“Bão bụi” tra tấn người dân
Người dân Thủ đô đang phải "ngoi ngóp thở" hằng ngày | |
Hà Nội ô nhiễm bụi vượt giới hạn cho phép | |
Thêm nhiều sản phẩm thân thiện môi trường |
Các tuyến đường đều... bụi
Tam Trinh và Lĩnh Nam là những tuyến giao thông huyết mạch ở cửa ngõ phía Nam của thành phố. Đây là đường dẫn cho các phương tiện giao thông, trong đó có nhiều ôtô tải lớn đi đường vành đai 3 lên cầu Thanh Trì. Hai tuyến đường này không dài (Tam Trinh dài 3,6km, Lĩnh Nam dài 3,4km), nhưng từ lâu đã trở thành “ác mộng” đối với những người thường xuyên phải di chuyển qua đây. Lưu lượng phương tiện đông, chủ yếu là xe tải chở các nguyên, vật liệu xây dựng khiến tuyến đường Tam Trinh thường xuyên rơi vào cảnh bụi mù mịt. Trong khi đó, mặt đường có nhiều điểm hư hỏng nên mỗi khi những chiếc xe này chạy qua, các cơn lốc bụi lại có dịp tung hoành. Người đi đường dù trang bị khẩu trang, nhưng cũng không tránh khỏi bụi bẩn bám đầy mặt, quần áo.
Nhiều tuyến đường nội đô ở Hà Nội luôn chìm trong khói bụi |
Cũng trên địa bàn quận Hoàng Mai, tuyến đường Minh Khai, đoạn từ chân cầu Vĩnh Tuy đến sông Tô Lịch cũng ngập tràn trong bụi. Chị Nguyễn Minh Tâm (420 phố Minh Khai) cho biết, ở phố này, nhà ai cũng đóng cửa im ỉm cả ngày, nhưng vẫn không tránh được bụi, chỉ cần đỗ xe ngoài đường một lúc là bụi lại trắng xóa yên. “Tình trạng này đã xảy ra rất lâu mà cơ quan chức năng tới giờ vẫn chưa xử lý, chấm dứt tình trạng này để cho người dân bớt khổ” - chị Tâm bức xúc.
Tương tự, trên QL 6A - đoạn chạy qua bến xe Yên Nghĩa (quận Hà Đông - Hà Nội) - có lẽ là một trong những tuyến đường “đau khổ” nhất thời gian gần đây. Đoạn đường này chỉ dài chừng 500m đã trở thành nỗi ám ảnh cho dân cư sống hai bên đường và những người tham gia giao thông. Được biết, khu vực này là nơi thi công điểm cuối tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông và công trình cải tạo QL 6A, do đó cả tuyến đường là công trường với ngổn ngang vật liệu xây dựng. Ngoài ra, các tuyến đường như đại lộ Thăng Long, khu vực lân cận với cầu vượt Mễ Trì, các đường Nguyễn Trãi, Giải Phóng, Lê Văn Lương, Phạm Hùng, QL 6A đoạn từ ngã tư Ba La qua bến xe Yên Nghĩa... thời gian gần đây cũng đã tái diễn tình trạng “bão bụi”mù mịt.
Đồng bộ nhiều giải pháp
Báo cáo mới nhất của Vụ Môi trường (Bộ GTVT) cho thấy, sự ô nhiễm không khí tại Hà Nội đã vượt quy chuẩn cho phép bởi hàm lượng bụi cao hơn 1-2 lần tiêu chuẩn. Theo đó, số liệu về ô nhiễm khói, bụi do các chuyên gia đo được ở Hà Nội vào giờ cao điểm đều vượt giới hạn cho phép của Bộ TN&MT. Còn theo số liệu của Trung tâm Quan trắc môi trường - Tổng cục Môi trường Việt Nam, tại nhiều nút giao thông như Kim Liên - Giải Phóng, Phùng Hưng - Hà Đông, Nguyễn Xiển, những khu vực đông dân cư, nồng độ bụi thường cao hơn 5-7 lần mức cho phép. Các khí ô nhiễm khác như CO, SO2 dưới tiêu chuẩn, nhưng đang có xu hướng tăng lên.
Lý giải cho điều này, nhiều chuyên gia đánh giá một trong những nguyên nhân khiến vấn nạn "bão bụi" hoành hành trên phố hiện nay là do sự thiếu ý thức của chủ các phương tiện vận tải. Trên tuyến đường Phạm Hùng, khi lần tìm nguyên nhân của “bão bụi” ở nơi đây, PV chứng kiến nhiều xe tải chở phế thải, vật liệu xây dựng từ các công trình lân cận “tung tẩy” trên đường phố mà không hề căng bạt, che phủ ngăn ngừa đất, cát hoặc có che chắn thì cũng chỉ là cách làm chiếu lệ. Số xe này lưu thông trên một quãng đường dài từ Phạm Hùng sang Lê Văn Lương, Lê Trọng Tấn… mà không hề gặp phải bất cứ trở ngại nào từ phía các cơ quan chức năng. Lớp đất bụi rơi vãi ra đường thành những vệt dài.
Thực tế, qua tìm hiểu, lượng phương tiện chở vật liệu xây dựng hoạt động chủ yếu ở đường vành đai cả ngày và đêm. Khi chở vật liệu, ra khỏi công trình xây dựng, chủ đầu tư, đơn vị thi công không có biện pháp che chắn hay chỉ phun rửa theo kiểu “chống đối”. Trong khi đó, lực lượng CSGT, thanh tra GTVT lại chưa tiến hành xử lý quyết liệt dẫn tới tình trạng nhờn luật. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, nhằm giải quyết triệt để vấn đề bụi bẩn, thay vì bắt, xử phạt từng phương tiện, các cơ quan chức năng nên kiểm tra tất cả doanh nghiệp có phương tiện đang hoạt động chuyên chở phế thải, vật liệu xây dựng; Đồng thời xử lý nghiêm những phương tiện vận chuyển vật liệu rời, phế thải xây dựng không đảm bảo các tiêu chí như thùng xe phải kín, cửa sau thùng xe với thân thùng phải kín, không chảy vật liệu khô và ướt… Các trường hợp vi phạm cần được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, cần có cơ chế quy trách nhiệm cụ thể đối với chính quyền địa phương và các lực lượng CSGT, Thanh tra GTVT cùng cán bộ phụ trách địa bàn (!?).
Tuấn Trần
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Môi trường 24/01/2025 07:02
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù
Môi trường 23/01/2025 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/1: Trời nhiều mây, không mưa, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/01/2025 06:10
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/1: Sáng và đêm trời rét
Môi trường 21/01/2025 06:02
Diễn biến thời tiết 10 ngày cuối tháng 1/2025
Môi trường 20/01/2025 06:31
Thời tiết Hà Nội ngày 20/1/2025: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng
Môi trường 20/01/2025 06:31
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/1: Gió nhẹ, trưa giảm mây, trời nắng
Môi trường 19/01/2025 06:53
Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung
Môi trường 18/01/2025 17:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/1: Sáng sớm có sương mù, trời nắng
Môi trường 18/01/2025 06:11
Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý phương pháp làm "sống" lại sông Tô Lịch
Môi trường 17/01/2025 13:54