Bệnh ho gà gia tăng, nhiều trường hợp biến chứng nặng
Vào mùa ho gà, gần 20 trẻ nhập viện Nhi Trung ương | |
Thực phẩm "cứu nguy" lá gan sau Tết |
Ảnh minh họa |
Gần đây, Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Nhi Trung ương đã liên tục tiếp nhận các trẻ bị biến chứng nặng do ho gà vào nhập viện. Hầu hết các trẻ mắc ho gà đều chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều. Các bác sĩ cũng cho biết, đáng lưu ý, ghi nhận các trẻ mắc ho gà còn rất nhỏ (dưới 2 tháng tuổi), trước thời điểm có chỉ định tiêm vắc xin (theo chỉ định, trẻ tiêm vắc xin ho gà mũi 1 lúc đủ hai tháng tuổi). Trong khi đó, trẻ dưới sáu tháng tuổi mắc ho gà dễ bị biến chứng nặng.
Theo PGS - BS Trần Minh Điển, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, ba tháng gần đây, số mắc ho gà vào Bệnh viện Nhi Trung ương có xu hướng tăng, trong đó có nhiều trẻ rất nhỏ. Thống kê trong 2015 cho thấy có 56,5% trẻ mắc ho gà dưới ba tháng tuổi. Đây là nhóm trẻ có nguy cơ biến chứng nặng rất cao. Riêng từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 39 ca ho gà nhập viện tại bệnh viện này (cùng kỳ 2016 có 12 ca; cùng kỳ 2015 có 10 ca). Trong số nhập viện, một số trẻ rất nặng phải thở máy, nguy cơ tử vong rất cao.
BS Trần Minh Điển cũng lưu ý, thời tiết miền Bắc hiện là thời điểm có xu hướng tăng các ca mắc ho gà, do đó các cha mẹ cần đưa bé đi khám khi thấy bé bị ho để được chẩn đoán đúng. Đặc biệt lưu ý với trẻ nhỏ 1 - 3 tháng tuổi vì ho gà ở các bé mới sinh không dễ dàng phát hiện và dễ gây biến chứng nặng. Phụ huynh không nên qua lo lắng nhưng cũng không nên chủ quan vì ngay cả khi bé chỉ được chăm sóc tại nhà cũng vẫn có thể lây vi khuẩn ho gà từ thành viên trong gia đình (người lớn có thể mang vi khuẩn nhưng không có biểu hiện bệnh).
Khuyến cáo của Bộ Y tế: Để phòng chống bệnh ho gà, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà (vắc xin phối hợp phòng bệnh Bạch hầu, ho gà, uốn ván –DTP hoặc vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, virus viêm gan B và Haemophilus influenzae type b - Quinvaxem) đầy đủ, đúng lịch. Đồng thời, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh ho gà, phụ huynh cần cho trẻ nghỉ học, cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47