Bám sát tinh thần tinh giản chương trình
Công bố đề thi tham khảo kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2020 | |
Thí sinh bị đình chỉ thi sẽ bị hủy kết quả toàn bộ các bài thi | |
Tinh giản chương trình, đẩy mạnh dạy học trên truyền hình |
Đề thi tham khảo môn Ngữ văn: Không mang tính đánh đố
Theo cô giáo Trịnh Thu Tuyết (giáo viên Ngữ văn, Hệ thống Giáo dục Hocmai), đề minh họa cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 môn Ngữ văn nhìn chung không có thay đổi so với đề thi THPT quốc gia các năm trước. Các đơn vị kiến thức và kĩ năng được kiểm tra không vượt ra ngoài nội dung chương trình được điều chỉnh theo hướng tinh giản mà Bộ GD&ĐT mới công bố gần đây.
Cụ thể, cấu trúc đề vẫn gồm hai phần: Đọc hiểu (3 điểm) và Làm văn (7 điểm). Trong đó, câu hỏi Đọc hiểu gồm ngữ liệu đọc hiểu nằm ngoài sách giáo khoa cùng 4 câu hỏi đọc hiểu theo các mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Đây là những dạng câu hỏi quen thuộc với học trò từ nhiều năm nay.
Chiều muộn ngày 3/4, Bộ GD&ĐT công bố đề thi tham khảo kỳ thi THPT quốc gia năm 2020. (Ảnh minh họa: P.T) |
Trong phần Làm văn, câu Nghị luận xã hội (2 điểm) với yêu cầu viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, nội dung nghị luận là vấn đề có quan hệ hữu cơ với nội dung trong ngữ liệu đọc hiểu (kiểu dạng câu hỏi từ năm 2016).
Câu nghị luận văn học yêu cầu nêu “Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đêm mùa xuân ở Hồng Ngài (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)” là phần kiến thức trong chương trình học kỳ 2 lớp 12, không ra ngoài nội dung tinh giản của Bộ GD&ĐT. Đây là đơn vị kiến thức nhỏ, phù hợp với dung lượng bài văn 5 điểm trong thời lượng đề thi 120 phút; cũng là kiểu dạng bài nghị luận quen thuộc với học trò mấy năm gần đây.
“Nhìn chung, nếu đề thi Ngữ văn trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 bám sát mô hình đề minh họa, học sinh sẽ rất thuận lợi về tâm thế cũng như kiến thức, kĩ năng đã được ôn luyện” - cô giáo Trịnh Thu Tuyết nhận định.
Tuy nhiên, cô Tuyết cũng có góp ý với Ban ra đề về việc diễn đạt chặt chẽ hơn các câu lệnh, tránh gây hoang mang cho học sinh. Ví dụ câu Nghị luận xã hội trong đề thi minh họa, khi yêu cầu: “Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường”, học sinh sẽ băn khoăn trong quá trình triển khai hệ thống ý nghị luận. Vì đây thực chất là yêu cầu nghị luận cho một bài văn, không phải cho đoạn văn.
Đề thi tham khảo môn Toán: Không quá khó nhưng cũng không dễ lấy điểm cao
Theo thầy giáo Nguyễn Thanh Tùng (giáo viên môn Toán, Hệ thống Giáo dục Hocmai), cấu trúc đề thi tham khảo kỳ năm nay được đánh giá cũng giống như đề thi chính thức của các năm trước. Đề thi vẫn bao gồm 50 câu hỏi được chia theo 4 cấp độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao với thời gian làm bài 90 phút và tuân thủ đúng cấu trúc nội dung Bộ GD&ĐT đã công bố trước đó. Trong đề thi, 90% câu hỏi (45 câu) thuộc chương trình lớp 12, 10% số câu hỏi (5 câu) thuộc chương trình lớp 11.
Bên cạnh đó, đề tham khảo bám sát tinh thần của Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ II năm học 2019 - 2020 của Bộ GD&ĐT. Cụ thể, những nội dung thuộc chương trình tinh giản không xuất hiện trong đề thi, số lượng các câu hỏi ở kiến thức học kỳ II lớp 12 giảm đi đáng kể. Với chương số phức chỉ có 3 câu hỏi, hình học không gian Oxyz có 8 câu hỏi và chủ yếu ở mức nhận biết, thông hiểu. Chương nguyên hàm, tích phân, các kiến thức học kỳ II chiếm ít và đều là câu hỏi ở mức độ cơ bản.
