-->

Bảo quản cổ vật: Không thể trông chờ mãi vào quỹ hỗ trợ nước ngoài

(LĐTĐ) Tại Hội nghị khoa học “Bảo quản hiện vật bảo tàng – những vấn đề đặt ra” vừa diễn ra tại Hà Nội, các chuyên gia khảo cổ học cho rằng, nếu không sớm có biện pháp bảo quản cổ vật, hàng nghìn di sản sẽ bị hư hỏng hoàn toàn.
bao quan co vat khong the trong cho mai vao quy ho tro nuoc ngoai Quy định về bảo vệ vận chuyển tiền, vàng, cổ vật của Nhà nước

TS. Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam cho biết, mộ thuyền cổ khai quật được ở Hà Nam rất quý giá, khi mới khai quật hiện trạng rất tốt nhưng tới nay cũng có hiện tượng mủn ra. Tượng nhục thân có niên đại hơn 400 năm của hai thiền sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường ở chùa Đậu, Thường Tín, Hà Nội cũng bong tróc lớp sơn, được lưu giữ trong tủ kính đơn sơ của di tích khiến không chỉ các chuyên gia mà người dân chua xót.

Mặc dù nhiều năm nay Việt Nam vẫn loay hoay với việc bảo tồn, tu sửa hai bức tượng kỳ bí, được tạo ra từ chính thân thể thiền đến hóa tượng của 2 vị sư nhưng vẫn chưa thể “yên tâm”. Thậm chí, Việt Nam từng chuyển 2 bức tượng ra nước ngoài, nhờ các chuyên gia có kinh nghiệm và điều kiện bảo quản tốt của thế giới mới gìn giữ được di sản.

bao quan co vat khong the trong cho mai vao quy ho tro nuoc ngoai
Nhiều di sản gắn với tiến trình lịch sử cần được bảo quản. Ảnh: Bảo Thoa

TS. Phạm Quốc Quân, Nguyên Giám đốc Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, ủy viên Hội đồng di sản quốc gia cũng cho biết, những hiện vật thượng táng hiện giờ có nhiều dấu hiệu hư hại, muốn phục dựng rất tốn kém, đòi hỏi trình độ cao về khoa học kỹ thuật. Tượng nhục thân của hai vị thiền sư của Chùa Đậu chỉ là một trong vô vàn hiện vật quý ở hàng nghìn di tích trải dài trong cả nước ngày ngày đối mặt nguy cơ vĩnh viễn tan biến. Mới đây, hàng nghìn hiện vật ở bảo tàng Nghệ An nguy cơ hư hại vì kho chứa chật hẹp, chưa được bảo quản đúng mức.

Nhiều hiện vật bằng giấy được ghi bằng mực - những văn bản nhà nước dù tuổi đời chỉ vài chục năm nhưng đang là vấn đề trong công tác bảo quản, hiện vật gỗ, vải như sắc phong đã mục nát rất nhiều. Công tác bảo quản các hiện vật bằng giấy đang là bài toán khó của tất cả các bảo tàng trên cả nước. Ngay cả ở Trung tâm lưu trữ quốc gia I, có kho bảo quản, phòng chức năng và đội ngũ nhân viên chuyên ngành nhưng câu chuyện bảo quản các sắc phong cũng luôn trong tình trạng còn nhiều điều lo lắng.

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hiện đang lưu giữ hơn 200.000 hiện vật, trong đó có các hiện vật được coi là bảo vật quốc gia, gắn liền tiến trình lịch sử của dân tộc như trống đồng Hoàng Hạ, thạp đồng Đào Thịnh, cây đèn Lạch Trường, mộ thuyền Việt Khê, bia Võ Cạnh, chuông chùa Vân Bản, bia điện Nam Giao, trống đồng Cảnh Thịnh, ấn vàng Đại Việt quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo, ấn vàng Sắc mệnh chi bảo…

Đây không phải lần đầu các chuyên gia đưa ý tưởng về bệnh viện cứu chữa cổ vật. TS. Phạm Quốc Quân cho biết nhiều năm trước từng có đề xuất về bệnh viện đặt ở ba miền, nhưng đến nay chưa có bước tiến mới. Ông cũng cho biết Quỹ hỗ trợ Sumitomo Nhật Bản hợp tác với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã từng phục chế cánh cửa gần như bị phá hủy hoàn toàn ở chùa Phổ Minh, bức tranh chùa Hàm Long và tượng phật quý thế kỷ 13 từ Nhật, tuy nhiên bảo tàng có hàng trăm sắc phong, trên cả nước có hàng nghìn sắc phong thì không thể trông chờ mãi vào sự hỗ trợ từ các quỹ nước ngoài.

