-->

Bến xe miền Đông mới khi nào thực sự “mới”?

(LĐTĐ) Mặc dù đã hoàn thành, đưa vào khai thác 2 năm nay nhưng công suất hoạt động của bến xe miền Đông mới, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vẫn chưa được như mong muốn. Người dân ít đi lại, hàng trăm chuyến xe bỏ bến, hình thành nên nạn “xe dù, bến cóc”, trong khi chủ đầu tư chưa thể hoàn vốn đầu tư khi nhiều mặt bằng trong bến xe chưa được cho thuê do bến xe chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sẽ xây dựng Bến xe Miền Đông mới Rà soát xe khách bỏ bến, thu hồi phù hiệu xe không hoạt động

Hàng trăm chuyến bỏ bến

Mặc dù vào dịp cuối tuần, bến xe miền Đông mới vẫn thưa vắng hành khách. Khu vực bán vé, nhà chờ vắng bóng người. Nhiều chuyến xe nằm dài trong bến, đến giờ xuất bến chỉ “lèo tèo” dăm ba hành khách. Có mặt tại bến xe Miền Đông mới trong những ngày đầu tháng 11/2022, phóng viên Báo Lao động Thủ đô chứng kiến không khí “đìu hiu” của bến xe khi trong bến chỉ có vài hành khách đứng chờ cùng với một số nhân viên bảo vệ.

Bến xe miền Đông mới khi nào thực sự “mới”?
Bến xe miền Đông mới hoạt động 2 năm nay nhưng thường xuyên “ế ẩm”.

Đi vào phía trong khu vực bán vé, dù có hàng chục quầy vé đã được bố trí nhưng hiếm hoi mới có một vài hành khách tới mua hoặc tìm hiểu thông tin chuyến đi. Một nhân viên của nhà xe Phương Trang cho biết: Từ khi chuyển từ bến xe Miền Đông cũ về đây, ngày nào đông thì được chục khách, có ngày không có khách nào. “Ở bến xe mới này chủ yếu tiếp nhận khách từ bến xe cũ tới rồi lên xe đi thôi, chứ khách ra đây mua vé ít lắm”, nhân viên này cho biết.

Trong khi đó một nhân viên bán vé của nhà xe chạy tuyến TP.HCM - Quảng Ngãi cho hay, do bến xe Miền Đông mới xa trung tâm Thành phố không tiện cho việc đi lại của người dân. Hành khách phàn nàn việc từ các quận trung tâm bắt xe về bến xe Miền Đông cũ chỉ tốn khoảng 100.000 đồng nhưng ra bến xe mới mất thêm 100.000 đồng nữa. Đây cũng là lý do tại sao hiện nay hành khách không chịu đến bến xe mới mà bắt xe dọc đường hoặc gọi điện xe đến đón tại nhà.

Ông Võ Khánh Hưng - Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM cho biết: Từ ngày 1/10, khi di dời các tuyến xe từ bến xe miền Đông cũ (quận Bình Thạnh) sang bến xe miền Đông mới tại thành phố Thủ Đức, mỗi ngày tại bến xe mới giảm gần 300 chuyến so với khi hoạt động tại bến cũ. Trong đó có 160 chuyến không vào bến xe mới mà chuyển sang hoạt động tại các bến xe khác như bến xe miền Tây, Ngã Tư Ga, An Sương…

Với 140 chuyến xe còn lại, theo nhận định của đại diện Sở GTVT TP.HCM - có thể một số nhà xe không chấp hành việc di dời, không vào bến mà dừng đón khách ở một số địa điểm tập kết… ở gần bến xe cũ như số nhà 397 Đinh Bộ Lĩnh hoặc 1 số cây xăng dọc Quốc lộ 13, gần cầu Sài Gòn, gần ngã tư Bình Phước, khu vực quận 12…

Ông Võ Khánh Hưng cũng thừa nhận vấn nạn “xe dù bến cóc” hoạt động sai quy định đã kéo dài trong nhiều năm qua. Cùng với việc dời bến xe miền Đông cũ sang bến xe miền Đông mới khiến tình trạng này lại tái diễn nhiều hơn.

