--> -->

Bao giờ cân đối được ngân sách?

Một trong những mục tiêu lớn nhất của ngành Tài chính là từ cân đối được nguồn ngân sách. Nghĩa là số thu ngân sách lớn hơn hoặc chí ít cũng bằng số chi ngân sách. Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra, mục tiêu này còn phải phấn đấu dài.
bao gio can doi duoc ngan sach Tiết kiệm chi tiêu, nâng tầm hiệu quả đầu tư
bao gio can doi duoc ngan sach Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020 trình Quốc hội xem xét

Theo thông báo của Bộ Tài chính, tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước (NSNN) thực hiện tháng 11 ước đạt 108,9 nghìn tỷ đồng. Lũy kế thu 11 tháng ước đạt 1.376,4 nghìn tỷ đồng, bằng 97,5% dự toán, tăng 11% so cùng kỳ năm 2018, trong đó: Thu nội địa, thực hiện tháng 11 ước đạt 91 nghìn tỷ đồng.

bao gio can doi duoc ngan sach
Bao giờ chúng ta cân đối được ngân sách vẫn là bài toán khó (ảnh minh họa VOV)

Lũy kế thu 11 tháng ước đạt 1.120,3 nghìn tỷ đồng, bằng 95,5% dự toán, tăng 13% so cùng kỳ năm 2018; Thu từ dầu thô, thực hiện tháng 11 ước đạt 4,3 nghìn tỷ đồng, trên cơ sở sản lượng dầu thanh toán ước đạt 0,9 triệu tấn, giá dầu đạt khoảng 64 USD/thùng.

Lũy kế thu 11 tháng ước đạt 51,54 nghìn tỷ đồng, bằng 115,6% dự toán; Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu, thực hiện tháng 11 ước đạt 13 nghìn tỷ đồng. Lũy kế thu 11 tháng ước đạt 200,4 nghìn tỷ đồng, bằng 105,9% dự toán, tăng 7,2% so cùng kỳ năm 2018, trên cơ sở tổng số thu thuế ước đạt 316,5 nghìn tỷ đồng, bằng 105,3% dự toán, tăng 11% so cùng kỳ năm 2018; hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ khoảng 116,1 nghìn tỷ đồng, bằng 104,3% dự toán.

Về tổng chi NSNN, tháng 11 ước đạt 113,4 nghìn tỷ đồng. Luỹ kế chi 11 tháng đạt gần 1.261,9 nghìn tỷ đồng, bằng 77,3% dự toán, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt gần 231,7 nghìn tỷ đồng, bằng 54% dự toán, giảm 3,3% so với cùng kỳ năm 2018; chi trả nợ lãi đạt 96,9 nghìn tỷ đồng, bằng 77,6% dự toán, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2018; chi thường xuyên đạt 895,67 nghìn tỷ đồng, bằng 89,6% dự toán, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2018.

Tính đến hết ngày 25/11/2019, hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã thực hiện kiểm soát chi ước đạt 789.350 tỷ đồng chi thường xuyên (đạt 76,4% dự toán) và 245.046 tỷ đồng chi đầu tư phát triển (đạt 57,1% kế hoạch vốn). Thông qua công tác kiểm soát chi NSNN, KBNN đã phát hiện 17.125 khoản chi chưa đủ thủ tục theo quy định, đã yêu cầu bổ sung các thủ tục cần thiết và từ chối thanh toán số tiền 72,1 tỷ đồng đối với chi thường xuyên và 80,1 tỷ đồng đối với chi đầu tư phát triển.

Riêng về cân đối ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Tổng số đã phát hành đến ngày 26/11/2019 được 189,4 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn bình quân là 13,55%/năm, lãi suất bình quân là 4,7%/năm. Cũng trong 11 tháng năm 2019 thực hiện ký kết 5 hiệp định vay vốn nước ngoài của Chính phủ (4 hiệp định với Ngân hàng phát triển châu Á-ADB, 1 hiệp định với OFID), tổng trị giá khoảng 463 triệu USD.

