Bí quyết giúp trẻ yêu thích đọc sách
Giúp con xây dựng sự tự tin bằng tình cảm và lý trí | |
Bí kíp ứng xử khi trẻ không chịu nghe lời | |
Nguyên tắc xử phạt con mà không cần đòn roi | |
Giúp bé sẵn sàng làm anh, chị |
1. Hãy đọc cho trẻ nghe nhiều câu chuyện
Nhiều trẻ khi được nghe những mẫu chuyện, những bài văn hay…đôi lúc trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Mỗi câu chuyện mà trẻ lĩnh hội được sẽ giúp trẻ hiểu thêm về những khái niệm mới và mở rộng những lĩnh vực mà trẻ yêu thích và quan tâm.
2. Tạo tủ sách nhỏ và một không gian “lý tưởng”
Không gian dành để đọc sách đóng vai trò hết sức quan trọng, không gian ấy phải gần kề với tủ sách, có ghế tựa thoải mái, với màu sắc thật vui nhộn và bắt mắt. Chính không gian đầy cuốn hút và tiện nghi đã khơi dậy, giúp trẻ nuôi dưỡng lòng đam mê đối với sách.
3. Thường xuyên đưa trẻ đi thư viện
Ngay từ khi còn bé, các bậc phụ huynh Mỹ đã thường xuyên đưa con đến thư viện để tạo thói quen mượn sách và tra cứu tại thư viện. Ngay cả chương trình học ở lớp cũng có nhiều bài tập yêu cầu các em đến thư viện tìm tòi, nghiên cứu và mượn sách truyện về đọc hàng ngày.
Để kích thích tình yêu đọc sách và khuyến khích các em đến thư viện, các thư viện cũng rất chú trọng vào việc tổ chức các hoạt động bổ ích, các lớp học miễn phí cho các em. Đặc biệt, các bạn nhỏ rất thích và hào hứng tham gia các chương trình thi đua đọc sách như đọc sách kiếm phần thưởng, đọc 1000 cuốn sách trước khi vào cấp 1…
Thư viện đã trở thành chốn thân thuộc để các bạn nhỏ thoải mái vui chơi và tham gia các hoạt động thú vị. Nhiều bạn thậm chí còn được bố mẹ làm cho thẻ thư viện riêng để tập tự mượn và trả sách theo ý mình.
4. Biến sách thành những câu chuyện vui, hài hước, hóm hỉnh.
Trẻ không thể hình dung việc đọc sách quan trọng như thế nào chính vì vậy bạn hãy biến sách thành những câu chuyện càng vui nhộn, càng hóm hỉnh thì càng dễ đi vào tâm trí của trẻ.
Hãy biến sách càng gần gũi với đời sống hằng ngày thông qua việc tương tác với trẻ bằng những nhân vật mà chúng thích. Khi đọc sách bạn có thể minh họa bằng những thú nhồi bông trong nhà bạn hay đơn giản là bạn hóa thân vào nhân vật trong sách, khi trẻ cảm thấy hứng thú với những nhân vật ấy, chúng sẽ chủ động tìm những điểm hay trong sách.
5. Khuyến khích trẻ tìm kiến thức từ sách
Khi trẻ hỏi bạn về một vấn đề nào đó, bạn có thể giải thích cơ bản cho chúng về vấn đề mà chúng đang quan tâm. Khi giải thích xong bạn khuyến khích chúng tìm thêm kiến thức đó từ quyển sách nào đó. Khi căn nhà của bạn đã có nhiều sách, văn hóa đọc sách sẽ lớn dần lên cùng với trẻ và việc đọc sách sẽ diễn ra một cách tự nhiên như cách chúng lớn vậy.
Hãy khuyến khích trẻ đọc một quyển sách nhiều lần vì mỗi lần chúng sẽ cảm nhận một cách khác nhau. Quan điểm đọc 101 lần tốt hơn đọc 100 lần cũng chính từ đây mà ra.
6. Khuyến khích, động viên trẻ viết mỗi ngày
Sau mỗi cuộc tham quan, du lịch trẻ nên ghi lại những cảm xúc, những điều học hỏi được. Ngoài ra nên động viên trẻ viết nhật ký mỗi ngày. Khuyến khích trẻ viết thư cho người thân trong gia đình hay bạn bè cùng lứa tuổi, trẻ rất thích nhận thư và sẽ vui biết chừng nào khi thấy tên hiện lên trên phong bì hay trên trang thư điện tử!!
7. Cha mẹ hãy là tấm gương cho con
Khi ba mẹ ham mê đọc sách, các bé cũng có khuynh hướng bắt chước theo, tất nhiên hành động đọc sách của cha mẹ phải diễn ra đủ thường xuyên để bé thấy. Có nhiều cách để các bậc phụ huynh truyền cảm hứng và đồng hành cùng các bạn nhỏ trong quá trình chinh phục tình yêu với sách như hào hứng thảo luận về sách mình đang đọc, kể lại ngắn gọn nội dung thu hút của một cuốn sách hay tìm cho trẻ những cuốn sách hợp sở thích… Chỉ cần các bậc cha mẹ chịu bỏ thời gian cùng đọc và trò chuyện với con mỗi ngày, tương lai về những đứa trẻ yêu sách có lẽ sẽ không còn xa.
8. Hãy tạo thói quen đọc sách mỗi ngày ở trẻ
Nên tạo thói quen cho trẻ, dần dần trẻ sẽ thích thú. Với những trẻ nhỏ nên mua những loại sách đặc biệt (thường có nhiều tranh ảnh). Đối với trẻ, bố mẹ chính là những người thầy vĩ đại nhất, do đó những thói quen hàng ngày của bố mẹ thường được các trẻ “bắt chước” theo. Việc này không chỉ giúp trẻ có được trí thông minh, sự tưởng tượng và có vốn từ phong phú mà còn nâng cao kỹ năng giao tiếp xã hội của trẻ sau này.
Khánh Ly (Tổng hợp)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54