BHYT học sinh, sinh viên: “Phao cứu sinh” để điều trị bệnh
Nhiều DN chưa thực hiện đóng BHYT cho NLĐ | |
Triển khai giám định BHYT điện tử trên toàn quốc |
Có thể thu phân kỳ 6 tháng, 12 tháng
Trao đổi với phóng viên báo LĐTĐ, ông Lê Văn Khảm, Phó vụ trưởng vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) cho biết: Năm học 2015-2016 là năm đầu tiên HSSV thực hiện đóng BHYT theo luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Bảo hiểm y tế. Theo đó, mỗi học sinh phải đóng bảo hiểm y tế mức tiền tương ứng với 4,5% mức lương cơ sở thay vì 3% như trước. HSSV tham gia BHYT 12 tháng theo năm tài chính (1/1 đến 31/12), không đóng theo năm học như trước đây (tháng 9 hoặc tháng 10 và hết hạn sau 12 tháng) như hướng dẫn của liên Bộ Y tế - Tài chính tại Thông tư 41.
HSSV được hưởng nhiều lợi ích khi tham gia BHYT |
Cơ sở của việc điều chỉnh tăng mức đóng với đối tượng HSSV có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Bảo hiểm y tế có hiệu lực từ 1/1/ 2015 quyền lợi của người tham gia BHYT được mở rộng ra rất nhiều.
Ví dụ, bỏ quy định cùng chi trả 5% đối với người nghèo, bảo trợ xã hội, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Bỏ quy định cùng chi trả 20% đối với thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ; giảm mức cùng chi trả từ 20% xuống còn 5% với thân nhân khác của người có công và người thuộc hộ gia đình cận nghèo.
Quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở. Một số loại dịch vụ trước không được chi trả nay được chi trả như tổn thương về thể chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật gây ra như đánh nhau, tai nạn giao thông do vi phạm Luật giao thông…(học sinh sinh viên thuộc các đối tượng quy định này thì cũng được hưởng quyền lợi và mức hưởng tương ứng).
Thứ hai, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày một cao, đồng thời xuất hiện nhiều bệnh hiểm nghèo đòi hỏi chi phí khám bệnh, chữa bệnh lớn. Thêm vào đó nhiều công nghệ trong y khoa tiên tiến được áp dụng, danh mục thuốc do bảo hiểm chi trả cũng được mở rộng hơn. Khi chi phí tăng lên, quyền lợi mở rộng ra, cần phải điều chỉnh mức đóng.
HSSV còn có quyền lợi nữa hết sức thiết thực phù hợp, đó là được khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu ngay tại trường học. Theo đó, cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đủ điều kiện được trích kinh phí để mua thuốc, vật tư y tế tiêu hao, trang thiết bị và dụng cụ y tế thông thường để tổ chức công tác khám bệnh, chữa bệnh, sơ cứu ban đầu cho HSSV. Mức trích để lại cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bằng 7% tổng thu BHYT tính trên tổng số HSSV đang theo học tại cơ sở giáo dục có tham gia BHYT (kể cả HSSV tham gia BHYT theo nhóm đối tượng khác).
HSSV còn thuộc nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Nếu các em thuộc hộ gia đình nghèo, dân tộc thiểu số, thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ toàn bộ 100% mức đóng; Nếu HSSV thuộc hộ gia đình cận nghèo ngân sách nhà nước cũng đảm bảo tối thiểu hỗ trợ 70% mức đóng. Như vậy, HSSV thuộc các đối tượng khó khăn đã được ngân sách nhà nước đảm bảo phần lớn kinh phí đóng BHYT. Bên cạnh đó nếu HSSV là thân nhân của sĩ quan quân đội, công an cũng được nhà nước hỗ trợ toàn bộ 100% mức đóng. Còn lại HSSV khác cũng đang được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng.
Mức hỗ trợ này sẽ được tăng thêm khi được hỗ trợ của địa phương. Theo đó, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ khả năng ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác, kể cả một phần số kinh phí dành cho khám bệnh, chữa bệnh BHYT của địa phương chưa sử dụng hết trong các năm trước để hỗ trợ mức đóng BHYT cho một số đối tượng, kể cả đối tượng HSSV.
Trước thắc mắc của phụ huynh về số tháng phải đóng BHYT và thời hạn sử dụng thẻ BHYT, ông Khảm cho biết theo quy định mới của luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn, từ năm 2016 việc đóng BHYT HSSV được thực hiện theo năm tài chính tức là từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm, thay vì theo năm học như trước đây (từ 01/10 năm trước đến 30/9 của năm sau). Năm học 2015-2016 là năm đầu thực hiện việc chuyển đổi này, vì vậy HSSV phải đóng BHYT cho 03 tháng còn lại của năm 2015 và cả năm 2016.
Nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh hiểm nghèo nhờ BHYT |
Theo quy định việc đóng BHYT có thể thực hiện theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng. Như vậy BHXH các tỉnh, thành phố và Sở Giáo dục Đào tạo hoàn toàn đủ cơ sở để thực hiện giải pháp thu 3 tháng BHYT còn lại của năm 2015 (10/2015 đến hết tháng 12/2015). Tuy nhiên, khi triển khai có thể một số địa phương thu luôn BHYT của 15 tháng (từ tháng 10/2015 đến hết tháng 12/2016), gây khó khăn cho nhiều gia đình vì đầu năm học các gia đình thường phải đóng nhiều khoản chi phí cho con em mình. Từ năm 2016 trở đi, việc thu BHYT sẽ không tiến hành vào đầu năm học (trừ học sinh vào lớp 1 và sinh viên năm thứ nhất) nên sẽ tránh được áp lực tài chính cho các gia đình.