TS. Nguyễn Văn Cường cũng trăn trở, khó khăn nhất đối với ý tưởng hình thành bệnh viện cứu chữa cổ vật là kinh phí hoạt động. Người Việt không tiếc tiền công đức xây dựng, bảo tồn di tích tâm linh nhưng xã hội hóa bảo quản hiện vật không mấy dễ dàng. “Chúng ta cần đặt vấn đề về thay đổi môi trường, cách thức bảo quản và phân loại các loại bảo tồn thường xuyên, bảo tồn cấp thiết và thậm chí đi tới phục chế”, TS. Nguyễn Văn Cường đưa ra giải pháp. Ông cũng nhắc tới đề tài nghiên cứu ứng dụng Benzotriazol trong việc ức chế bề mặt đồ đồng Đông Sơn. Thành công này có thể đặt nấc thang ban đầu trong việc bảo tồn hiện vật ở Việt Nam.

Đau xót trước những cổ vật bị hư hại, TS. Nguyễn Văn Cường nói: “Ở các nước, tài sản văn hóa của họ được bảo quản tốt, giữ gìn và kéo dài tuổi rất lâu. Mỗi hiện vật quý là thông điệp của lịch sử thậm chí tuyệt tác như hội họa, kiến trúc, tổ tiên truyền trao lại cho các thế hệ. Cha ông ta từ xưa đã thực hiện công tác bảo quản tại đình chùa miếu mạo, sau này các bảo tàng cũng tiếp nối tuy nhiên vẫn ở mức độ sơ khai thôi”.

TS. Cường lấy ví dụ Trung Quốc có những chiếc xe chuyên dụng trị giá hàng triệu USD để bảo quản hiện vật ngay từ lúc đưa từ hố khảo cổ lên. Hàn Quốc cũng có sẵn con tàu có nhiều buồng bảo quản tức khắc, bởi có nhiều hiện vật ngâm dưới biển không sao nhưng rời khỏi đáy biển sẽ bị phá hủy, trong khi nhiều hiện vật khảo cổ ở Việt Nam hiện được bảo quản khá thô sơ.

Thêm dẫn chứng về cách bảo quản cổ vật ở các nước, TS. Phạm Quốc Quân cũng cho biết, khi ông đến thăm trung tâm bảo quản một bảo tàng ở Pháp đặt ngay tại chuồng ngựa trong cung điện Versailles. Hai cán bộ nữ kể họ mất hàng năm trời để bảo quản một bức tượng thế kỷ thứ 17 đặt trên tòa lâu đài Pháp với kinh phí lên tới 100 nghìn USD.

Phân tích ý tưởng bệnh viện cổ vật chưa thể thành hiện thực, TS. Phạm Quốc Quân nói rằng: Có thể thời điểm khi ấy chưa thực sự chín muồi, thứ hai là khó khăn về kinh phí và quan trọng nhất là nhận thức thời điểm đó chưa đủ nhìn nhận đó là yêu cầu bức thiết đối với bảo quản hiện vật. Vào thời điểm này, ông mong muốn mô hình này phải trở thành hiện thực, tạo ra sự đột phá trong công tác bảo quản ở Việt Nam.

Hiện nay, hầu hết các bảo tàng ở Việt Nam đều đang ngóng chờ những kho bảo quản hiện vật đáp ứng nhu cầu tu sửa, phục dựng các di sản quý. Để đề xuất cách đây 10 năm của TS Phạm Quốc Quân không tiếp tục “giậm chân tại chỗ” rất cần kế hoạch đầu tư bài bản của ngành văn hóa cho các “bệnh viện” cổ vật.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động