-->

Bấp bênh đời sống nữ công nhân

Theo số liệu mới nhất của Tổng LĐLĐ Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 2,4 triệu LĐ làm việc trong các KCN-KCX. Trong đó, lực lượng LĐ nữ chiếm khoảng 60 - 70% và đa số là lao động nữ nhập cư từ khắp nơi trên cả nước. Trình độ hạn chế, chậm bắt nhịp với tác phong công nghiệp, trong khi áp lực công việc nặng nề, thu nhập thấp khiến đời sống nữ lao động nhập cư vô cùng khó khăn, bấp bênh...
Công nhân tại các khu nhà trọ "đói" các hình thức giải trí lành mạnh
Đưa hơn 20.000 công nhân về quê đón tết Bính Thân
Công nhân may mặc bỏ làm đình công
Chuyện về những người trắng đêm mừng đại hội

Nghèo nàn vật chất, đơn điệu tinh thần

Rời quê hương Hải Dương ra Hà Nội làm công nhân may trong khu công nghiệp Vĩnh Tuy, những ngày đầu Nguyễn Thu Hà không khỏi cảm thấy “choáng”. Phố xá ồn ào, đông đúc, đi đâu cũng thấy lạ lẫm, lơ ngơ, thân thiện. Giá cả sinh hoạt thì đắt đỏ. Đã thế công việc lại căng thẳng, thu nhập thấp, nhà trọ tạm bợ, đời sống tinh thần nghèo nàn... Nhớ về quê, Hà không khỏi ngậm ngùi: “Hầu hết các bạn gái trẻ như em đều không thoả mãn với những điều mong đợi trước khi rời quê ra đây. Ở thành phố đấy, nhưng cuộc sống không bằng ở quê. Lúc này em mới cảm nhận được rằng, quê nhà mới thực sự là nơi bọn em thấy bình yên, hạnh phúc và dễ tìm bạn đời hơn...”.

Nguyễn Thị Hạnh, công nhân lắp ráp điện tử trong KCN Bắc Thăng Long, cũng có chung tâm sự như trên. 16 tuổi, biết lực học mình có hạn, Hạnh khép lại con đường học hành, theo bạn bè rời Thanh Hóa ra Hà Nội làm công nhân cho một doanh nghiệp lắp ráp điện tử ở KCN Bắc Thăng Long. Giấc mộng thay đổi số phận nơi thành thị của cô gái trẻ sớm tan biến, khi cô phải đối mặt với biết bao khó khăn của cuộc sống xa gia đình: phòng trọ tạm bợ, chi phí sinh hoạt đắt đỏ, áp lực công việc nhiều. “Những đợt công ty có nhiều đơn hàng, chúng em phải tăng ca triền miên, khi ít đơn hàng, không phải tăng ca thì em lại xoay sở đi làm thêm các việc khác như phụ bán hàng tạp hóa, giúp việc gia đình để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống và gửi về quê phụ giúp bố mẹ. Đi làm nhiều rất mệt nên buổi tối về nhà trọ, chúng em chỉ muốn lăn ra ngủ, không thiết tha xem ti vi, đọc báo, đi chơi hay giao lưu kết bạn với ai”- Hạnh kể.

Cuộc sống của Hà và Hạnh có lẽ cũng là cuộc sống của đại đa số nữ CNLĐ ngoại tỉnh. Theo khảo sát gần đây nhất của Viện Công nhân và Công đoàn (thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam), có khoảng 20% công nhân bức xúc phải làm thêm giờ nhiều và 25% bức xúc về trả lương làm thêm giờ thấp... Tuy nhiên, vì đồng lương thấp, lại phải chi trả một số khoản khác khi phải sống xa gia đình như thuê phòng trọ với giá điện, giá nước cao; sinh hoạt đắt đỏ ở địa bàn có nhiều NLĐ... nên phần lớn CNLĐ đều chấp nhận việc làm thêm giờ, tăng ca. Thậm chí coi đó là một “cứu cánh” để tồn tại.