“Trong đề thi có khoảng 35 câu hỏi (70%) ở mức độ nhận biết và thông hiểu, còn lại (30%) là các câu hỏi ở mức độ vận dụng và vận dụng cao. Mặc dù không xuất hiện các câu hỏi quá khó nhưng để lấy được điểm cao cũng không phải là dễ dàng. Điều này là phù hợp với mục tiêu của kỳ thi THPT quốc gia nói chung cũng như kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 nói riêng” - thầy Tùng đánh giá.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. (Ảnh: P.T) |
Cũng theo thầy Tùng, mặc dù năm nay kỳ thi THPT quốc gia đã được lùi lại bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19 và Bộ GD&ĐT đã có phương án tinh giản, giảm tải cho học sinh về mặt kiến thức nhưng đề thi vẫn sẽ có nhiều những câu mang tính phân loại. Học sinh phải có khả năng tổng hợp kiến thức, qua thời gian ôn tập một cách bài bản, khoa học và nghiêm túc thì mới có thể xử lí tốt và không bị mất điểm.
Đề thi tham khảo môn Tiếng Anh: Cấu trúc đề tương đương với đề thi THPT quốc gia năm 2019
Cô giáo Nguyễn Thanh Hương (giáo viên Tiếng Anh, Hệ thống Giáo dục Hocmai) cho biết, đề tham khảo môn Tiếng Anh giữ nguyên cấu trúc tương đương với đề thi THPT quốc gia năm 2019. Nội dung các câu hỏi thuộc chương trình lớp 11 và lớp 12, trong đó tập trung chủ yếu vào lớp 12 (90%). Chủ đề các bài đọc nằm trong sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 11 và 12, bao gồm: Family life, Higher education và Environment.
Nhận xét về mức độ khó của các câu hỏi, theo cô Hương, các câu hỏi dễ và trung bình vẫn là các câu hỏi về kiến thức ngữ pháp. Các câu hỏi khó thường tập trung vào các câu hỏi về word choice, idioms.
Nhóm câu hỏi thuộc phần dưới 5 điểm rơi vào các kiến thức rất cơ bản, chủ yếu tập trung vào các kiến thức ngữ pháp lớp 12. Các câu hỏi này thuộc mức độ nhận biết và thông hiểu với các dạng bài chủ yếu như: Cách phát âm đuôi -s, cách phát âm nguyên âm /i/, trọng âm với từ hai âm tiết và ba âm tiết; dạng bài hoàn thành câu (động từ nguyên thể có "to", câu điều kiện, thì động từ, liên từ, câu hỏi đuôi; câu giao tiếp; tìm lỗi sai; câu đồng nghĩa; nối câu; modal verbs).
Nhóm câu hỏi thuộc phần trên 5 điểm nằm tập trung vào một số câu ngữ pháp khó dạng bài hoàn thành câu và từ vựng, nằm rải rác ở các dạng bài như: Tỉnh lược mệnh đề quan hệ, mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian; phrasal verbs, idioms và word choice ở dạng bài hoàn thành câu; câu hỏi từ vựng nằm ở bài điền từ và đọc hiểu; đảo ngữ ở dạng bài nối câu. Ngoài ra, các câu hỏi khó còn nằm ở dạng câu hỏi suy luận và tìm ý chính của bài đọc.
“Các em học sinh cần bám sát nội dung đề thi tham khảo, cũng như chương trình tinh giản của Bộ GD&ĐT để ôn tập và chuẩn bị tốt cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2020” - cô Hương nhắn nhủ
Đề thi tham khảo tổ hợp Khoa học tự nhiên: Kiến thức tập trung chủ yếu ở lớp 12
Theo các thầy cô giáo thuộc Tổ Tự nhiên (Hệ thống Giáo dục Hocmai), mỗi môn thi thành phần (Vật lí, Hóa học và Sinh học) vẫn bao gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 60 phút và tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ GD&ĐT đã công bố. Trong đó, 90% câu hỏi thuộc chương trình lớp 12, 10% câu hỏi thuộc lớp 11. Riêng môn Hóa học, do đặc thù môn học nên có 15% câu hỏi thuộc lớp 11, còn lại 85% câu hỏi thuộc lớp 12. Các câu hỏi thuộc lớp 12 phần lớn nằm ở chương trình học kì I.
