-->

Bảo tồn biệt thự cũ: Giữ hồn cốt di sản

Nhắc đến công trình kiến trúc đô thị độc đáo Hà Nội không thể không nói đến các biệt thự Pháp giữa lòng Thủ đô. Những công trình này được đánh giá cao bởi nét giao thoa giữa cổ kính và hiện tại, thể hiện sự nối tiếp của di sản. Đáng nói, thời gian qua, việc bảo tồn gặp nhiều thách thức song Hà Nội vẫn luôn nêu cao tinh thần giữ gìn và phát huy giá trị của các công trình kiến trúc này.
Đánh thức tiềm năng di sản Thủ đô Hà Nội: Đưa di sản đến đương đại

Nỗ lực gìn giữ giá trị gốc

Xung đột giữa bảo tồn và phát triển vẫn luôn hiện hữu. Với những công trình biệt thự Pháp giữa lòng Thủ đô cũng không ngoại lệ. Thực tế, tình trạng biệt thự cổ xuống cấp, biến dạng hay bị cơi nới, xây thêm, thậm chí phân tách thành các ki-ốt kinh doanh không phải là hiếm gặp.

Bảo tồn biệt thự cũ: Giữ hồn cốt di sản
Cận cảnh ngôi biệt thự Pháp cổ tại 49 Trần Hưng Đạo là công trình biệt thự Pháp đầu tiên được thành phố Hà Nội trùng tu, tôn tạo với sự hỗ trợ kỹ thuật của vùng Ile-de-France. (Ảnh: Đinh Luyện)

Phải khẳng định, những kiến trúc Pháp còn tồn tại đến nay thì đều có giá trị đặc biệt. Dễ thấy nhất đó là giá trị lịch sử. Nói cách khác, những công trình kiến trúc này đánh dấu một quãng giai đoạn phát triển của Hà Nội. Tại những công trình này, bất kỳ ai khi ghé thăm đều ít nhiều cảm nhận được những giá trị văn hóa giao thoa, đó là nét giao thoa giữa văn hóa Đông - Tây, giữa cũ và mới.

Xác định được giá trị trên nhiều phương diện như kiến trúc, lịch sử, văn hóa, đô thị và tầm quan trọng của việc bảo tồn, giữ gìn những nét đẹp đó, thời gian qua Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp, quan tâm đến công tác bảo tồn, tôn tạo các công trình này. Dễ thấy, Hà Nội đã tiến hành rà soát, đánh giá, phân loại các biệt thự. Dựa trên số liệu rà soát tháng 6/2022, Hà Nội đã ban hành quyết định, xác lập danh mục gồm 1.216 biệt thự cần quản lý, bảo tồn. Số biệt thự này được phân loại theo nhóm đối tượng quản lý theo Quy chế quản lý, sử dụng biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn. Trong đó, Hà Nội chia ra nhóm 1 có 222 biệt thự, nhóm 2 có 356 biệt thự và nhóm 3 có 638 biệt thự.

Ngay sau khi Hà Nội tiến hành phân loại để có phương cách bảo tồn phù hợp, dư luận đã đánh giá cao hoạt động này. Bởi lẽ, đối với các loại di sản thì cần phải tôn trọng tính lịch sử, để khi bảo tồn, sửa chữa, vẫn giữ được nét lịch sử giá trị của di sản văn hóa. Chẳng hạn như biệt thự xây từ thời Pháp thì phải giữ được nét cổ kính của thời Pháp chứ không phải thời… hiện đại. Cho nên, việc phân loại là đặc biệt quan trọng, cần phải cụ thể, tỉ mỉ để đưa ra những phương án bảo tồn hợp lý đối với từng di sản.

Ngoài ra, Hà Nội cũng phối hợp tổ chức chọn biệt thự tiêu biểu, có giá trị về nghệ thuật kiến trúc để tu bổ, tôn tạo và bảo tồn. Công trình biệt thự Pháp số 49 phố Trần Hưng Đạo là ví dụ. Đây là một tòa biệt thự 2 tầng, nằm trên khuôn viên khá rộng, với diện tích khoảng 990m2, là một trong những công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Pháp ở Việt Nam. Công trình nằm trong Dự án bảo tồn biệt thự mẫu nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa - lịch sử - kiến trúc của khu phố cũ Hà Nội. Dự án được nghiên cứu từ năm 2016, trong khuôn khổ hợp tác giữa thành phố Hà Nội và vùng Ile-de-France, quận Hoàn Kiếm và Cơ quan hợp tác quốc tế vùng Ile-de-France. Tháng 4/2022, quận Hoàn Kiếm đã khởi công dự án.

Sau khi hoàn thành công tác tu bổ, quận Hoàn Kiếm sẽ phát huy giá trị công trình trở thành Trung tâm giao lưu văn hóa khu phố cũ của Hà Nội. Đây là một địa điểm thuận lợi để giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cũ; là nơi gặp gỡ, trao đổi, kết nối giữa các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và người dân tìm hiểu, tham quan về các giá trị di sản văn hóa - lịch sử - kiến trúc.

