--> -->
Đô thị hóa - Bản sắc văn hóa còn hay mất?

Bài 2: Giữ hồn văn hóa khi “phố tiến về làng”

Khi “phố tiến về làng”, nhiều diện tích đất sản xuất trở thành khu công nghiệp, nhiều làng trở thành khu phố, đó cũng là tiếp biến của công nghiệp hóa, đô thị hóa. Tuy nhiên, những gì còn lại của nông thôn vùng ven khi “phố tiến về làng” là những tinh hoa mà dù có “bê tông hóa” đến đâu cũng khó có thể xóa mờ. Đó chính là văn hóa bản sắc của mỗi vùng đất, mỗi con người, chứa đựng trong đó giá trị tinh thần to lớn.
Đô thị hóa - Bản sắc văn hóa còn hay mất? Đô thị hóa - Bản sắc văn hóa còn hay mất?

Nhiều người cho rằng, Hà Nội mở rộng, nông thôn cũng bị đô thị hóa làm phai nhạt bản sắc văn hóa, bản sắc con ...

Về Thạch Thất những ngày này, hẳn nhiều người còn ngỡ ngàng khi nghe tiếng cồng chiêng đồng vọng khắp núi rừng. Dẫu rằng Thạch Thất đang trên đà phát triển nông thôn mới, mang đậm màu sắc hiện đại, đô thị, nhưng bản sắc văn hóa tinh thần của người dân tộc Mường nơi đây vẫn còn vẹn nguyên. Văn hóa cồng chiêng chính là giá trị tinh thần của nhiều người dân tộc Mường sống trên mảnh đất Thạch Thất giàu bản sắc này, dẫu “phố có về làng” hơn một thập kỷ qua.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất cho biết, văn hóa dân tộc Mường có truyền thống lâu đời, phong phú với những giá trị bản sắc độc đáo về vật thể và phi vật thể, tạo nên sức sống bền bỉ, được lưu truyền, bồi đắp phát triển qua bao đời nay, thấm sâu vào trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường.

Người dân tộc Mường sinh sống định canh định cư tập trung thành từng làng, xóm ở chân núi và sườn các quả đồi, nơi có nhiều đất sản xuất, gần đường giao thông, thuận tiện cho việc làm ăn. Người Mường có truyền thống làm ruộng, trong đó trồng lúa nước là cây lương thực chủ yếu và khai thác lâm thổ sản như mật ong, gỗ, tre, nứa, mây, song... Trước đây, nghề thủ công tiêu biểu của người Mường là ươm tơ, dệt vải, đan lát.

Bài 2: Giữ hồn văn hóa khi “phố tiến về làng”
Văn hóa cồng chiêng chính là giá trị tinh thần của nhiều người dân tộc Mường sống trên mảnh đất Thạch Thất giàu bản sắc

Các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống rất phong phú, đa dạng và đã có từ lâu đời của dân tộc Mường, luôn gắn bó với đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào, có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển. Về văn hóa vật thể như nhà sàn, trang phục, ẩm thực và các vật dụng trong sản xuất, sinh hoạt; về văn hóa phi vật thể như ngôn ngữ, mo Mường, cồng chiêng và các làn điệu hát, múa, các môn thể thao, trò chơi dân gian dân tộc Mường…

Trong quá trình vận động và phát triển, văn hóa dân tộc Mường trên địa bàn đã được giao thoa, có sự tiếp thu tinh hoa văn hóa rất phong phú, đa dạng của các dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhất là văn hóa dân tộc Kinh.

Với mục tiêu trong quá trình tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa các dân tộc khác, cần bảo tồn và phát huy được các giá trị bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc Mường. Chính vì vậy, Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất đã xây dựng và thực hiện Đề án “Bảo tồn, khôi phục và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mường, huyện Thạch Thất, giai đoạn 2016-2020” góp phần thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ phát triển toàn diện và bền vững kinh tế xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc trên địa bàn.

Không chỉ gìn giữ và bảo tồn văn hóa cồng chiêng của người Mường mà huyện Thạch Thất trong nhiều năm qua đã nỗ lực bảo tồn văn hóa chèo cổ, múa rối nước… là những nét văn hóa tinh thần đặc sắc của người dân, nhằm nâng cao giá trị tinh thần, dẫu nông thôn có từng ngày đổi mới.

Bài 2: Giữ hồn văn hóa khi “phố tiến về làng”
Thạch Thất bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa tốt đẹp

Đến với huyện Thanh Trì, một “vùng quê” nằm ngay sát quận Hoàng Mai, quận Hà Đông của thành phố Hà Nội, nơi có tốc độ đô thị hóa rất nhanh, chuẩn bị lên quận, chắc hẳn nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi thấy ở xã Tứ Hiệp vẫn còn có một điệu múa cổ truyền được nhân dân yêu thích, đó là điệu múa sênh. Ông Nguyễn Đức Huân, Trưởng thôn Đồng Trì cho biết, chưa bao giờ đời sống vật chất, tinh thần của người dân quê ông lại đủ đầy, tươi vui như hiện nay. Người dân vui mừng vì tiết mục múa sênh tiền được mời biểu diễn ở nhiều lễ hội, liên hoan văn nghệ của thôn, xã, huyện và được nhân dân yêu thích. Điệu múa dân gian này đã trở thành “đặc sản” của thôn Đồng Trì.

