Bài cuối: Người tiêu dùng cần quan tâm những gì?
Bài 2: Người tiêu dùng cần bảo vệ chính mình | |
Bài 1: Đồng hành bảo vệ người tiêu dùng |
Người tiêu dùng luôn ở thế yếu?
Trong nền kinh tế thị trường, NTD được coi là chủ thể trong các giao dịch thương mại – dân sự. Vì thế, bảo vệ TND thực sự trở thành một lĩnh vực pháp luật độc lập và có vị trí đáng kể trong hệ thống pháp luật thương mại kể từ khi Pháp lệnh về Bảo vệ quyền lợi NTD được ban hành năm 1999. Thế nhưng, mặc dù Pháp lệnh trên đã có hiệu lực, song thực trạng vi phạm quyền của NTD vẫn diễn ra hết sức nghiêm trọng, khiến NTD thờ ơ với quyền lợi của mình.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để Luật Bảo vệ quyền lợi NTD đi vào cuộc sống. |
Thực tế cho thấy, có rất nhiều trường hợp NTD thất vọng trước thái độ, trách nhiệm của doanh nghiệp liên quan đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ, chế độ chăm sóc khách hàng…thậm chí, việc giải quyết quyền lợi của NTD thường được các doanh nghiệp áp dụng một cách đối phó, đổ lỗi cho NTD với nhiều lý do.
Nếu có xảy ra tranh chấp giữa NTD và doanh nghiệp NTD cũng khó đòi được quyền lợi cho mình.
8 Quyền của NTD (Được quy định tại Điều 8 – Luật Bảo vệ quyền lợi NTD) trong đó có một số quyền quan trọng sau: Quyền được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá; được cung cấp hoá đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ... Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hoá, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết. Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan… |
Đề cập đến vấn đề trên, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam cho rằng, thông thường mỗi khi bị phát hiện ra sai phạm thì các tổ chức, cá nhân kinh doanh thường đổ lỗi cho NTD để phủ nhận trách nhiệm.
Bởi lẽ, người sản xuất thường am hiểu rất sâu về mặt kỹ thuật của sản phẩm. Đối với người kinh doanh họ cũng nắm rất rõ về nguồn gốc mặt hàng mình phân phối (hàng giả hay hàng thật…). Trong khi đó, NTD lại thường rất lơ mơ về sản phẩm mình tiêu thụ, bởi họ tiếp nhận thông tin chủ yếu qua quảng cáo, tiếp thị từ người cung cấp dịch vụ…
Cũng theo ông Hùng, khi đưa sản phẩm ra thị trường, nếu những người sản xuất, kinh doanh chân chính, có lương tâm nghề nghiệp thì NTD sẽ được cung cấp thông tin chính xác, giúp họ đưa ra lựa chọn đúng. Tuy nhiên, nếu lương tâm trở thành thứ xa xỉ thì những thông tin, quảng cáo lại trở thành cái bẫy. Đây cũng là lý do mà nhiều NTD đã trở thành nạn nhân, phải trả giá cho thiệt hại về kinh tế, sức khỏe, thậm chí tính mạng của mình.
Đấy là xét về mặt kỹ thuật của vấn đề. Còn khi xảy ra tranh chấp, cùng với những kinh nghiệm va chạm trên thương trường và những lợi thế về mặt kỹ thuật sẽ tạo cho người kinh doanh luôn ở thế chủ động, thế mạnh, còn NTD sẽ rơi vào thế bị động, thế yếu. Luật Bảo vệ quyền lợi NTD ra đời chính là để bảo vệ cho NTD, đối tượng luôn ở vào vị thế yếu trong nền kinh tế thị trường và ở Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.
Luật cần đi vào cuộc sống
Trước hàng loạt vụ việc liên quan đến việc xâm phạm quyền lợi NTD, nhiều người cho rằng, Luật Bảo vệ NTD sẽ là cơ sở pháp lý để đấu tranh chống lại các hành vi tiêu cực của doanh nghiệp đối với NTD. Tuy nhiên thực tế cho thấy, Luật này hiện còn quá xa rời cuộc sống.