Có bệnh mới thấy BHYT vô cùng quan trọng
Việc một số phụ huynh cho rằng thẻ BHYT gần như không sử dụng nên không cần thiết tham gia có thể nói là quan niệm chưa đúng. Thứ nhất, đây là quy định của Luật pháp mọi người phải có trách nhiệm thực hiện. Thứ hai, ốm đau, bệnh tật, tại nạn, rủi ro là những vấn đề sức khỏe khó dự đoán, kể cả chi phí cho việc chữa trị là không thể biết trước. Về vấn đề này, ông Khảm cho rằng BHYT có ý nghĩa nhân văn sâu sắc bởi BHYT san sẻ giữa người khỏe với người yếu, người trẻ với người già, người không có bệnh với người có bệnh, san sẻ giữa những người trong gia đình. Hơn nữa, việc tham gia BHYT còn giáo dục cho các em trách nhiệm với cộng đồng, tính chia sẻ, tính trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
Chị Nguyễn Thanh Hoa, trú tại 66 Chính Kinh, Nhân Chính, Thanh Xuân cho biết: Tôi cũng có 2 con, cháu lớn học lớp 12, cháu nhỏ đang học lớp 3. Đầu năm học mới các cháu phải đóng nhiều khoản trong đó có BHYT. Tuy phải lo một khoản tiền không nhỏ vào đầu năm học song tôi vẫn rất đồng tình ủng hộ chủ trương tham gia BHYT bởi mình giáo dục con tính chia sẻ với cộng đồng và yên tâm khi không may con có ốm đau. Hơn nữa chính sách BHXH không tính yếu tố lợi nhuận trong đó. HS tham gia BHYT thì mức thanh toán chi phí KCB là rất lớn. Thu BHYT theo năm tài chính thì chỉ năm nay mình thu trùng với các khoản khác đầu năm học, những năm sau thời gian nộp sẽ lệch đi các gia đình sẽ bớt khó khăn đầu năm học. |
Theo PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc bệnh viện Tim Hà Nội, nhiều phụ huynh không mặn mà sử dụng thẻ BHYT là vì con họ đang ở mức độ đi khám, còn trường hợp ốm nặng, phải điều trị dài ngày, lúc đó mới thấy BHYT vô cùng quan trọng. Lúc đó, số tiền BHYT chi có thể lên tới hàng tỷ đồng mà không một bảo hiểm thương mại nào có thể bù đắp nổi.
Điều quan trọng nữa hiện nay là bằng các chính sách, cơ sở hạ tầng, nhà nước đang gián tiếp hỗ trợ phần nào cho người dân tiền khám chữa bệnh nên người dân vẫn chưa thấy ý nghĩa của BHYT. Sau này khi tính đúng tính đủ, hội nhập quốc tế chắc chắn chi phí khám chữa bệnh trong tương lai sẽ có thay đổi. Người dân không đóng BHYT sẽ khó có điều kiện chi trả những khoản chi phí khám chữa bệnh. Ngay chúng ta có thể so sánh với các nước trong khu vực như Singapoge, Thái Lan... chi phí khám chữa bệnh của họ cao rất nhiều lần so với nước ta.
Hiện nay giá dịch vụ y tế mới chỉ tính 3/7 yếu tố chi phí, vì vậy người dân chưa thấy hết ý nghĩa của BHYT. Khi giá dịch vụ y tế được tính đủ 7 yếu tố theo lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế của Chính phủ người dân không có BHYT sẽ rất khó khăn trong việc chi trả những khoản chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Cũng theo ông Tuấn, khi trẻ phải nhập viện, bị mắc những bệnh hiểm nghèo, thời gian điều trị dài, trừ một số ít gia đình giàu có, còn lại, với đại đa số người dân, BHYT vẫn có ý nghĩa như “phao cứu sinh” để có điều kiện trị bệnh đến cùng mà không lo gánh nặng về tài chính.
Thời gian vừa qua rất nhiều trẻ em bị bệnh tim đã được bệnh viện điều trị khỏi nhờ vào BHYT, số tiền chữa bệnh lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi ca, nếu không có BHYT chắc chắn gia đình các em không có khả năng chi trả. Điển hình trường hợp của cháu Đặng Thị Thanh Lam ở Cao Bằng, bị thông lên thất (lỗ thông ở quả tim) khi điều trị tại bệnh viện chi phí hết hơn 55 triệu thì BHYT chi trả hơn 40 triệu. Hay như cháu Nông Thị Quỳnh ở Tuyên Quang cũng bị bệnh tim - thông lên thất và tăng áp lực động mạnh phổi nặng, tổng chi phí điều trị hết hơn 129 triệu thì BHYT chi trả hơn 78 triệu.
Như vậy có thể nói BHYT là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện. Thông qua việc tham gia BHYT, học sinh, sinh viên được giáo dục nhân cách và lối sống nhân ái, chia sẻ khó khăn, đồng cảm với người không may gặp rủi ro. Đồng thời tham gia BHYT, HSSV yên tâm được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường học, tới khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Sự kiện 24/01/2025 10:16
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55
Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ
Sự kiện 21/01/2025 21:48
Hà Nội: Xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
Sự kiện 21/01/2025 15:18
Hà Nội đi đầu trong thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
Sự kiện 21/01/2025 12:10
Hoàn thành nhiều công việc mang tính chiến lược cho phát triển Thủ đô
Sự kiện 21/01/2025 10:54
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội họp về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ
Sự kiện 21/01/2025 09:20
Báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền định hướng lớn của Đảng về "kỷ nguyên mới"*
Sự kiện 20/01/2025 22:13