--> -->

Bão số 3 gây mưa lớn, Hà Nội xuất hiện nhiều điểm ngập nhẹ

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3, khu vực nội thành Hà Nội trong ngày 3/8 nhiều nơi mưa to đến rất to đã gây ngập úng và cây đổ trên nhiều tuyến đường.
bao so 3 suy yeu thanh ap thap ha noi xuat hien nhieu diem ngap nhe Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha suy yếu thành áp thấp nhiệt đới cấp 8
bao so 3 suy yeu thanh ap thap ha noi xuat hien nhieu diem ngap nhe Sơn Tây chủ động các biện pháp phòng chống bão số 3
bao so 3 suy yeu thanh ap thap ha noi xuat hien nhieu diem ngap nhe Chủ động ứng phó, giảm nhẹ thiên tai do ảnh hưởng mưa bão

Tại hầu khắp quận, huyện Hà Nội, từ 3h sáng mưa bắt đầu nặng hạt, đến 11h thì tuôn xối xả. Chỉ 4 tiếng buổi sáng, Công ty Thoát nước Hà Nội ghi nhận hàng loạt quận huyện như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hoàng Mai, Gia Lâm, Long Biên, Thương Tín, Đông Anh, Thanh Trì mưa trên 60 mm.

Trong đó, mưa to nhất là huyện Phú Xuyên (80 mm), kế đó là Gia Lâm, Thanh Trì trên 70 mm. Nước bề mặt đổ về các sông Kim Ngưu, Tô Lịch, Nhuệ khiến mực nước dâng nhanh. Tại sông Tô Lịch, nước mấp mé tràn bờ buộc nhà chức trách phải mở cửa xả cho đổ về Hồ Tây.

bao so 3 suy yeu thanh ap thap ha noi xuat hien nhieu diem ngap nhe
Bão số 3 suy yếu thành áp thấp, Hà Nội nhiều nơi mưa to đến rất to gây ngập úng cục bộ (ảnh: Định Nguyễn).

Mưa to trong thời gian ngắn khiến hơn 10 điểm bị ngập 10-40 cm. Các đường Cự Lộc, Triều Khúc, Vành Đai 3, Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân) ngập 30 cm. Tại quận Cầu Giấy, phố Phan Văn Trường, Hoa Bằng, đường Xuân Thủy cũng xuất hiện nhiều điểm ngập úng kéo dài. Đường Ngọc Lâm từ ngã ba Long Biên đến Xí nghiệp Môi trường đô thị Gia Lâm cũng xuất hiện tình trạng ngập nhẹ.

Dự báo trong chiều tối ngày 3/8, rạng sáng ngày 4/8, khu vực Hà Nội sẽ tiếp tục xuất hiện đợt mưa giông kéo dài sau bão. Cảnh báo đợt mưa này có khả năng gây ngập úng cho nhiều tuyến phố nội thành từ 0,3m đến 0,5m như: Quận Đống Đa: Trường Chinh, Tôn Thất Tùng, Thái Hà, Chùa Bộc; quận Ba Đình: Quan Thánh, Đội Cấn, ngã tư Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương, ngã tư Ngọc Hà- Lê Hồng Phong; quận Hoàn Kiếm: Lý Nam Đế, Phùng Hưng, Phan Bội Châu.

Tại Quận Hoàng Mai ngập úng dự báo xuất hiện tại các phố Lê Trọng Tấn, Nguyễn Ngọc Nại, Vương Thừa Vũ, Hoàng Văn Thái, Định Công, Linh Đàm, Khu vực bến xe phía Nam (đường Giải Phóng); quận Tây Hồ: Thụy Khuê, Trích Sài; quận Hai Bà Trưng: Phố Minh Khai, Lạc Trung, Nguyễn Khoái. Quận Thanh Xuân: Nguyễn Xiển, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Trãi, Quan Nhân; quận Cầu Giấy: Trần Bình, Hoa Bằng, Yên Hòa, Phan Văn Trường, Lê Văn Lương; quận Nam Từ Liêm: Đỗ Đức Dục, Đại Lộ Thăng Long; quận Bắc Từ Liêm: Xuân Đỉnh, Tân Xuân.

Trước tình hình diễn biến thời tiết bất thường, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã triển khai 100% lực lượng với 2300 cán bộ công nhân viên, 200 đầu thiết bị cơ giới đảm bảo sẵn sàng hoạt động giải quyết thoát nước tại các vị trí được phân công. Các trạm bơm Yên Sở, Đồng Bông 1, Cổ Nhuế... vẫn đang tiếp tục vận hành để hạ mức nước trên hệ thống theo quy định.

bao so 3 suy yeu thanh ap thap ha noi xuat hien nhieu diem ngap nhe
Gió giật mạnh trong bão số 3 gây đổ cây trên đường Lê Trọng Tấn (ảnh: Định Nguyễn).