Riêng tháng 11 (tính đến 20/11/2019), giải ngân nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài khoảng 72 triệu USD. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 20/11/2019, giải ngân nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài khoảng 1.669 triệu USD, tương đương khoảng 38.641 tỷ đồng (trong đó cấp phát khoảng 1.160 triệu USD, vốn vay về cho vay lại khoảng 509 triệu USD). Trả nợ nước ngoài Chính phủ trong tháng 11/2019 (tính đến ngày 20/11/2019) khoảng 2.513 tỷ đồng. Lũy kế 11 tháng, trả nợ nước ngoài Chính phủ khoảng 47.968 tỷ đồng (trong đó nghĩa vụ trả nợ cấp phát khoảng 28.192 tỷ đồng, cho vay lại khoảng 19.776 tỷ đồng).

Nhìn vào bức tranh ngân sách tháng 11 và 11 tháng của năm 2019 có thể nhận thấy, số tiền chi vẫn nhiều hơn tiền thu, trong đó chúng ta phải dành một số tiền rất lớn để trả nợ và lãi các khoản vay. Chính vì bội chi còn lớn, nên tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về tình hình nợ công năm 2019 và dự kiến năm 2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, sẽ huy động gần 460.000 tỷ đồng để cân đối cho ngân sách Trung ương.

Nhìn vào bức tranh ngân sách tháng 11 và 11 tháng của năm 2019 có thể nhận thấy, số tiền chi vẫn nhiều hơn tiền thu, trong đó chúng ta phải dành một số tiền rất lớn để trả nợ và lãi các khoản vay. Chính vì bội chi còn lớn, nên tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về tình hình nợ công năm 2019 và dự kiến năm 2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, sẽ huy động gần 460.000 tỷ đồng để cân đối cho ngân sách Trung ương. Khoản vay này sẽ dành 217.000 tỷ đồng cho bù đắp bội chi ngân sách Trung ương; 9.100 tỷ đồng nhận nợ bảo hiểm và 217.000 tỷ đồng trả nợ gốc ngân sách Trung ương. Và đây là khoản vay nằm trong Kế hoạch ngân sách 5 năm, kế hoạch hàng năm dành để trả nợ gốc, bù đắp bội chi. Thực tế vừa qua việc vay dùng để trả nợ đã làm tốt hơn trước khi kỳ hạn dài hơn và lãi suất thấp... giúp nợ công giảm đi đáng kể, chất lượng nợ bền vững hơn.

Khoản vay này sẽ dành 217.000 tỷ đồng cho bù đắp bội chi ngân sách Trung ương; 9.100 tỷ đồng nhận nợ bảo hiểm và 217.000 tỷ đồng trả nợ gốc ngân sách Trung ương. Và đây là khoản vay nằm trong Kế hoạch ngân sách 5 năm, kế hoạch hàng năm dành để trả nợ gốc, bù đắp bội chi. Thực tế vừa qua việc vay dùng để trả nợ đã làm tốt hơn trước khi kỳ hạn dài hơn và lãi suất thấp... giúp nợ công giảm đi đáng kể, chất lượng nợ bền vững hơn.

Nói là vậy, nhưng mấu chốt đặt ra để giảm bội chi, điều quan trọng nhất về mặt tổ chức, chúng ta phải tiếp tục lại cơ cấu bộ máy hưởng lương theo hướng tinh gọn. Nhanh chóng sáp nhập những cơ quan chồng chéo, hoặc trùng chức năng nhiệm vụ. Đồng thời, quản lý tốt hơn nguồn vốn đầu tư công, gắn với cải cách thủ tục hành chính triệt để.

Một chuyên gia tài chính cho hay, nếu trong 100 nghìn đồng vốn đầu tư công, mà chúng ta bảo tồn được đến 95% nguồn vốn, hiệu quả đầu tư sẽ rất cao. Tuy nhiên, nếu bảo toàn nguồn vốn đầu tư để tránh không bị thất thoát, mà thủ tục hành chính vẫn tiếp tục rườm ra thì hiệu suất đầu tư sẽ bị giảm. Ví dụ, khi chúng ta vay 100 triệu USD để đầu tư vào kết cấu hạ tầng như làm đường, làm bệnh viện với lãi suất vay khoảng 4,5%/năm, thời hạn vay 20 năm.