Bấp bênh đời sống nữ công nhân
Công nhân nữ đời sống còn nhiều bấp bênh , Ảnh minh họa

Vậy là dù muốn hay không, cuộc sống của họ lại rơi vào vòng quay: Đi làm; ăn, ngủ lấy lại sức; đi làm và chẳng còn còn thời gian đâu mà nghĩ đến chuyện vui chơi, giải trí. Cũng theo khảo sát nói trên của Viện Công nhân và Công đoàn, hiện nay, chỉ một số doanh nghiệp quan tâm đến đời sống tinh thần nhằm giữ chân công nhân. Số còn lại không tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và không có khu vui chơi thể thao, nhà sinh hoạt văn hóa cho CN. Theo thống kê: 74,9% công nhân được hỏi cho biết, không có sân chơi thể dục, thể thao; 85,1% công nhân bức xúc vì nơi ở không có nhà văn hóa...

Thiếu kiến thức, kỹ năng sống

Vốn xuất thân ngoại tỉnh, học vấn thấp, trình độ hiểu biết hạn chế, lại gặp phải vòng xoáy khắc nghiệt của cuộc sống thị thành, không có điều kiện học tập, tiếp cận thông tin nên trình độ nhận thức, kiến thức mọi mặt của các lao động nữ nhập cư càng trở nên bó hẹp. Trong đó, họ gần như “mù tịt” và không quan tâm kiến thức về tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản- những kiến thức thiết thân nhất với nữ CNLĐ nhập cư, đang độ tuổi yêu đương, lập gia đình và sinh nở.

Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam từng có một khảo sát cho thấy, có gần 43% nữ công nhân sẵn sàng chấp nhận sống chung trước hôn nhân. Không ít nữ công nhân thừa nhận, chỉ cần có người yêu là cả hai chuyển ra nhà trọ ở chung. Đáng nói là dù cởi mở về tình dục nhưng các nữ công nhân lại mù mờ về kiến thức sức khỏe sinh sản. Hai biện pháp tránh thai an toàn được công nhân biết đến nhiều nhất là sử dụng bao cao su và thuốc tránh thai. Tuy nhiên, biết là một chuyện, còn có dám sử dụng hay biết cách sử dụng hay không thì lại là chuyện khác.

Bà Đinh Huyền Trang, Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) cho biết, nhiều nữ công nhân trẻ dù biết sử dụng bao cao su là an toàn nhưng e ngại không dám đến các điểm dịch vụ mua vì sợ mọi người đánh giá là hư hỏng, dễ dãi … Đối với thuốc tránh thai cũng vậy, có rất nhiều loại, mỗi loại có cách sử dụng, chỉ định riêng nhưng nhiều người sử dụng vô tội vạ, sử dụng sai, nhầm lẫn dẫn đến hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến nội tiết tố, hạn chế sự phát triển và rụng trứng của phụ nữ, có thể phải đối mặt với tình trạng vô sinh. Do vậy đa phần nữ công nhân chấp nhận sống theo bản năng, việc tránh thai hoàn toàn dựa vào các biện pháp tự nhiên, hiệu quả thấp. Hệ quả đau lòng, tình trạng mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai trong nữ công nhân KCN vẫn thường xảy ra.

Thậm chí có những trường hợp nạo phá thai nhiều lần trong năm. Chưa kể, tình trạng nữ công nhân mắc bệnh phụ khoa do nguồn nước ô nhiễm, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục do quan hệ không lành mạnh… nhưng chưa từng đi khám vì nghĩ mình “không có điều gì bất thường”.

Trước thực trạng đời sống của CNLĐ nhập cư nói chung, lao động nữ nhập cư nói riêng, thời gian qua, các cấp CĐ thủ đô đã có nhiều giải pháp thiết thực để chăm lo, cải thiện đời sống của NLĐ, nhất là lao động nữ. Theo Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Đặng Thị Phương Hoa, hàng năm, LĐLĐ phố trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các cấp CĐ tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với lao động nữ trong các doanh nghiệp. Thông qua đó thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách và quan tâm chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho lao động nữ.