Cùng với múa sênh là múa rồng truyền thống ở huyện Thanh Trì. Tại nhiều xã đã duy trì đội múa rồng suốt nhiều năm qua để gìn giữ điệu múa truyền thống của cha ông. Việc tập luyện được tổ chức thường xuyên song song với việc tổ chức một đội múa rồng “nhí” nhằm truyền dạy nghệ thuật múa rồng truyền thống cho các thế hệ kế tiếp.

Những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở huyện Thanh Trì đã diễn ra sôi nổi với nhiều điểm sáng rất đáng ghi nhận. Không chỉ giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, việc đầu tư cho hệ thống thiết chế cơ sở, khơi dậy phong trào văn hóa, thể thao, xây dựng gia đình, thôn làng văn hóa đã góp phần không nhỏ nâng cao đời sống tinh thần, phát huy sức mạnh đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân cư nơi đây.

Bài 2: Giữ hồn văn hóa khi “phố tiến về làng”
Đội múa rồng huyện Thanh Trì

Đi khắp các vùng nông thôn mới của Thủ đô hôm nay, có thể tìm thấy nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống còn được gìn giữ, phát huy và được coi là giá trị tinh thần của mỗi người dân nông thôn. Trong quá trình nông thôn đổi mới, văn hóa truyền thống chính là bản sắc vùng miền được giữ gìn, phát huy trên nền tảng nông thôn mới. Ngoài sự nỗ lực của chính quyền địa phương thì cách mà mỗi người dân ứng xử với văn hóa chính là nền tảng vững chắc để nền văn hóa bản sắc ấy được gìn giữ, trường tồn.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Phùng Hoàng Anh, từ những vùng quê nghèo khó, nhờ sự chung sức, đồng lòng của chính quyền và nhân dân đã góp phần tạo dựng nên những miền quê giàu đẹp, đáng sống. Sự đổi thay, tiến bộ không chỉ ở những thứ hiện hữu của vùng quê mà xuất phát từ trong nếp nghĩ đến cách làm của mỗi người.

Tuy rằng ở đâu cũng sẽ có mặt trái, có sự suy thoái đạo đức, ảnh hưởng từ kinh tế thị trường, văn hóa du nhập… nhưng cách mà mỗi con người ứng xử với văn hóa, với môi trường và ứng xử với nhau không đến mức “suy thoái” như nhiều người nhấn mạnh. Có lẽ bởi vì những việc làm tốt đẹp lại không “đánh tiếng” xa gần, nhưng nó vẫn cứ âm thầm phát triển, tồn tại trong ý thức của mỗi cộng đồng, mỗi người dân.

Bài 2: Giữ hồn văn hóa khi “phố tiến về làng”

Nhà nghiên cứu văn hóa Phùng Hoàng Anh: "Chúng ta nên tự hào vì Hà Nội hôm nay tuy “bê tông hóa” nhưng vẫn không “xóa sổ” cây đa, giếng nước, sân đình; không “xóa sổ” sự quan tâm, tương trợ lẫn nhau; không làm ngơ trước những khó khăn, nỗi đau của cộng đồng. Sự mai một là không tránh khỏi, nhưng trên nền tảng nông thôn mới, bản sắc văn hóa vẫn đang từng ngày được bảo tồn, xây dựng vững chắc”.

Bảo Thoa

Bài 3: Ứng xử với làng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Barca vs Real Madrid: El Clasico quyết định ngôi vương

Barca vs Real Madrid: El Clasico quyết định ngôi vương

Trận Siêu kinh điển giữa Barcelona và Real Madrid luôn là tâm điểm của bóng đá thế giới, và cuộc chạm trán trong khuôn khổ vòng 35 La Liga sắp tới, diễn ra vào lúc 21h15 ngày 11/5, hứa hẹn sẽ còn kịch tính hơn khi mang ý nghĩa then chốt cho cuộc đua đến ngôi vô địch mùa giải 2024/25.
Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ

Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ

Phiên giao dịch cuối tuần ngày 9/5 khép lại với sắc đỏ bao phủ các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ, khi nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng trước thềm các cuộc đàm phán thương mại quan trọng giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sỹ.
Không khí lạnh tăng cường, Bắc và Trung Bộ mưa lớn, cảnh báo lũ quét và sạt lở đất

Không khí lạnh tăng cường, Bắc và Trung Bộ mưa lớn, cảnh báo lũ quét và sạt lở đất

Từ chiều và đêm nay (10/5), một đợt không khí lạnh mạnh sẽ tràn xuống miền Bắc và lan rộng ra Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, gây mưa lớn diện rộng kèm dông lốc nguy hiểm. Người dân cần đặc biệt lưu ý nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại các khu vực vùng núi.
Huyện Phúc Thọ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025