Nếu chu kỳ (thời gian phê duyệt) dự án của các cơ quan, bộ ngành ngắn quá trình triển khai sẽ nhanh hiệu quả đồng vốn đầu tư được phát huy. Song kéo dài thời gian phê duyệt bằng hình thức “bên này đẩy bên kia” lên đến 2-3 năm thì chẳng những nguồn vốn vay không được phát huy tác dụng mà áp lực trả lãi và gốc rất lớn.

“Có một hiện tượng cần phải giải quyết ngay là việc một số cơ quan công quyền đang rất sợ trách nhiệm, dẫn đến quy trình phê duyệt, thẩm định đầu tư, giải ngân nguồn vốn rất chậm. Nếu chúng ta không khắc phục được tình trạng này sẽ dẫn đến hệ lụy xấu cho nền kinh tế. Tiền có mà không thể đầu tư, nguồn để thu ngân sách không tăng, trong khi tiền lãi vay cũ, vay mới cứ lũy tiến tăng lên khiến bội chi càng lớn hơn”- một chuyên gia kinh tế cảnh báo.

H.Phạm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

AI Overviews: Tương lai tìm kiếm hay thách thức mới cho người dùng?

AI Overviews: Tương lai tìm kiếm hay thách thức mới cho người dùng?

AI Overviews, tính năng tổng hợp thông tin bằng trí tuệ nhân tạo của Google, đang ngày càng khẳng định vị thế trên trang kết quả tìm kiếm, mang đến một cách tiếp cận thông tin nhanh chóng và tiện lợi chưa từng có cho người dùng. Tuy nhiên, sự phổ biến và mở rộng của AI Overviews không chỉ là một cải tiến công nghệ đơn thuần, mà còn đặt ra nhiều câu hỏi và thách thức đáng kể cho cả người dùng, các nhà xuất bản nội dung trực tuyến và cộng đồng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai biện pháp quản lý thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai biện pháp quản lý thị trường vàng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 64/CĐ-TTg về việc triển khai các biện pháp nhằm quản lý hiệu quả thị trường vàng trong bối cảnh giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp.
Xét xử phúc thẩm cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân

Xét xử phúc thẩm cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân

Sáng mai (15/5), Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân.
Có sự buông lỏng trách nhiệm dẫn đến tràn lan sữa giả và thuốc giả?

Có sự buông lỏng trách nhiệm dẫn đến tràn lan sữa giả và thuốc giả?

Nhấn mạnh các vụ án liên quan sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả là vấn đề lớn, nghiêm trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thẳng thắn cho rằng do có sự buông lỏng của một số cơ quan và một số địa phương liên quan. Đồng thời đặt câu hỏi, phải chăng do thiếu tinh thần trách nhiệm; chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ…
Đã có hàng triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đã có hàng triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh cho rằng, việc ứng dụng công nghệ số vào lấy ý kiến Nhân dân không chỉ là bước tiến mạnh mẽ trong cải cách thủ tục hành chính, mà còn thể hiện quyết tâm xây dựng một Chính phủ điện tử phục vụ Nhân dân hiệu quả, thiết thực.
Đề nghị giữ quyền chất vấn của đại biểu HĐND với Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND

Đề nghị giữ quyền chất vấn của đại biểu HĐND với Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị giữ lại quy định quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân đối với Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp.
Kỳ vọng xã mới

Kỳ vọng xã mới

Theo kế hoạch, từ 1/7/2025 các xã, phường mới trên địa bàn cả nước sẽ đi vào hoạt động. Đồng thời, từ 1/9 các tỉnh, thành phố sau hợp nhất, sáp nhập cũng chính thức vận hành. Người dân kỳ vọng và tin tưởng với cuộc “cách mạng” triệt để của hệ thống chính trị lần này, kinh tế đất nước sẽ có bước nhảy vọt, an sinh - xã hội sẽ không ngừng phát triển.