Trong đề thi, 70% số câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu, 30% số câu hỏi còn lại ở mức độ vận dụng và vận dụng cao. Các câu ở mức độ nhận biết chủ yếu thuộc chương trình lớp 12, một số ít rơi vào lớp 11.
Năm nay, kỳ thi THPT quốc gia dự kiến sẽ được tổ chức từ ngày 8 đến ngày 11/8 do ảnh hưởng của dịch Covid-19. (Ảnh minh họa: P.T) |
Cụ thể, với môn Vật lí: Các câu hỏi ở mức vận dụng cao rơi vào các chương Dao động cơ, Sóng cơ và Điện xoay chiều thuộc chương trình lớp 12.
Với môn Sinh học: Các câu hỏi thuộc mức độ vận dụng, vận dụng cao thuộc chuyên đề Cơ chế di truyền và biến dị, Quy luật di truyền, Di truyền quần thể và Di truyền người; trong đó có một số câu hỏi khó và cực khó, chứa nhiều dữ liệu gây rối, học sinh cần tỉnh táo mới có thể hoàn thành.
Với Môn Hóa học: Các câu hỏi ở mặc vận dụng cao tập trung vào nội dung chương trình học kì I lớp 12 (este-lipit, amin-amino axit-protein, đại cương kim loại). Đặc biệt, tương tự như đề thi THPT quốc gia năm 2019 và khác với đề thi các năm trước, đề thi có 1 câu liên quan đến thực hành thí nghiệm ở mức độ vận dụng cao, đòi hỏi học sinh phải hiểu bản chất thí nghiệm, các thao tác thực hành thí nghiệm cũng như có khả năng suy luận mới làm được câu hỏi này.
Đề thi tham khảo tổ hợp Khoa học xã hội: Không xuất hiện những câu hỏi thuộc phần tinh giản
Theo các thầy cô giáo thuộc Tổ Xã hội (Hệ thống Giáo dục Hocmai), trong đề thi mỗi môn thi thành phần (Địa lí, Lịch sử, Giáo dục công dân) đều không xuất hiện những câu hỏi thuộc phần tinh giản. Trong đó, 90% kiến thức thuộc chương trình lớp 12 và 10% thuộc lớp 11.
Với môn Lịch sử: Các câu hỏi đều tập trung vào đặc trưng của các sự kiện lịch sử, không đi sâu vào chi tiết. Nội dung các câu hỏi cũng là những vấn đề rất quen thuộc với học sinh, đã xuất hiện nhiều trong các đề thi trước đó. Trong đề thi tham khảo, có khoảng 20% tổng số câu hỏi ở mức độ vận dụng và vận dụng cao. Đây là những câu hỏi so sánh hoặc phân tích, học sinh phải hiểu bản chất của sự kiện và có cái nhìn khái quát các sự kiện mới có thể trả lời được..
Với môn Địa lí: Tỉ lệ câu hỏi thực hành cao, nhiều câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu thuộc phần sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để trả lời. Những nội dung còn lại đều là những quy luật cơ bản của địa lí. Một số câu hỏi đòi hỏi học sinh phải kết hợp kiến thức thực tế với kiến thức đã học để trả lời.
Với môn Giáo dục công dân: Đề bài vẫn đảm bảo tính thời sự khi đưa những vấn đề trong cuộc sống vào các câu hỏi tình huống. Tỉ lệ câu hỏi thực hành giảm so với đề thi THPT quốc gia 2019. Các câu hỏi ở mức nhận biết và thông hiểu đều tập trung vào nội dung của các quyền của công dân hoặc các khái niệm cơ bản của quá trình lao động sản xuất. Các câu hỏi ở mức Vận dụng và vận dụng cao là những câu hỏi yêu cầu giải quyết tình huống thuộc các chuyên đề: Thực hiện pháp luật, quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, công dân với các quyền tự do cơ bản.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh
Giáo dục 21/01/2025 06:05
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/01/2025 22:05
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục 20/01/2025 17:29
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 17/01/2025 13:32
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Giáo dục 16/01/2025 16:08
Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc
Giáo dục 16/01/2025 06:08