--> -->

Bảo đảm an toàn cây xanh mùa mưa bão

Để chủ động bảo đảm an toàn hệ thống cây xanh, giảm thiệt hại từ nguy cơ gãy, đổ trong mùa mưa bão, thời gian qua, thành phố Hà Nội liên tục triển khai công tác kiểm tra, xử lý cắt tỉa, hạ độ cao, chặt hạ cây nguy hiểm, nhằm bảo đảm an toàn cho người dân trên địa bàn.
Hà Nội: Đôn đốc cắt tỉa cây xanh trong trường học, bệnh viện, khu di tích trước mùa mưa bão Chung tay gìn giữ những “lá phổi xanh”

Còn đó nỗi lo

Nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa các sự cố liên quan đến cây xanh, đặc biệt trong mùa mưa bão, ngay từ đầu năm, Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh Hà Nội đã triển khai công tác cắt tỉa cành, hạ độ cao, chặt hạ các cây sâu mục, chết khô nguy hiểm trên địa bàn Thành phố. Trong đó, ưu tiên cắt tỉa các loại cây có đường kính và chiều cao lớn, cây nặng tán, cây nghiêng nguy hiểm, cành khô, sâu mục… Đây được coi là những hoạt động nhằm tránh gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của người dân trong mùa mưa bão.

Bảo đảm an toàn cây xanh mùa mưa bão
Công nhân tiến hành cắt tỉa cành, hạ độ cao cây xanh trên địa bàn Hà Nội.

Thế nhưng, dù đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, nhưng cứ trải qua mỗi cơn bão, mưa dông… tình trạng cây xanh bị đổ, gãy vẫn xuất hiện, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với tính mạng, tài sản của người dân. Đơn cử, trong cơn mưa dông nhiệt diễn ra vào chiều 30/7, đã khiến một cây cổ thụ tại đường Kim Mã, quận Ba Đình, gãy đổ, đè lên 2 ô tô đang di chuyển trên đường. Nguyên nhân ban đầu xác định do mưa lớn gây tác động đến bộ rễ khiến cây bất ngờ bật gốc. Đáng chú ý, vào khoảng 18 giờ cùng ngày, trước cửa số nhà 41 Xuân Thủy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, một cây muồng cổ thụ bất ngờ bị bật gốc đổ ngang đường đè trúng một thanh niên đang tham gia giao thông. Rất may, nạn nhân không bị thương nặng.

Anh Nguyễn Xuân Tú, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy cho biết, mặc dù trước mùa mưa bão, lực lượng chức năng đã tổ chức cắt tỉa, hạ độ cao của cây nhằm hạn chế những sự cố có thể xảy ra. Tuy nhiên, cùng với tốc độ đô thị hóa, xây dựng cầu đường, cải tạo vỉa hè… không ít cây xanh bị chặt đứt hệ thống rễ, không ăn sâu vào lòng đất nên trước ảnh hưởng của mưa bão, cây có thể bị đổ, gãy bất cứ lúc nào.

Theo tìm hiểu, hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 211.470 cây bóng mát, trong đó khu vực 12 quận có 149.075 cây, với các loài chủ yếu: Xà cừ (khoảng 8.000 cây); phượng (khoảng 12.500 cây); muồng (khoảng 7.000 cây); sấu (khoảng 22.000 cây); bằng lăng (khoảng 13.500 cây)... Trong số này, có khoảng 20% cây bóng mát có tuổi đời 80 -100 năm. Phó Trưởng phòng Hạ tầng kỹ thuật Lê Văn Du cho biết, những năm gần đây, Thành phố đầu tư nhiều trang thiết bị như: Xe nâng, xe cẩu, máy nghiền cành củi, xe vận chuyển, cưa máy... cũng như chủ động cắt tỉa cây quanh năm nên hiện tượng cây đổ, cành gãy, nhất là trong mùa mưa bão đã giảm rất nhiều.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều trường hợp rất khó phát hiện bằng mắt thường, như cây bị sâu mục bên trong thân; cây bị xâm hại, chặt rễ khi thi công làm đường, lát vỉa hè hay nơi mực nước ngầm thấp, không gian sống của rễ hạn chế, rễ cây không phát triển được... Ngoài ra, gió lớn do hiện tượng đảo nhiệt và hút gió bởi nhiều nhà cao tầng ở khu vực đô thị cũng là yếu tố đe dọa sự an toàn của hệ thống cây xanh. Đơn cử như trường hợp cây đa búp đỏ bị gãy đổ tại dải phân cách trên đường Võ Chí Công vào sáng 13/6, hay cây Phượng trên đường Lý Thường Kiệt vào sáng 17/5 là những trường hợp như vậy.