Tin khác

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai biện pháp quản lý thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai biện pháp quản lý thị trường vàng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 64/CĐ-TTg về việc triển khai các biện pháp nhằm quản lý hiệu quả thị trường vàng trong bối cảnh giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp.
Giá xăng dầu hôm nay (14/5): Dầu thế giới tiếp đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay (14/5): Dầu thế giới tiếp đà tăng

Hôm nay (14/5), giá dầu thế giới nối dài đà tăng. Theo đó, hợp đồng dầu thô tương lai của Mỹ đã tăng hơn 1 USD/thùng, sau khi Nhà Trắng công bố kế hoạch Saudi Arabia sẽ đầu tư 600 tỷ USD vào nền kinh tế Hoa Kỳ. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 65,92 USD/thùng, tăng 1,46%, giá dầu WTI ở mốc 62,99 USD/thùng, tăng 1,71%.
Ngày mai (15/5), giá xăng bán lẻ có thể tăng 225 - 374 đồng/lít

Ngày mai (15/5), giá xăng bán lẻ có thể tăng 225 - 374 đồng/lít

VPI dự báo, tại kỳ điều hành ngày 15/5, giá xăng bán lẻ có thể đảo chiều tăng 225 - 374 đồng/lít.
Giá vàng hôm nay (14/5): Vàng trong nước tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (14/5): Vàng trong nước tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (14/5): Đảo chiều hồi phục ở cả thị trường trong nước và thế giới.
Tỷ giá USD hôm nay (14/5): Giá USD trong nước tăng trở lại, thị trường tự do ổn định

Tỷ giá USD hôm nay (14/5): Giá USD trong nước tăng trở lại, thị trường tự do ổn định

Tỷ giá USD hôm nay (14/5): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 28 đồng, hiện ở mức 24.973 đồng.
Giá vàng thế giới "lao dốc" sau thông tin Mỹ - Trung đạt thỏa thuận về thuế quan

Giá vàng thế giới "lao dốc" sau thông tin Mỹ - Trung đạt thỏa thuận về thuế quan

Giá vàng thế giới hôm nay rơi thẳng đứng sau thông tin Mỹ - Trung đồng ý giảm mạnh thuế quan trong 90 ngày tới.
Tỷ giá USD hôm nay (13/5): Thế giới và thị trường tự do cùng tăng mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (13/5): Thế giới và thị trường tự do cùng tăng mạnh

Hôm nay 13/5, tỷ giá trung tâm VND với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.945 VND/USD, giảm 9 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 101,78 điểm, tăng 1,44%.
Giá xăng dầu hôm nay (13/5): Giá dầu thế giới bật tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (13/5): Giá dầu thế giới bật tăng mạnh

Hôm nay (13/5), giá dầu thế giới bật tăng mạnh, sau khi Mỹ và Trung Quốc tuyên bố sẽ giảm bớt một số biện pháp thuế quan, làm dấy lên hy vọng về khả năng chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa hai quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 65,37 USD/thùng, tăng 2,28%, giá dầu WTI ở mốc 62,49 USD/thùng, tăng 2,39%.
Hôm nay (13/5): Giá vàng trong nước đang giảm rất mạnh

Hôm nay (13/5): Giá vàng trong nước đang giảm rất mạnh

Giá vàng hôm nay (13/5): Giá vàng trong nước đang giảm mạnh, giá vàng miếng giảm tới gần 3 triệu đồng.
Giá xăng dầu hôm nay (12/5): Dầu thế giới vẫn tiếp tục leo dốc

Giá xăng dầu hôm nay (12/5): Dầu thế giới vẫn tiếp tục leo dốc

Hôm nay (12/5), giá dầu thế giới vẫn tiếp đà leo dốc do thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Anh là nguyên nhân tác động tới giá dầu thô trong tuần qua. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 63,88 USD/thùng, tăng 1,70%, giá dầu WTI ở mốc 61,06 USD/thùng, tăng 1,85% (tương đương tăng 1,11 USD/thùng).
Xem thêm
Phiên bản di động