Bàn luận về vấn đề bảo tồn và phát triển di sản áo dài truyền thống
Ấn tượng chương trình nghệ thuật "Áo dài xưa và nay" Áo dài Việt Nam vượt qua giá trị thời trang |
Hội thảo tập trung bàn luận một số vấn đề như việc phát huy bản sắc văn hóa và phát triển may, mặc áo dài truyền thống, trong đó là tiềm năng sử dụng áo dài truyền thống trong đời sống; những vấn đề cần cải tiến trang phục áo dài truyền thống; áo dài truyền thống trong việc quảng bá văn hóa, du lịch ở Việt Nam.
Hội thảo cũng đưa ra việc bảo tồn di sản áo dài truyền thống, trong đó xác định những yếu tố cơ sở, nhận diện và phân biệt áo dài truyền thống với các loại trang phục khác; đào tạo, truyền dạy nghệ nhân may, dệt, nguyên phụ liệu; giáo dục di sản cho thế hệ trẻ; xây dựng và bảo tồn không gian văn hóa áo dài truyền thống tại Hà Nội và các địa phương; kinh nghiệm của quốc tế trong việc bảo tồn trang phục truyền thống.
Áo dài truyền thống được coi là di sản trong lòng người Việt (ảnh minh họa: Hải Yến) |
Những năm đầu thế kỷ 20 trở về trước, áo dài được may ngũ thân, tay chẽn, cài khuy cổ đứng được gọi là áo dài truyền thống. Từ những năm 1930, các họa sĩ đã có những thay đổi về thiết kế.
Những năm gần đây, vấn đề bảo tồn, phát huy, sử dụng áo dài truyền thống trong xã hội đương đại được nhắc đến nhiều hơn. Trong đó nhiều người đề xuất sử dụng áo dài ở công sở ngày đầu tuần, hay nam sinh mặc áo dài... để góp phần bảo tồn văn hoá, xây dựng hình ảnh Việt Nam, quảng bá du lịch.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Đức Bình – Chủ nhiệm Trung tâm Hỗ trợ phát triển áo dài ngũ thân truyền thống cho rằng, việc bảo tồn, ứng dụng áo dài hiện nay cũng gặp không ít cản trở. Trước hết là nhận thức của cộng đồng, trong đó có không ít trí thức, văn nghệ sĩ và cả người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa. Do nhận thức chưa đầy đủ nên ngay cả người yêu văn hóa truyền thống cũng mặc chưa đúng, chưa đẹp. Hiện nay nhiều loại trang phục được cho là áo dài cách tân xa rời bản sắc văn hóa.
Bên cạnh đó, giá thành bán ra áo dài truyền thống còn cao, khó tiếp cận người mặc ở tầng lớp bình dân và đối tượng học sinh, sinh viên. Nguyên liệu may áo dài truyền thống còn chưa phù hợp về giá cả, phù hợp về khí hậu. Có nhiều loại nguyên liệu tốt thì giá thành lại cao. Đội ngũ cắt may áo dài vẫn còn quá ít, việc sử dụng kỹ thuật thủ công còn ở mức cao trong chuỗi sản xuất, còn hạn chế trong việc áp dụng công nghệ mới vào may, mặc…
Hội thảo được sự đóng góp ý kiến tích cực của các nhà nghiên cứu, nhà thiết kế, các nghệ nhân may áo dài, nghệ nhân các làng dệt ở Hà Đông, La Khê, Phùng Xá, Nha Xá…
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Văn hóa 02/02/2025 22:28
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ
Văn hóa 02/02/2025 06:01
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 01/02/2025 13:28
Đầu xuân trẩy hội đền Đô
Văn hóa 01/02/2025 12:26
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm
Văn hóa 31/01/2025 19:44
Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội
Văn hóa 31/01/2025 14:17
Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ
Văn hóa 30/01/2025 15:04
Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt
Văn hóa 30/01/2025 09:15
Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long
Văn hóa 30/01/2025 06:47
Thương về hương vị Tết xưa
Văn hóa 30/01/2025 06:47