Mưa to, góp lớn trong hoàn lưu bão cũng đã quật đổ nhiều cây xanh trên các tuyến phố Tô Hiến Thành, Kim Ngưu, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thái Học, Văn Cao, Nguyễn Chí Thanh, Lê Trọng Tấn... may mắn không có người bị thương.

Trước số nhà 67 Tô Hiến Thành, cây xoan đào đường kính 50 cm, cao hơn 30 m bật gốc chắn ngang đường. 10 công nhân cùng xe cẩu được điều đến cưa cây, giải tỏa giao thông khu vực. Ở đường Kim Ngưu, một cây điệp cao 20 m đổ chắn ngang, buộc phương tiện phải đi trên vỉa hè.

Theo ông Vũ Kiên Trung, Tổng giám đốc Công ty công viên cây xanh Hà Nội, công ty đã huy động toàn bộ cán bộ, công nhân, trang thiết bị chia thành các đội cơ động để giải tỏa cây đổ, cành gãy trên các tuyến phố. Đến 11h trưa nay, thống kê sơ bộ có hơn 10 cây bị gãy đổ, bật gốc.

13 điểm úng ngập tại 10 quận trên địa bàn Hà Nội trong mùa mưa 2019 theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội gồm: Phố Đội Cấn, Phạm Văn Đồng, Thanh Đàm; Phố Nguyễn Khuyến; Phố Trường Chinh; Ngã tư Phan Bội Châu – Lý Thường Kiệt; Phố Hoa Bằng; Ngã năm Đường Thành – Bất Đàn- Nhà Hỏa; Cao Bá Quát đoạn trước cửa Công ty Môi trường đô thị; Ngã ba La Pho - Thụy Khuê (quận Tây Hồ); Phố Minh Khai, đoạn chân cầu Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng); Đường Ngọc Lâm, từ ngã ba Long Biên 1 đến XN Môi trường đô thị Gia Lâm; Phố Hoàng Như Tiếp, trường tiểu học Ngọc Lâm đến ngã 3 Hoàng Như Tiếp - Ái Mộ (quận Long Biên).

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thêm một doanh nghiệp kết nối du lịch Việt Nam - Nhật Bản

Thêm một doanh nghiệp kết nối du lịch Việt Nam - Nhật Bản

Thị trường du lịch Việt Nam đang chứng kiến sự gia nhập của nhiều doanh nghiệp lữ hành mới, đặc biệt là trong bối cảnh ngành du lịch phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. Sự gia nhập của các doanh nghiệp này không chỉ làm phong phú thêm thị trường du lịch mà còn góp phần vào sự phục hồi và phát triển bền vững của ngành du lịch Việt Nam.
Tình cảm của người dân dành cho nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Tình cảm của người dân dành cho nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Ngày 24/5, mưa rơi suốt cả ngày nhưng từng đoàn người vẫn nối nhau tiến vào Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội) để viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, bao gồm: Tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, đánh giá, điều động - thống nhất toàn tỉnh.
Học sinh cần rà soát kỹ thông tin trên Phiếu báo dự thi vào lớp 10

Học sinh cần rà soát kỹ thông tin trên Phiếu báo dự thi vào lớp 10

Để tránh nhầm lẫn, sai sót, sau khi nhận Phiếu báo dự thi vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026, học sinh cần kiểm tra toàn bộ thông tin in trên Phiếu.
Biểu dương gia đình Thủ đô tiêu biểu “5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025

Biểu dương gia đình Thủ đô tiêu biểu “5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025

Hướng tới chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2025, chiều 24/5, Hội LHPN Hà Nội tổ chức chương trình Chắp cánh ước mơ cho con và biểu dương Gia đình tiêu biểu thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025”.
Hà Nội chỉ đạo nâng cao công tác tiếp dân

Hà Nội chỉ đạo nâng cao công tác tiếp dân

Để phục vụ tốt cho các sự kiện chính trị quan trọng của Thành phố và đất nước, từ năm 2024 đến nay, Thành ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chỉ đạo, nâng cao công tác tiếp công dân, siết chặt trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị có nhiệm vụ tiếp công dân nhằm giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu kiện, tố cáo phức tạp.
Biến chứng sau can thiệp thẩm mỹ: Cần lắm một hồi chuông cảnh tỉnh

Biến chứng sau can thiệp thẩm mỹ: Cần lắm một hồi chuông cảnh tỉnh

Nhu cầu làm đẹp không ngừng gia tăng trong xã hội hiện đại, kéo theo sự bùng nổ của hàng loạt cơ sở thẩm mỹ. Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo “làm đẹp không đau, nhanh gọn, giá rẻ” trên mạng xã hội là vô số cạm bẫy, đẩy nhiều chị em vào cảnh “tiền mất tật mang”, thậm chí biến dạng vĩnh viễn hoặc nguy hiểm đến tính mạng.