Để di sản trở thành nguồn lực phát triển

Quanh câu chuyện bảo tồn công trình biệt thự Pháp số 49 phố Trần Hưng Đạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết, căn biệt thự là một trong những công trình xây dựng giai đoạn đầu khi người phương Tây vào Thủ đô. Công trình này nằm trong khuôn viên của khu trung tâm Thủ đô. Qua thời gian, công trình đã trải qua nhiều thay đổi và xuống cấp song bằng sự hợp tác giữa vùng Ile-de-France (Pháp) với thành phố Hà Nội, các chuyên gia, kiến trúc sư, nhà bảo tồn… đã cùng với Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm tiến hành bắt tay vào công tác trùng tu, sửa chữa.

Bảo tồn biệt thự cũ: Giữ hồn cốt di sản
Công tác trùng tu căn biệt thự Pháp cổ ở 49 Trần Hưng Đạo nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. (Ảnh: Đinh Luyện)

Đáng chú ý, công tác trùng tu căn biệt thự Pháp cổ ở 49 Trần Hưng Đạo cũng nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Đặc biệt là về màu sắc của công trình. Xét trên nhiều góc độ, việc dư luận quan tâm đến công tác trùng tu căn biệt thự cũng cho thấy người Hà Nội luôn quan tâm đánh giá cao công tác gìn giữ di sản Thủ đô.

Về màu sắc của công trình căn biệt thự Pháp cổ ở 49 Trần Hưng Đạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long chia sẻ, do đây là công trình mẫu về trùng tu biệt thự nên nguyên tắc bảo tồn được đặt lên hàng đầu. Trong quá trình tu bổ, các chuyên gia đến từ nước Pháp đã tiến hành thám sát công trình khoa học, cẩn trọng để đưa ra giải pháp trùng tu hiệu quả nhất, sát với nguyên bản nhất, từ các đường nét kiến trúc cho đến màu sắc công trình. Trước khi tiến hành công tác bảo tồn, sửa chữa, các chuyên gia đã triển khai các hoạt động đánh giá hiện trạng các lớp vật liệu để làm rõ các yếu tố nguyên gốc phục vụ cho trùng tu.

Rõ ràng, Hà Nội đang có sự quan tâm và những bước đi đúng trong công tác bảo tồn những công trình kiến trúc kiểu Pháp. Ở góc nhìn rộng hơn, điều này phù hợp với sự phát triển và hội nhập thế giới. Bởi tại các quốc gia phát triển, di sản kiến trúc đô thị luôn được hiểu là yếu tố cốt lõi tạo nên hồn cốt của đô thị, mang giá trị to lớn không thể định lượng được. Do đó, việc Hà Nội đẩy mạnh triển khai công tác này cũng cho thấy sự quyết tâm rất lớn để gìn giữ hồn cốt di sản. Về lâu dài, bên cạnh công tác bảo tồn thích ứng, các ban, ngành chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cộng đồng hiểu đúng, đủ về những di sản này, từ đó tạo nên sức mạnh của cả cộng đồng trong việc chung tay bảo tồn di sản.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, ngành Du lịch đón khoảng 10,5 triệu lượt du khách

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, ngành Du lịch đón khoảng 10,5 triệu lượt du khách

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay chứng kiến du lịch bùng nổ với khoảng 10,5 triệu lượt khách, tăng hơn 31% so với cùng kỳ 2024.
Nam Định vùi dập Hà Nội 3-0 trong "trận chung kết sớm"

Nam Định vùi dập Hà Nội 3-0 trong "trận chung kết sớm"

Trận đấu được ví như “chung kết sớm” của V-League 2024/25 đã khép lại với chiến thắng đầy thuyết phục dành cho Nam Định, khi họ hạ gục Hà Nội FC ngay tại sân Hàng Đẫy bằng tỷ số 3-0. Một màn trình diễn đẳng cấp của nhà đương kim vô địch.
Dịp lễ 30/4, hàng không Việt Nam phục vụ gần 2,1 triệu lượt khách

Dịp lễ 30/4, hàng không Việt Nam phục vụ gần 2,1 triệu lượt khách

Theo Cục hàng không Việt Nam (Hàng không Việt Nam), trong giai đoạn nghỉ lễ 30/4-1/5, hàng không đạt gần 2,1 triệu lượt khách và 23.360 tấn hàng hóa, tăng gần 26% về hành khách và gần 19% hàng hóa so với cùng kỳ năm trước.
Phát huy vai trò Công đoàn trong xây dựng văn hóa ở các đơn vị

Phát huy vai trò Công đoàn trong xây dựng văn hóa ở các đơn vị

Thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Thạch Thất xác định phong trào “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” là một trong những phong trào góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho cán bộ, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).
Nhiều phong trào thi đua yêu nước của người lao động huyện Thường Tín

Nhiều phong trào thi đua yêu nước của người lao động huyện Thường Tín

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã triển khai hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong đoàn viên, người lao động, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ được giao.
Quy định mới về thời điểm hưởng lương hưu của người tham gia BHXH tự nguyện

Quy định mới về thời điểm hưởng lương hưu của người tham gia BHXH tự nguyện

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025), người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên.
Real Madrid 3-2 Celta Vigo: Mbappe tỏa sáng rực rỡ

Real Madrid 3-2 Celta Vigo: Mbappe tỏa sáng rực rỡ

Cú đúp ấn tượng của Kylian Mbappe và siêu phẩm từ Arda Guler đã mang về chiến thắng nghẹt thở 3-2 cho Real Madrid trước Celta Vigo, tiếp tục nuôi hy vọng đua vô địch cùng Barcelona.

