Bệnh viện tuyến tỉnh làm chủ kỹ thuật ghép tạng: Người bệnh hưởng lợi
11 tác phẩm đoạt giải cuộc thi viết về hiến, ghép tạng | |
Bệnh nhân ghép phổi thứ hai được xuất viện | |
6 ngày thực hiện thành công 15 ca ghép tạng |
Ngày 30/12/2019, một thanh niên 30 tuổi bị tai nạn giao thông dập não, hôn mê được xác định trong tình trạng chết não, đã hết cơ hội cứu chữa tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
Lần đầu tiên, tại Bệnh viện này, các bác sĩ đã vận động được gia đình bệnh nhân hiến tạng. Bệnh viện đã thông báo cho Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức về trường hợp chết não, gia đình đồng ý hiến tạng.
Các bác sĩ chuẩn bị tiến hành ghép thận cho bệnh nhân. |
Đồng thời vì quy trình đánh giá chết não đòi hỏi khá chặt chẽ qua Hội đồng đánh giá nên Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa quyết định chuyển bệnh nhân ra Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đánh giá chết não để bảo đảm độ chính xác cao nhất. Kèm với đó, Bệnh viện Thanh Hóa cũng gửi danh sách những bệnh nhân cần ghép thận để làm các xét nghiệm tương đồng.
PGS.TS Nguyễn Quang Nghĩa – Giám đốc Trung tâm ghép tạng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Sau khi đánh giá chết não, bệnh nhân được đưa vào lấy đa tạng, nhưng vì người bệnh có bệnh lý tim bẩm sinh nên chỉ lấy được gan và thận. Sau mổ lấy tạng, một quả thận được bảo quản và vận chuyển xuyên đêm tối về Thanh Hóa.
Người được ghép thận là một bệnh nhân nam, 31 tuổi ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Bệnh nhân này phải chạy thận lọc máu định kỳ 4 năm nay. Ca ghép thận được tiến hành từ 1 giờ đến 4 giờ sáng ngày cuối cùng của năm 2019.
Bệnh viện Việt Đức cử hai cán bộ y tế giám sát quá trình ghép quả thận được điều phối 200 km từ Hà Nội. Đây là ca ghép thận thứ 5 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá nhờ sự chuyển giao của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
PGS Nguyễn Quang Nghĩa đánh giá, đây là một bước tiến vượt bậc của tuyến tỉnh trong thực hiện ghép thận kể từ khi được Bệnh viện Việt Đức chuyển giao kỹ thuật này. Hiện tại, bệnh nhân được ghép thận đã ổn định, đi lại được bình thường và có thể dự kiến ra viện trong 10 ngày nữa.
“Tại Đơn nguyên chạy thận nhân tạo của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa có khoảng 400 bệnh nhân chạy thận định kỳ, nguyện vọng ghép thận rất lớn. Vì thế, Thanh Hóa là một tỉnh rất quyết tâm học chuyển giao kỹ thuật này”- PGS Nguyễn Quang Nghĩa cho hay.
Cũng theo PGS Nguyễn Quang Nghĩa, nhu cầu ghép thận rất nhiều trong khi đây không phải là kỹ thuật quá khó, phức tạp, yêu cầu chỉ cần là một nơi có đơn vị chạy thận, thực hiện được phẫu thuật tim, ngoại khoa phát triển…
Sau ca ghép thận, sức khoẻ của bệnh nhân đã dần ổn định. |
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có đoàn công tác để thẩm định xem bệnh viện có khả năng ghép được hay không. Các y bác sĩ được đào tạo tối thiểu 3 tháng, có kỹ thuật 6 tháng. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã chuyển giao thành công kỹ thuật ghép thận cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Ca ghép đầu tiên do các bác sĩ Bệnh viện thực hiện, sau đó chuyển giao dần theo hình thức “cầm tay chỉ việc”.
Theo quy trình chuyển giao, những ca ghép thận sau, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sẽ rút dần ở các khâu, chỉ đứng giám sát để các bệnh viện tỉnh chủ động thực hiện ghép tạng.
“Điều lo ngại nhất khi chuyển giao ghép tạng cho tuyến tỉnh đó là việc ghép tạng có nhiều mắt xích. Có những vấn đề, khi chúng tôi rút về, có thể họ không xử lý kịp thời hoặc không có kinh nghiệm phát hiện sự cố, có thể xảy ra những biến chứng nặng nề sau ghép. Vì thế, chúng tôi phải thường xuyên kết nối thông tin qua zalo để chia sẻ hàng giờ về tình trạng người bệnh. Nếu có vấn đề, nhóm chuyên gia của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sẽ giúp phát hiện ra và cử người về tận nơi giải quyết nếu có bất thường”- PGS Nguyễn Quang Nghĩa nói.
Đến nay, nhờ sự chuyển giao này, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã triển khai được 20 ca ghép thận, trong đó có một ca ghép đầu tiên cho người bệnh không cùng nhóm máu. Thanh Hóa cũng thực hiện được 5 ca ghép thành công. “Việc chuyển giao kỹ thuật này giúp người bệnh được thụ hưởng các dịch vụ, kỹ thuật y tế hiện đại, chuyên sâu ngay tại địa phương và giảm chi phí so với việc phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trung ương điều trị. Thực hiện thành công ghép thận tại địa phương giúp cho người bệnh giảm chi phí đi lại, đặc biệt là việc tái khám hằng tháng, lấy thuốc ức chế miễn dịch sau ghép”- PGS.TS Nguyễn Quang Nghĩa nhấn mạnh. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47