Huyện Phúc Thọ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025

Ngày 10/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ đã tổ chức Hội nghị phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025; trao Giấy chứng nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá, giai đoạn 2023 - 2024.
Đầu tư gần 500 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn qua thị trấn Thường Tín

Đầu tư gần 500 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn qua thị trấn Thường Tín

Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn thị trấn Thường Tín có chiều dài khoảng 1,6km với tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng. Dự kiến, tuyến đường sẽ hoàn thành trong năm 2026.
Sửa luật, giải quyết việc lợi dụng người có ảnh hưởng để quảng cáo sai sự thật

Sửa luật, giải quyết việc lợi dụng người có ảnh hưởng để quảng cáo sai sự thật

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo bổ sung quy định đối với “người chuyển tải sản phẩm quảng cáo” nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn nhiều đối tượng lợi dụng người có ảnh hưởng để chuyển tải quảng cáo sai sự thật trên mạng, đặc biệt là mạng xã hội, gây thiệt hại cho người tiêu dùng,
Hà Nội: Ô tô tông liên hoàn 6 xe máy, nghi vấn tài xế sử dụng rượu bia

Hà Nội: Ô tô tông liên hoàn 6 xe máy, nghi vấn tài xế sử dụng rượu bia

Vào khoảng 21h tối ngày 9/5, một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra trước cửa số nhà 896 - 898 đường Kim Giang (xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Một chiếc ô tô đã va chạm liên hoàn với 6 xe máy. Cú va chạm mạnh khiến 3 người bị thương.

Tin khác

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Một buổi chiều Hà Nội ngập tràn nắng, tôi tìm đến khu nhà nhỏ nằm yên ả trong lòng phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy). Ở đó, tôi gặp bà - người phụ nữ đã bước qua tuổi 83, với ánh mắt hiền hậu và nụ cười ấm như hơi nắng cuối chiều. Người đời vẫn trìu mến gọi bà là “báu vật sống” của nghệ thuật trống hội đất Hà thành. Nhưng với tôi, ấn tượng đầu tiên lại là sự thanh thản và rạng rỡ toát lên từ dáng hình bé nhỏ, như thể bà mang theo cả nắng chiều lấp lánh trong bước đi nhẹ nhàng. Bà là Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám hay “cô Minh Tâm”, cái tên thân thương mà bao thế hệ học trò trìu mến dành tặng cho người “truyền lửa” trống hội đáng kính.
Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ký ức về những tháng năm hoa lửa vẫn in đậm trong tâm trí những người lính trận. Đặc biệt, trong những ngày tháng Tư lịch sử - khi cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), những kỷ niệm xưa lại ùa về, sống động như mới hôm qua. Mang trong mình phẩm chất cao quý của “Bộ đội Cụ Hồ” - ông Nguyễn Tiến Thưởng người lính xe tăng năm xưa nay vẫn vững vàng trên một mặt trận khác. Ông đồng hành cùng các cựu chiến binh thị xã Sơn Tây tiếp tục dựng xây quê hương, vun đắp hòa bình bằng nghị lực, tình yêu nước và khát vọng cống hiến không ngơi nghỉ.
Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Chiến thắng mùa Xuân 1975 là bản anh hùng ca của cả dân tộc. Lịch sử mãi ghi tạc chiến công hiển hách của những đoàn quân rầm rập tiến về giải phóng miền Nam. Nhưng trong bản thiên anh hùng ca vĩ đại ấy, có đóng góp của lực lượng Công an Thủ đô - họ là những người giữ vững an ninh trật tự, là "lá chắn thép" bảo vệ hậu phương lớn, góp phần không nhỏ vào thắng lợi cuối cùng.
Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Sáng sớm ngày 30/4, hàng ngàn người dân đã có mặt tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) để chứng kiến nghi lễ thượng cờ nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Xúc động hình ảnh người dân Thủ đô và du khách trang nghiêm tại Lễ chào cờ sáng 30/4 lịch sử trước Lăng Bác

Xúc động hình ảnh người dân Thủ đô và du khách trang nghiêm tại Lễ chào cờ sáng 30/4 lịch sử trước Lăng Bác

Sáng 30/4 lịch sử, tại Thủ đô Hà Nội hàng nghìn người con đất Việt cùng hội tụ về Quảng trường Ba Đình linh thiêng, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh yên nghỉ. Không quản đường xá xa xôi, không phân biệt tuổi tác, tất cả đều có chung một lòng kính yêu vô hạn dành cho Bác và tình yêu với Tổ quốc. Đồng thời, dự Lễ chào cờ trước Lăng Bác.
Màn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Màn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tối 27/4, ngay sau khi kết thúc chương trình "Vang mãi khúc khải hoàn", tại khu vực sân khấu đa năng Công viên Thống Nhất, 600 quả pháo tầm cao cùng 90 giàn pháo hoa tầm thấp đã thắp sáng bầu trời Hà Nội. Sự kết hợp "mãn nhãn" giữa ánh sáng, âm thanh đã tạo nên cảm xúc tự hào dâng trào trong lòng người dân Thủ đô.
Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
Xem thêm
Phiên bản di động