Tin khác

Xe ba bánh, xe tự chế vẫn “tung hoành”: Đến bao giờ mới xử lý triệt để?

Xe ba bánh, xe tự chế vẫn “tung hoành”: Đến bao giờ mới xử lý triệt để?

Dù đã có nhiều chỉ đạo và biện pháp xử lý, nhưng thời gian gần đây, tình trạng xe ba bánh, xe tự chế và các phương tiện chở vật liệu xây dựng vi phạm vẫn tiếp tục “tung hoành” trên các tuyến phố Hà Nội.
Vỉa hè cho người đi bộ: Giành được, sao không giữ được?

Vỉa hè cho người đi bộ: Giành được, sao không giữ được?

Dù đã nhiều lần ra quân quyết liệt để “giành lại vỉa hè cho người đi bộ”, nhưng tình trạng chiếm dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán, kinh doanh, trông giữ xe... vẫn tái diễn một cách dai dẳng tại nhiều khu vực ở Hà Nội. Thực trạng này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, cản trở giao thông, ảnh hưởng đến người đi bộ mà còn đặt ra bài toán chưa có lời giải trọn vẹn trong quản lý đô thị bền vững.
Huyện Thanh Trì quyết liệt xử lý vi phạm đất đai

Huyện Thanh Trì quyết liệt xử lý vi phạm đất đai

Trước thực trạng vi phạm trật tự xây dựng trên đất nông nghiệp diễn biến phức tạp, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã và đang triển khai các biện pháp xử lý nghiêm, triệt để theo đúng quy định pháp luật. Nhiều công trình vi phạm đã được tháo dỡ, trả lại nguyên trạng cho đất nông nghiệp, thể hiện quyết tâm của các địa phương trong công tác quản lý, giữ gìn kỷ cương đô thị và tạo niềm tin trong nhân dân.
Cận cảnh căn nhà hơn 1.000 tấn được “thần đèn” di dời để làm Vành đai 3 TP.HCM

Cận cảnh căn nhà hơn 1.000 tấn được “thần đèn” di dời để làm Vành đai 3 TP.HCM

Tại tỉnh Bình Dương, một căn nhà nặng khoảng hơn 1.000 tấn vừa được các “thần đèn” di dời lùi về sau 40m so với vị trí ban đầu bằng hệ thống thuỷ lực và con lăn để bàn giao mặt bằng thực hiện dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Quyết liệt để tạo chuyển biến rõ rệt về an toàn giao thông và trật tự đô thị

Quyết liệt để tạo chuyển biến rõ rệt về an toàn giao thông và trật tự đô thị

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực thi Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Động thái này thể hiện quyết tâm của thành phố trong việc xử lý tận gốc những bất cập về hạ tầng, ý thức tham gia giao thông và cơ chế quản lý, hướng tới xây dựng một môi trường giao thông an toàn, văn minh và hiện đại.
Kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai, trật tự đô thị

Kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai, trật tự đô thị

Ủy ban nhân dân phường (UBND) Phú Thượng (quận Tây Hồ) đã chỉ đạo các đơn vị chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong quản lý đất đai, trật tự đô thị, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng quy định.
Nỗ lực "siết chặt" kỷ cương đô thị xung quanh bệnh viện

Nỗ lực "siết chặt" kỷ cương đô thị xung quanh bệnh viện

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, dừng đỗ phương tiện tùy tiện và kinh doanh trái phép tại khu vực xung quanh các bệnh viện lớn ở trung tâm Hà Nội đang ngày càng trở nên phổ biến. Không chỉ gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị, những vi phạm này còn tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn và mất an toàn cho người dân. Trước thực trạng đó, lực lượng chức năng đã vào cuộc mạnh mẽ nhằm lập lại trật tự và xây dựng một môi trường đô thị văn minh, an toàn, thân thiện. Ghi nhận của phóng viên tại một số bệnh viện lớn trên địa bàn quận Đống Đa.
Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành ở Đồng Nai khiến hai người chết

Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành ở Đồng Nai khiến hai người chết

Trong lúc nấu sữa đậu nành để bán thì nồi hơi bị nổ khiến 2 người ở Đồng Nai lần lượt tử vong.
Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Ngay sau khi Báo Lao động Thủ đô đăng tải bài viết “Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè”, phản ánh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè trên địa bàn phường, lực lượng Công an phường đã tổ chức ra quân tuyên truyền, nhắc nhở, ký cam kết và kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm.
Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè

Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè

Thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo trật tự, văn minh và mỹ quan đô thị trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên, tại nhiều tuyến đường trên địa bàn phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vẫn diễn ra, gây bức xúc dư luận. Và câu hỏi đặt ra: Ban chỉ đạo 197 phường Dương Nội quên mất nhiệm vụ của mình hay sao mà để tình trạng này diễn ra triền miên như vậy?
Xem thêm
Phiên bản di động