Giữ cây xanh an toàn

Hàng năm, vào trước mùa mưa bão, Sở Xây dựng Hà Nội đều có công văn đôn đốc các đơn vị về việc cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn cho người dân và tài sản trong mùa mưa bão và bảo đảm mỹ quan đô thị. Trong đó, Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá hiện trạng toàn bộ hệ thống cây bóng mát đang quản lý. Lập biên bản thống nhất khối lượng và cắt tỉa ngay đối với các cây nặng tán, cây cao, lệch tán, cành vươn, cây có cành khô và chặt hạ các cây chết, sâu mục, nghiêng nguy hiểm có nguy cơ gây mất an toàn trên các tuyến phố. Đồng thời, gia cố cọc chống cây mới trồng.

Về quy trình xử lý cây xanh bị gãy, đổ, sau khi nhận được phản ánh từ phía người dân, UBND các quận, phường, cán bộ trực của Ban duy tu các công trình đô thị Sở Xây dựng và những Công ty được giao nhiệm vụ quản lý duy tu, duy trì cây xanh cần ghi chép đầy đủ, phản ánh tình trạng cây đổ, đường kính, chủng loại cây, địa điểm nơi cây đổ, gãy cành theo từng địa bàn để việc xử lý được kịp thời và chuẩn xác…

Là đơn vị được giao duy tu, duy trì hệ thống cây xanh trên địa bàn 12 quận và các tuyến đường: Võ Chí Công, Võ Nguyên Giáp, Đại lộ Thăng Long, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội Nguyễn Đức Mạnh cho hay, qua rà soát, dự kiến đơn vị cắt tỉa khoảng 124.980 cây bóng mát trong năm 2022.

Trong đó, cắt tỉa vén tán, nâng cao vòm lá khoảng 109.300 cây; cắt tỉa làm thưa tán, thấp tán, hạ độ cao khoảng 15.670 cây. Đơn vị ưu tiên xử lý ngay những cây nặng tán, cây nghiêng nguy hiểm, cây mọc lệch tán, cây có cành vươn, cành khô, sâu mục... Đến nay, công tác này cơ bản đã được hoàn thành.

Về quy trình khắc phục sự cố liên quan đến cây xanh trong mùa mưa bão, theo Sở Xây dựng Hà Nội, sau khi xử lý các tình huống khẩn cấp do cây gãy, đổ để đảm bảo an toàn giao thông trước mắt tập kết gỗ củi lên vỉa hè rộng. Giải tỏa nhanh, gọn, tránh tình trạng tồn đọng cành, lá gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh.

Các đơn vị huy động 100% quân số, thực hiện giải tỏa 24/24 giờ. Ưu tiên xử lý các cây đổ gây nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng, tài sản người dân dân. Xử lý cây đổ ra đường gây cản trở giao thông các tuyến trọng điểm, trục đường chính, thu dọn cây đổ, cắt cây, cành, đánh gốc, san lấp, đảm bảo vệ sinh... đảm bảo giao thông nhanh nhất và trồng cây thay thế sau 15 ngày.

Việc thu dọn hoàn thành toàn bộ các khâu như cắt cành, dọn lá, cắt thân cây, đánh gốc, vệ sinh san lấp hố trống và trồng cây thay thế bổ sung ngay trong thời gian 5 ngày kể từ khi có bão gây đổ cây. Đồng thời, thu hồi gỗ, củi được vận chuyển và tập kết tại vườn ươm Yên Sở - Hoàng Mai - Hà Nội. Trường hợp cây đổ gãy làm ảnh hưởng đến hệ thống điện, điện chiếu sáng và thông tin liên lạc các đơn vị cấp điện, thông tin liên lạc sẽ phối hợp khắc phục sự cố./.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 3 vừa có chỉ đạo “nóng”, yêu cầu Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chấn chỉnh các tồn tại trong hoạt động của Chi nhánh Điện Biên. MB phải tăng cường công tác kiểm soát nội bộ và thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của Luật Thanh tra. Đây là động thái nhằm đảm bảo hoạt động tuân thủ, minh bạch và an toàn tại chi nhánh.
Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Ngày 21/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chỉ đạo toàn hệ thống khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha), trên tinh thần sẵn sàng hỗ trợ người dân, tổ chức, giao dịch, làm việc với cơ quan BHXH, không để gián đoạn trong việc chi trả quyền lợi của người tham gia.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.
Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Nhân kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), chiều nay (21/7), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã chủ trì buổi gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ.
Ứng phó bão số 3:  Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Ứng phó bão số 3: Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng như xe buýt, tàu điện trên địa bàn Thành phố đang tích cực triển khai các giải pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời và hiệu quả theo diễn biến thực tế của bão số 3.
Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.

