Bài 2: Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
Thiết thực chăm lo hiệu quả quyền lợi cho người lao động Bộ luật Lao động 2019: Người lao động thêm nhiều quyền lợi mới Nâng cao năng lực đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể |
Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do
Tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau: Ít nhất 45 ngày với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; ít nhất 30 ngày với hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 - 36 tháng; ít nhất 3 ngày làm việc với hợp đồng lao động dưới 12 tháng.
Theo quy định trên, người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng vì bất cứ lý do riêng nào và chỉ cần đảm bảo về thời gian báo trước cho người sử dụng lao động.
Trong khi đó, theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012, chỉ có người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn mới được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần lý do nhưng cũng phải đáp ứng việc báo trước 45 ngày.
Theo Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng vì bất cứ lý do riêng nào và chỉ cần đảm bảo về thời gian báo trước cho người sử dụng lao động. (Ảnh minh họa: LH) |
Có thể thấy, quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019 đã mở rộng hơn về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động. Dù làm việc theo loại hợp đồng nào, người lao động cũng có quyền chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần lý do.
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng có cần báo trước?
Theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2012, người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động luôn phải đảm bảo thời gian báo trước theo quy định.
Tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau: Ít nhất 45 ngày với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; ít nhất 30 ngày với hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 - 36 tháng; ít nhất 3 ngày làm việc với hợp đồng lao động dưới 12 tháng. |
Tuy nhiên, với Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động nếu thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận, trừ trường hợp khác;
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng hạn, trừ trường hợp khác;
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc vì công việc có ảnh hưởng xấu tới thai nhi;
- Đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Như vậy, Bộ luật Lao động năm 2019 đã liệt kê cụ thể 7 trường hợp người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước. Việc bổ sung quy định này là thực sự cần thiết, góp phần đảm bảo tốt hơn các quyền mà người lao động đáng được hưởng.
Quyền lợi của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp
Người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp có thể được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định của Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019 nếu đủ điều kiện, trừ trường hợp người lao động đủ tuổi nghỉ hưu.
Người lao động phải làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên thì mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động còn được người sử dụng lao động:
- Thanh toán các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của mình trong vòng 14 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
- Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác (nếu có);
- Cung cấp bản sao các tài liệu về quá trình làm việc của người lao động nếu có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Trách nhiệm của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng
Bên cạnh các quyền lợi được hưởng, Bộ luật Lao động năm 2019 cũng đặt ra những trách nhiệm nhất định đối với người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Trong vòng 14 ngày, người lao động có trách nhiệm thanh toán cho người sử dụng lao động những khoản tiền liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp. Trong trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, thời gian này có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày. (Căn cứ Khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019).
Ngoài ra, trên thực tế, người lao động còn có trách nhiệm bàn giao công việc, giấy tờ, sổ sách và các tài liệu khác liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp… cùng cơ sở vật chất đã được người sử dụng lao động bàn giao nhằm phục vụ công việc nếu như nội quy lao động có ghi nhận.
Người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp có thể được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định của Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019 nếu đủ điều kiện, trừ trường hợp người lao động đủ tuổi nghỉ hưu. Người lao động phải làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên thì mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động còn được người sử dụng lao động: Thanh toán các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của mình trong vòng 14 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động; Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác (nếu có); Cung cấp bản sao các tài liệu về quá trình làm việc của người lao động nếu có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả. |
(Còn nữa)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Tin khác
Công đoàn Transerco: Đẩy mạnh các phong trào thi đua
Vì lợi ích đoàn viên 02/02/2025 16:03
Hà Nội: Công đoàn đón công nhân trở lại làm việc an toàn
Hoạt động 02/02/2025 15:01
Công nhân phấn khởi trở lại Hà Nội làm việc trên những chuyến xe Công đoàn
Hoạt động 02/02/2025 11:46
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Hiệu quả từ các phong trào thi đua yêu nước
Hoạt động 02/02/2025 08:52
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm: Triển khai hiệu quả công tác nữ công
Hoạt động 01/02/2025 18:57
LĐLĐ quận Đống Đa tiếp tục hướng mọi hoạt động về cơ sở, vì đoàn viên và người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 01/02/2025 16:53
Tết ấm của đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động ngành Dệt - May Hà Nội
Hoạt động 01/02/2025 14:07
Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở
Công đoàn 01/02/2025 09:54
Phát động phong trào thi đua trong đoàn viên, người lao động huyện Đông Anh
Công đoàn 31/01/2025 20:36
Quận Hoàng Mai: Thành lập mới 29 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 31/01/2025 20:29