Anh Nguyễn Hữu Tân, nhân viên tại Công ty chứng khoán Bảo Việt cho biết: “Tôi nghe nói đến Luật Bảo về quyền lợi NTD đã lâu, nhưng luật đó cụ thể như thế nào? Quyền của NTD có lớn hay không?...là vấn đề mà không chỉ có tôi, rất nhiều NTD khác cũng không biết rõ được. Vì thế, cần đơn giản hóa Luật này hơn nữa để nó thực sự gần gũi với NTD, khi đó, Luật sẽ đi được vào với cuộc sống”.
Đưa ra quan điểm của mình về vấn đề trên, luật sư Lê Quốc Đạt, Công ty luật TNHH Trí Tuệ cho rằng, bảo vệ NTD là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Không chỉ tại Việt Nam, hầu hết các nước trên thế giới đều rất coi trọng công tác này bởi lẽ bảo vệ NTD chính là bảo vệ sự phát triển bền vững của xã hội.
Do đó, nhiều quốc gia đã sớm ban hành các đạo luật với mục đích bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của NTD. Tuy nhiên, quy định của pháp luật hiện hành chưa có những chế tài đặc thù, đủ sức răn đe để xử lý các hành vi vi phạm Luật bảo vệ NTD.
Theo luật sư Lê Quốc Đạt, hiện các tranh chấp của người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh vẫn đang áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành để giải quyết là không phù hợp, vì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự là quá phức tạp và tốn kém, không phù hợp với khiếu nại, giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng.
Cũng theo luật sư Đạt, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD đã quy định rất cơ bản vấn đề liên quan đến NTD, tuy nhiên lại chưa quy định nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan như các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh…trong việc tôn trọng và bảo đảm quyền của NTD được thực thi trên thực tế và khi có những phát sinh xảy ra.
Vẫn biết, bảo vệ quyền lợi NTD không chỉ là trách nhiệm chung của Nhà nước, mà còn của toàn xã hội, trong đó các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi của NTD có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, vì sao tình trạng hàng giả, hàng nhái…vẫn diễn ra, chỉ các cơ quan chức năng mới có thể trả lời và giải quyết dứt điểm câu hỏi này. Do đó, đừng tư vấn hãy là “NTD thông minh”, bởi lẽ, ngay cả cán bộ chức năng (nếu không có máy móc thiết bị kiểm tra) cũng khó phân biệt đâu là hàng giả - thật.
Vì thế, để luật đi vào cuộc sống và được người dân tiếp nhận một cách chủ động, theo các chuyên gia pháp lý, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc hiểu luật để tự bảo vệ mình, thì cần phải có biện pháp chế tài xử lý đủ mạnh đối với những doanh nghiệp làm ăn không chân chính.
Thậm chí, cần phải có những chế tài đối với cả những đơn vị, cơ quan chức năng có thẩm quyền khi để tình trạng xâm phạm quyền lợi NTD diễn ra triền miên. Muốn thành công thì cần phải chấp nhận đánh đổi, chấp nhận “thay máu” cán bộ làm việc thiếu trách nhiệm, yếu kém, làm được như vậy không chỉ tạo được niềm tin với NTD, mà còn khẳng định được vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi NTD và vì NTD.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
Tin khác
Đặc sắc lễ hội hương bưởi Tân Triều
Tiêu dùng 17/01/2025 14:48
Mở cửa Phòng trưng bày nhận diện hàng thật - giả dịp cận Tết
Tiêu dùng 14/01/2025 22:36
Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”
Tiêu dùng 11/01/2025 20:22
Đổi mới nhiều hoạt động kết nối đầu tư sản xuất và xúc tiến thương mại
Tiêu dùng 05/01/2025 17:05
Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!
Tiêu dùng 26/12/2024 08:47
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang
Tiêu dùng 20/12/2024 21:45
Quảng cáo trên mạng: Sẽ xử lý nghiêm các vi phạm
Tiêu dùng 19/12/2024 17:39
EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024
Tiêu dùng 14/12/2024 11:00
Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Tiêu dùng 13/12/2024 11:52