Trước thực trạng đó, lãnh đạo Sở GTVT đã chỉ đạo Thanh tra Sở tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vấn nạn xe dù bến cóc, nhất là vào dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới; điều chỉnh vị trí gắn camera để chuyển hình ảnh về trung tâm phục vụ cho việc phạt nguội. Trong trách nhiệm của mình, Thanh tra Sở GTVT cũng đã bố trí các đội thường xuyên túc trực tại bến xe miền Đông cũ và mới, một đội ở khu vực đường Điện Biên Phủ, Quốc lộ 13, khu vực Suối Tiên...

Ngoài ra Sở GTVT cũng chỉ đạo tăng cường xe trung chuyển, xe buýt kết nối với bến xe miền Đông mới; nghiên cứu phương án cấm xe khách giường nằm trên 30 chỗ vào nội đô, nếu được UBND TP.HCM chấp thuận sẽ áp dụng trước Tết Nguyên đán 2023. Phía bến xe miền Đông mới cũng sẽ nâng cao chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng, lắp đặt bảng biểu chỉ dẫn, tổ chức nhà vệ sinh không thu phí, đưa vào các dịch vụ như quầy ATM, thức ăn, nước uống… Bến xe sẽ đầu tư nơi nghỉ ngơi cho hành khách và tài xế.

Khó chồng khó

Theo đại diện Sở GTVT TP.HCM và chủ đầu tư, có nhiều nguyên nhân khiến hàng trăm chuyến bỏ bến xe miền Đông mới. Cụ thể, vị trí bến xe miền Đông mới nằm cách xa trung tâm Thành phố và bến xe miền Đông cũ trong khi thói quen đi lại của người dân vẫn chưa thay đổi. Trong khi đó, tình trạng “xe dù, bến cóc”, “xe trá hình” hoạt động ngày càng tinh vi, phức tạp tại khu vực trung tâm Thành phố; các bãi giữ xe, các trạm tiếp nhiên liệu thường xuyên tổ chức đón, trả khách.

Cùng với đó, bến xe miền Đông mới đưa vào hoạt động từ ngày 10/10/2020 đã chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19; dự án giao thông xung quanh chưa hoàn thiện. Hiện trong bến xe Miền Đông mới vẫn còn trường hợp nhà người dân chưa được giải phóng mặt bằng, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh trong bến xe cũng như ảnh hưởng đến việc triển khai các công trình xây dựng trong bên.

Bến xe miền Đông mới khi nào thực sự “mới”?
Thưa vắng hành khách mua vé tại bến xe miền Đông mới.

Đáng chú ý là vừa qua Bộ GTVT ban hành Quyết định số 927/QĐ-BGTVT công bố danh mục chi tiết mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến năm 2025, trong đó bổ sung các tuyến đường mới như Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum… vào hoạt động tại bến xe miền Tây, trong khi những tuyến đường này trước đây nằm trong danh sách các tuyến đường di dời từ bến xe miền Đông cũ sang bến xe miền Đông mới. Điều này dẫn tới việc, bến xe miền Đông mới đã bị mất đi rất nhiều tuyến đường khai thác về các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, nhiều đơn vị kinh doanh vận tải đã dời địa điểm hoạt động sang bến xe miền Tây.

Ngoài ra, do bến xe miền Đông mới chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên chủ đầu tư chưa thể ký kết với đối tác cho thuê mặt bằng để thu hồi vốn. Để gỡ khó cho bến xe miền Đông mới, về vấn đề pháp lý đất đai, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương xem xét, giải quyết nội dung kiến nghị của Samco về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 15/11...

