơ toàn bộ diện tích rừng phòng hộ nơi đây sẽ bị “xóa sổ” hoàn toàn, nước biển tràn vào sẽ hủy hoại những cánh đồng rau cao sản của người dân xã Quỳnh Lương. Đặc biệt, tại khu vực này có đền Quy Lĩnh – một di tích lịch sử đẹp thường xuyên bị nước biển dâng lên tới sân.
Xâm thực bờ biển diễn ra với tốc độ nhanh khiến nhiều hộ dân nơi đây sống trong cảnh thấp thỏm, lo lắng. Ảnh: Lê Tập |
Được biết, sau cơn bão số 2 và số 10, UBND xã Quỳnh Lương và huyện Quỳnh Lưu đang đề nghị lên cấp tỉnh, cấp trung ương hỗ trợ kinh phí để xây kè đê biển dài khoảng 1.000m.
Theo Lê Tập/ danviet.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Môi trường 24/01/2025 07:02
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù
Môi trường 23/01/2025 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/1: Trời nhiều mây, không mưa, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/01/2025 06:10
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/1: Sáng và đêm trời rét
Môi trường 21/01/2025 06:02
Diễn biến thời tiết 10 ngày cuối tháng 1/2025
Môi trường 20/01/2025 06:31
Thời tiết Hà Nội ngày 20/1/2025: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng
Môi trường 20/01/2025 06:31
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/1: Gió nhẹ, trưa giảm mây, trời nắng
Môi trường 19/01/2025 06:53
Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung
Môi trường 18/01/2025 17:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/1: Sáng sớm có sương mù, trời nắng
Môi trường 18/01/2025 06:11
Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý phương pháp làm "sống" lại sông Tô Lịch
Môi trường 17/01/2025 13:54