Các cấp CĐ thủ đô cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao trình độ mọi mặt, đặc biệt là nâng cao nhận thức về xã hội, pháp luật, kiến thức về tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc gia đình, về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho cho lao động nữ nhập cư để lao động nữ có thể hiểu biết, tự bảo vệ và làm chủ cuộc sống của mình. Cùng với đó, các cấp CĐ thủ đô đẩy mạnh công tác xã hội: Tặng quà, trợ cấp cho CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ nhà mái ấm công đoàn, tổ chức các buổi khám, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí cho công nhân v.v...

Có thể nói, những hoạt động tích cực của các cấp CĐ thủ đô đã phần nào san sẻ được khó khăn cho các CNLĐ ngoại tỉnh nói chung, và lao động nữ nhập cư nói riêng. Tuy nhiên, để thực sự cải thiện được những vấn đề đang đặt ra trong đời sống thực tiễn của CNLĐ ngoại tỉnh nói chung, lao động nữ nói riêng rất cần sự vào cuộc của toàn thể xã hội, các cấp ngành và cả chủ doanh nghiệp.

Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động

Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động

(LĐTĐ) Vừa qua, trong chương trình Tết sum vầy, Công ty CP May Minh Anh - Đô Lương (Nghệ An) đã trao tặng tiền mặt và các phần quà cho người lao động với số tiền 2 tỷ đồng.
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động

Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị các địa phương theo dõi, nắm tình hình để bảo đảm người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng, cũng như bố trí nghỉ Tết đúng chế độ theo quy định...
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?

Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán không chỉ là một dịp đánh dấu sự khởi đầu mới mà còn là thời điểm để các doanh nghiệp tri ân người lao động sau một năm vất vả. Tuy nhiên, quà Tết có chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hay không luôn là điều khiến nhiều người quan tâm. Bài viết này sẽ giải đáp rõ ràng vấn đề này dựa trên quy định hiện hành, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách tính thuế từ quà Tết.
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết

Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết

(LĐTĐ) Chụp ảnh Tết đang trở thành xu hướng phổ biến, kéo theo sự nhộn nhịp của các dịch vụ đi kèm như chụp ảnh và trang điểm. Không khí rộn ràng này góp phần tô điểm sắc xuân trên khắp phố phường Hà Nội.
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng

Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho biết mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất là trên 1,9 tỷ đồng thuộc vị trí quản lý cấp cao của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện tử công nghệ thông tin tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương

Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương

(LĐTĐ) Thông tin về việc thực hiện các chính sách tiền lương, quan hệ lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, trong năm 2024, các cơ chế, chính sách về lao động, tiền lương tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện, trong đó tập trung vào thể chế hóa các nội dung cải cách chính sách tiền lương trong doanh nghiệp.
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội

Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, hiện nay, cả nước thực hiện trợ cấp xã hội cho hơn 3,8 triệu người (chiếm 3,8% tổng dân số), với tổng ngân sách chi trả trợ cấp xã hội khoảng 32 nghìn tỷ đồng/năm.
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều

Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều

(LĐTĐ) Qua thống kê từ báo cáo của 4.420 doanh nghiệp (sử dụng 318.740 lao động) trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội cho biết, mặt bằng chung, mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều hơn so với năm trước ở tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?

Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?

Trong năm 2025, ngoài 11 ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định, người lao động sẽ có thêm 11 ngày nghỉ bù, nghỉ liên tiếp do rơi vào ngày nghỉ hằng tuần, hoán đổi ngày làm việc, tổng cộng có 22 ngày nghỉ.
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội

Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội

(LĐTĐ) Phụ nữ di cư là lực lượng lao động rất quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của các thành phố Hà Nội và các khu công nghiệp. Tuy nhiên, so với nam giới, họ cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và rào cản hơn về nơi đến, công việc và cuộc sống gia đình. Vì vậy, các vấn đề liên quan đến hỗ trợ, cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt của người lao động nhập cư ở các khu nhà trọ xung quanh khu công nghiệp luôn được quan tâm.
Xem thêm
Phiên bản di động