Đại diện Samco cũng đề nghị Sở GTVT sớm ban hành phân luồng các tuyến vận tải hành khách theo tuyến cố định tại các bến xe khách liên tỉnh trên địa bàn Thành phố. Cụ thể, bến xe miền Tây tiếp nhận các tuyến đường hướng đi - đến các tỉnh - thành thuộc khu vực miền Tây. Bến xe ngã Tư Ga và bến xe miền Đông cũ tiếp nhận các tuyến đường hướng đi - đến các tỉnh - thành thuộc khu vực Tây Nguyên. Bến xe miền Đông mới tiếp nhận các tuyến đường hướng đi - đến các tỉnh - thành thuộc khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Đông Nam bộ, mở mới các tuyến đi Tây Nguyên qua hành trình đường tỉnh 743. Trường hợp các tuyến đường đi ngang qua thành phố HCM, sử dụng các trục đường vành đai để đi về khu vực miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và miền Tây.

Bên cạnh đó, đại diện Samco cũng đề nghị lực lượng chức năng xử lý nghiêm hành vi vi phạm trật tự vận tải như “bến lậu”, “xe trá hình”, xe chạy sai hành trình trên địa bàn; xử lý triệt để các điểm xe đón trả khách trong nội thành, các bãi đậu, giữ xe thực hiện đúng chức năng trông giữ xe theo quy định. Sở GTVT TP.HCM sớm báo cáo Bộ GTVT cho Samco được thí điểm phương án kết hợp với một đơn vị vận tải trung gian để thực hiện việc chuyển hành khách từ các khu vực trong thành phố đến bến xe miền Đông mới và ngược lại. /.

Bến xe miền Đông mới được đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng, trong đó giai đoạn một khoảng 740 tỉ đồng. Đây là bến xe lớn nhất nước, phục vụ hơn 7 triệu lượt khách mỗi năm. Các tuyến hoạt động tại bến xe miền Đông mới gồm các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và phía Bắc. Bến xe Miền Đông mới chính thức hoạt động giai đoạn 1 kể từ ngày 10/10/2020 với tổng số tuyến đường di dời theo quy hoạch bao gồm 71 tuyến đường. Hiện đang hoạt động tại bến xe Miền Đông cũ 29 tuyến đường. Đến nay hàng trăm tỷ đồng đã đầu tư vào dự án đang đứng trước nguy cơ kém hiệu quả.

X.Tình – T.Đồng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2): Tỷ giá USD tiếp tục duy trì đà tăng khi thị trường phản ứng trước dữ liệu lạm phát Mỹ và chính sách thuế mới từ Tổng thống Donald Trump. Chỉ số USD Index giữ vững trên ngưỡng 108, cho thấy đồng bạc xanh vẫn đang hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô.
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Trong tuần qua, giá dầu Brent giảm 2,1%, còn giá dầu WTI giảm 2,9%, kéo dài đà giảm từ tuần trước. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 73,81 USD/thùng, giảm 0,27%, giá dầu Brent ở mốc 76,5 USD/thùng, giảm 0,29%. Trong nước, giá xăng dầu vẫn ổn định sau kỳ điều chỉnh đầu tiên của tháng 2.
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Chelsea vs West Ham sẽ diễn ra vào lúc 03h00 ngày 4/2 ở vòng 24 Premier League 2024/25.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

(LĐTĐ) Dự báo ngày 3/2, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm và sáng có mưa, mưa rào rải rác. Gió chuyển hướng Đông Bắc cấp 3.
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.