Tin khác

Phường Từ Liêm: Di dời 55 hộ dân nơi nguy cơ ngập sâu trước giờ bão đổ bộ

Phường Từ Liêm: Di dời 55 hộ dân nơi nguy cơ ngập sâu trước giờ bão đổ bộ

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Từ Liêm đã xây dựng phương án cụ thể để bảo vệ người dân, trong đó chuẩn bị di dời 55 hộ dân tại các khu vực nguy cơ ngập sâu và yêu cầu dừng thi công các công trình có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Ngành Giáo dục Hà Nội chia buồn với gia đình học sinh gặp nạn trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Ngành Giáo dục Hà Nội chia buồn với gia đình học sinh gặp nạn trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Chiều 21/7, đoàn công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã trực tiếp đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ với các gia đình học sinh gặp nạn do lật tàu tại Quảng Ninh.
Phường Nghĩa Đô tổ chức khám sức khỏe cho người có công

Phường Nghĩa Đô tổ chức khám sức khỏe cho người có công

Ngày 21/7, Ủy ban nhân dân phường Nghĩa Đô đã tổ chức Chương trình khám sức khỏe, tư vấn, cấp thuốc cho 722 đối tượng chính sách, người có công với cách mạng đang sinh sống trên địa bàn.
Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Giữa dòng chảy không ngừng của thời gian, Hà Nội vẫn giữ cho mình vẻ đẹp riêng vừa cổ kính, trầm mặc, lại vừa sôi động, hiện đại. Nơi đây không chỉ là Thủ đô ngàn năm văn hiến, mà còn là điểm hẹn của ký ức, của văn hóa, của những trái tim yêu khám phá. Mỗi bước chân du khách đến Hà Nội là một hành trình riêng để cảm nhận và thấu hiểu vẻ đẹp của mảnh đất và con người nơi đây. Trong mắt họ, Hà Nội hiện lên như thế nào? Điều gì khiến họ yêu, ấn tượng, hoặc bất ngờ? Hãy cùng chúng tôi lắng nghe những chia sẻ chân thật, những ấn tượng và câu chuyện nhỏ đầy cảm xúc từ những du khách đã và đang trải nghiệm Hà Nội theo cách của riêng mình.
Tu sửa, gia cố khu vực Hàm cá mập để phòng tránh bão Wipha

Tu sửa, gia cố khu vực Hàm cá mập để phòng tránh bão Wipha

Sau trận mưa giông lớn trút xuống vào chiều 19/7, nhiều tuyến đường phố ở trung tâm Thủ đô ngổn ngang cây đổ, tôn bay. Công trường phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập bên hồ Gươm cũng bị ảnh hưởng. Trong ngày 20 và sáng ngày 21/7, các công nhân đã khẩn trương dọn dẹp, gia cố chắc chắn khu vực thi công để đảm bảo an toàn trước nguy cơ bão lũ.
Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc

Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc

Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội đề ra mục tiêu phát triển nông thôn thông minh, bền vững. Để hiện thực hóa, cần cụ thể hóa mô hình chuyển đổi, cải cách đất đai và phát huy vai trò người dân, tạo đột phá cho Thủ đô.
Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Dưới tác động của cơn bão số 3 đang tiến gần đất liền, các địa phương ngoại thành Hà Nội đã và đang chủ động triển khai nhiều biện pháp ứng phó, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra. Với phương châm “4 tại chỗ”, chính quyền cơ sở tăng cường kiểm tra các khu vực xung yếu, sẵn sàng phương tiện, nhân lực, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác, chủ động phòng tránh thiên tai.
Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực then chốt cho phát triển. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô thông minh, hiện đại, đáng sống, cần cụ thể hóa giải pháp, hoàn thiện thể chế và tạo đột phá mạnh mẽ về nguồn lực, hạ tầng và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Là một công dân của Thủ đô Hà Nội, nơi tôi sinh sống, làm việc và gắn bó mỗi ngày, tôi đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về bảo vệ môi trường, phát triển đô thị xanh, thông minh và bền vững.
Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Cần thí điểm mô hình “tổ công tác đặc biệt” để giải quyết nhanh các vướng mắc cho các dự án bị treo, hoặc chậm tiến độ trên địa bàn Thủ đô. Qua đó, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Xem thêm
Phiên bản di động