Tin khác

Giải phóng mặt bằng phải là nhiệm vụ “trọng điểm của trọng điểm”

Giải phóng mặt bằng phải là nhiệm vụ “trọng điểm của trọng điểm”

Theo Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đông Anh Nguyễn Văn Cường, để có được thành công trong triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn huyện cần sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện với tinh thần coi đây là nhiệm vụ “trung tâm của trung tâm”, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) phải là nhiệm vụ “trọng điểm của trọng điểm”. Huyện ủy, UBND huyện phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, công khai các văn bản pháp lý, lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân liên quan đến dự án…
Tạo đột phá trong phát triển văn hóa, con người Hà Nội

Tạo đột phá trong phát triển văn hóa, con người Hà Nội

Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”, được ban hành với 18 chỉ tiêu, 51 đề án, kế hoạch; 22 dự án, nhóm dự án tập trung 3 nội hàm Chương trình là: Phát triển văn hóa; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh. Qua hơn 4 năm triển khai thực hiện quyết liệt, bài bản, hiệu quả, đến nay 100% chỉ tiêu của Chương trình đã hoàn thành, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội.
Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ký ức về những tháng năm hoa lửa vẫn in đậm trong tâm trí những người lính trận. Đặc biệt, trong những ngày tháng Tư lịch sử - khi cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), những kỷ niệm xưa lại ùa về, sống động như mới hôm qua. Mang trong mình phẩm chất cao quý của “Bộ đội Cụ Hồ” - ông Nguyễn Tiến Thưởng người lính xe tăng năm xưa nay vẫn vững vàng trên một mặt trận khác. Ông đồng hành cùng các cựu chiến binh thị xã Sơn Tây tiếp tục dựng xây quê hương, vun đắp hòa bình bằng nghị lực, tình yêu nước và khát vọng cống hiến không ngơi nghỉ.
50 năm thống nhất đất nước qua lăng kính nghệ thuật

50 năm thống nhất đất nước qua lăng kính nghệ thuật

Nhằm tôn vinh tinh thần dân tộc và những giá trị lịch sử qua góc nhìn nghệ thuật, văn hóa, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Triển lãm (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) đã tổ chức Triển lãm Mỹ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Thủ đô rộn ràng chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam và Quốc tế Lao động

Thủ đô rộn ràng chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam và Quốc tế Lao động

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, ngành Du lịch Hà Nội đã tổ chức hàng loạt chương trình quảng bá, xúc tiến và kích cầu du lịch quy mô, phong phú nhằm thu hút du khách trong kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày. Cờ đỏ sao vàng tung bay khắp phố phường nhân thêm niềm tự hào và tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi người dân Việt Nam.
Đông nghẹt người tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam dịp lễ 30/4

Đông nghẹt người tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam dịp lễ 30/4

Trong ngày 30/4, hàng nghìn người đã đổ về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nhân dịp kỷ niệm đặc biệt 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Chiến thắng mùa Xuân 1975 là bản anh hùng ca của cả dân tộc. Lịch sử mãi ghi tạc chiến công hiển hách của những đoàn quân rầm rập tiến về giải phóng miền Nam. Nhưng trong bản thiên anh hùng ca vĩ đại ấy, có đóng góp của lực lượng Công an Thủ đô - họ là những người giữ vững an ninh trật tự, là "lá chắn thép" bảo vệ hậu phương lớn, góp phần không nhỏ vào thắng lợi cuối cùng.
Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Sáng sớm ngày 30/4, hàng ngàn người dân đã có mặt tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) để chứng kiến nghi lễ thượng cờ nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hà Nội ngợp Cờ đỏ trong ngày đại lễ 30/4 lịch sử

Hà Nội ngợp Cờ đỏ trong ngày đại lễ 30/4 lịch sử

Có những buổi sáng Hà Nội thức dậy trong sự vồn vã, nhưng sáng nay - 30/4, ngày tròn 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì Thủ đô lại mang một vẻ đẹp kỳ lạ, vẻ đẹp dịu dàng nhưng cũng đầy rực rỡ và thiêng liêng. Trên khắp những con phố cổ kính, cờ đỏ sao vàng rợp trời, tung bay trong nắng sớm như trái tim của triệu con người đang hòa chung một nhịp đập: Tổ quốc!
Công an thành phố Hà Nội dâng dương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ trong ngày đại lễ 30/4

Công an thành phố Hà Nội dâng dương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ trong ngày đại lễ 30/4

Sáng nay 30/4, Công an Thành phố đã tổ chức dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ và tri ân các anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng hy sinh, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc, vì hòa bình, thống nhất của Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.
Xem thêm
Phiên bản di động