Tin khác

Hà Nội không xảy ra ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ

Hà Nội không xảy ra ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Chiều 2/2, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày, người dân ở các tỉnh quay trở lại Hà Nội học tập và làm việc. Tuy nhiên, tình hình giao thông trong nội đô và các cửa ngõ Thủ đô không xảy ra tắc nghẽn nghiêm trọng như các năm trước.
9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, 209 người tử vong

9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, 209 người tử vong

(LĐTĐ) Chiều 2/2, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) thông tin về tình hình, kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ 25/1 - 2/2/2025).
Hà Nội: Tết Ất Tỵ, tai nạn giao thông giảm sâu so với cùng kỳ

Hà Nội: Tết Ất Tỵ, tai nạn giao thông giảm sâu so với cùng kỳ

(LĐTĐ) Sáng 2/2, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, từ ngày 25/1 đến ngày 1/2 (từ 26 tháng Chạp đến mùng 4 Tết Ất Tỵ), toàn Thành phố xảy ra 17 vụ tai nạn giao thông, làm 10 người tử vong, 13 người bị thương. So sánh với 9 ngày nghỉ Tết Giáp Thìn 2024, giảm 21 vụ, giảm 6 người tử vong, giảm 31 người bị thương. So sánh 9 ngày liền kề giảm 13 vụ, giảm 10 người tử vong, giảm 7 bị thương...
Tăng cường kiểm soát hoạt động vận tải hành khách ngay từ đầu năm

Tăng cường kiểm soát hoạt động vận tải hành khách ngay từ đầu năm

(LĐTĐ) Lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là tình trạng dừng, đỗ sai quy định, đón trả khách không đúng nơi quy định, tình trạng nhồi nhét khách...
Hà Nội: Năm 2025, phấn đấu vận tải công cộng đáp ứng 20% nhu cầu

Hà Nội: Năm 2025, phấn đấu vận tải công cộng đáp ứng 20% nhu cầu

(LĐTĐ) Năm 2025, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, sẽ thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được Bộ GTVT, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố giao hằng năm. Đặc biệt, vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) đáp ứng đạt tỷ lệ đảm nhiệm 20% nhu cầu đi lại của người dân.
Mùng 4 Tết Ất Tỵ: Toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người

Mùng 4 Tết Ất Tỵ: Toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người

(LĐTĐ) Chiều 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ) Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an cho biết, toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người, bị thương 45 người. So với ngày mùng 4 Tết Giáp Thìn năm 2024, giảm 21 vụ, giảm 6 người chết, giảm 20 người bị thương.
Cách di chuyển qua nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển mới nhất

Cách di chuyển qua nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển mới nhất

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa thông tin phương án di chuyển mới nhất tại nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển. Theo đó, đây là nút giao thông nhiều tầng nhất Hà Nội hiện nay với lưu lượng phương tiện giao thông rất cao, thường xuyên xảy ra ùn tắc.
820 lái xe bị trừ điểm bằng lái trong ngày mùng 3 Tết

820 lái xe bị trừ điểm bằng lái trong ngày mùng 3 Tết

(LĐTĐ) Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia thông tin, trong ngày mùng 3 Tết Ất Tỵ, tức 31/1, cả nước xảy ra 56 vụ tai nạn giao thông, 33 người tử vong, 52 người bị thương. Đáng chú ý, lực lượng chức năng đã tước 283 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm giấy phép lái xe 820 trường hợp.
Chiều mùng 4 Tết, nhiều cao tốc hướng về Hà Nội bị ùn tắc

Chiều mùng 4 Tết, nhiều cao tốc hướng về Hà Nội bị ùn tắc

(LĐTĐ) Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hướng Hà Nội tắc dài từ nút giao Yên Mỹ đến trạm thu phí. Quốc lộ 1A đoạn từ Cầu Giẽ lên tới Vạn Điểm đông xe, ùn tắc. Trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai lưu lượng phương tiện đang tăng cao (hướng về trung tâm Hà Nội).
Lộ trình 2 tuyến buýt kết nối với chùa Hương

Lộ trình 2 tuyến buýt kết nối với chùa Hương

(LĐTĐ) Hiện tại, trên địa bàn Thủ đô có 2 tuyến buýt trợ giá kết nối đến chùa Hương là tuyến buýt 103A và tuyến 103B.
Xem thêm
Phiên bản di động