Bệnh whitmore nguy hiểm như thế nào?
Xuất hiện bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore "ăn" cánh mũi | |
Kiên trì cứu sống bệnh nhân mắc bệnh Whitmore nguy kịch |
Whitmore là bệnh do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra. Vi khuẩn này là thực vật hoại sinh có trong đất ở các vùng nhiệt đới, nhất là đông nam Á và bắc Australia. Con người và loài vật khác bị nhiễm bệnh do phơi nhiễm với vi khuẩn này trong môi trường.
Vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể người và động vật khi hít phải bụi hoặc hơi nước nhiễm khuẩn, uống phải nước nhiễm khuẩn, khi tiếp xúc với đất nhiễm khuẩn, đặc biệt thông qua các vết trầy xước.
Một bệnh nhân nữ mắc whitmore khá hy hữu, với trình trạng vi khuẩn whitmore “ăn” cánh mũi điều trị tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai. |
Các yếu tố rủi ro của bệnh Whitmore
Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ mắc bệnh whitmore bao gồm việc đi du lịch đến hoặc sinh sống tại các khu vực dễ phát tán bệnh. Trên thế giới, hầu hết các ca bệnh được phát hiện ở Malaysia, Singapore, Thái Lan và phía bắc Australia.
Người khỏe mạnh có thể mắc bệnh, tuy nhiên những người vốn mắc những bệnh làm yếu hệ miễn dịch lại càng có nguy cơ mắc bệnh Whitmore cao hơn như bệnh HIV/AIDS, ung thư, bệnh phổi mãn tính, (bao gồm COPD), bệnh gan, bệnh tan máu bẩm sinh, bệnh tiểu đường và bệnh thận mãn tính.
Bệnh khởi phát sau 1 ngày đến 3 tuần kể từ khi nhiễm bệnh và biểu hiện cấp tính, nhưng 10% ca bệnh có biểu hiện bệnh whitmore mạn tính (trong đó bệnh nhân bị ốm suốt kéo dài trên 2 tháng).
Trên 50% ca bệnh có biểu hiện viêm phổi mắc phải từ cộng đồng và gần 25% số ca bệnh có biểu hiện sốc nhiễm khuẩn.
Bệnh nhân thường bị sốt, đổ mồ hôi, ho (có hoặc không có đờm), và các triệu chứng (như sưng và đau, khó thở, bí tiểu) liên quan đến ổ bệnh khu trú.
Vết loét hoặc áp-xe da, viêm hạch bạch huyết, viêm tuyến mang tai có thể là biểu hiện chính trong một số trường hợp.
Mặc dù đã từng có ca lây bệnh whitmore từ người sang người, bệnh này rất hiếm khi lây lan. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu qua tiếp xúc với đất nhiễm khuẩn.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh whitmore có thể biểu hiện ra nhiều triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng và dấu hiệu này có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác, do đó bệnh Whitmore rất khó được chẩn đoán kịp thời.
Các chuyên gia y tế chẩn đoán bệnh whitmore bằng cách phân lập vi khuẩn Burkholderia pseudomallei từ máu, đờm dãi, nước tiểu, dịch áp-xe hoặc vết thương hở của người nhiễm bệnh. Trong một số ca, các chuyên gia y tế có thể tiến hành kiểm tra kháng thể máu để chẩn đoán bệnh Whitmore, tuy nhiên phương pháp này không đáng tin cậy bằng phương pháp nuôi cấy sinh học.
Ở những bệnh nhân đặc biệt nghi mắc bệnh whitmore mà các kết quả nuôi cấy khác đều âm tính, thì cần tiến hành cấy dịch họng và cặn lắng nước tiểu ly tâm trong môi trường chọn lọc.
Bên cạnh đó, cần thực hiện chụp x-quang ngực và chụp CT hay siêu âm bụng và khung chậu cho tất cả ca bệnh để xác định phạm vi của bệnh.
Các phương pháp điều trị bệnh Whitmore
Bệnh Whitmore có thể được điều trị bằng kháng sinh và điều trị kịp thời sẽ có ảnh hưởng tích cực tới kết quả điều trị. Việc điều trị thường bao gồm truyền kháng sinh vào tĩnh mạch (ceftazidime hoặc meropenem) kéo dài 10 đến 14 ngày, sau đó uống kháng sinh (như trimethoprim-sulfamethoxazole hoặc amoxicillin) trong vòng 3 đến 6 tháng.
Bệnh whitmore có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời. Bệnh có thể gây nguy cơ tử vong cao ở những người có hệ miễn dịch yếu hoặc những người vốn có bệnh mãn tính.
Vì vậy, theo các chuyên gia y tế, ở những khu vực mà vi khuẩn gây bệnh lưu hành, người dân có thể phòng bệnh bằng cách tránh tiếp xúc với đất và nước, đặc biệt nếu trên da có vết thương hở. Khi hoạt động ngoài trời, hãy đeo ủng để tránh nhiễm khuẩn qua bàn chân và bắp chân.
Tháng 8 vừa qua, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai lần đầu tiên tiếp nhận một bệnh nhân nữ mắc whitmore khá hy hữu, với trình trạng vi khuẩn whitmore “ăn” cánh mũi. Bệnh nhân trước đó được chẩn đoán bị nhiễm trùng huyết do tụ cầu nhưng tại Trung tâm bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai, cấy máu và mủ ở vết thương cho kết quả dương tính với vi khuẩn whitmore. Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, nếu như trước đây, 5-10 năm mới có 20 ca mắc whitmore, thì từ đầu năm 2019 đến nay, tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận tới 20 ca mắc căn bệnh nguy hiểm này. Trong đó riêng tháng 8 đã ghi nhận 12 ca whitmore nặng được chuyển đến chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ. Bệnh cảnh lâm sàng đa dạng phức tạp, bệnh nhân được nhập viện từ chuyên khoa khác nhau như hô hấp, cơ-xương-khớp, nội tiết, da liễu, ngoại khoa... |
Theo T.H/VOV.VN
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47