-->
Bạo lực học đường: Đường đến và lối thoát

Bài 2: Giải bài toán bạo lực gia đình

Ẩn khuất sau những mâu thuẫn gia đình là dấu ấn khó phai trong lòng con trẻ, nó ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi của trẻ. Trên thực tế đã có quá nhiều trường hợp học sinh ưa bạo lực là nạn nhân đứng giữa mâu thuẫn cha mẹ. Vì vậy, để góp phần làm giảm bạo lực học đường, góp phần làm lành mạnh hóa môi trường học đường, điều quan trọng phải giải bài toán bạo lực gia đình.
tin nhap 20171109095427 Bài 1: Khi phụ huynh gieo bạo lực đến trường
tin nhap 20171109095427 Hạn chế tối đa bạo lực học đường

Trẻ bạo lực chính là nạn nhân

Dư luận cho rằng, nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi, nó sẽ biến thành thảm họa của đất nước. Xã hội sẽ về đâu nếu một bộ phận lớn tuổi trẻ đi ngược lại truyền thống đạo lý, “tiên học lễ” đang dần mất đi trong ý thức của giới trẻ.

Trên thực tế, có quá nhiều nguyên nhân cả về khách quan lẫn chủ quan dẫn đến nạn bạo lực học đường. Kiến thức sách vở khô khan, áp lực thi cử, ít những bài học về đạo đức, lối sống kèm theo đó là việc thiếu sân chơi, giao lưu tìm hiểu giữa trẻ. Điều đó khiến trẻ như bị bó buộc giữa gia đình, nhà trường làm gia tăng áp lực tâm lý.

tin nhap 20171109095427
Em học sinh đánh bạn của trường THCS H.V (Đống Đa, Hà Nội) có hoàn cảnh gia đình phức tạp. Ảnh: Internet

Cùng với sự phát triển của Internet, lỏng lẻo trong quản lý thông tin tạo điều kiện thuận lợi cho văn hóa “bẩn” du nhập về nước nhà. Những trang web, phim ảnh, trò chơi bạo lực làm vẩn đục tâm hồn giới trẻ, biến chúng thành những kẻ hung dữ, ăn chơi sa đọa. Những trang web, phim ảnh bạo lực, khiêu dâm làm xấu tâm hồn của giới trẻ, lấy đi tính lương thiện, hoài bão cao đẹp và biến chúng thành những kẻ hung dữ, ăn chơi sa đọa. Mặt khác, học sinh còn bị tấn công bởi các loại tệ nạn xã hội, nhất là ma túy, lô đề… Những điều này khiến trẻ sống trong ảo tưởng, ảnh hưởng tới tâm lý và đẩy chúng thành người dễ bạo lực.

Vậy điều gì là thứ “bên trong đã thôi thúc” những đứa trẻ nghịch ngợm. Phải chăng, đó là những áp lực cuộc sống, chịu thiệt thòi từ hoàn cảnh gia đình đã sinh ra cho các em những ức chế. Những bức xúc dồn nén không biết xả đi đâu, chúng không biết bày tỏ với ai, từ đó, chúng ép mình “đổ” lên đầu những người bạn học. Dường như, sự bạo lực của chúng để che đi yếu đuối, thiệt thòi, để xoa dịu những bức xúc khó nói. Có lẽ, những em học sinh đó thật đáng thương, các em đang là nạn nhân của tệ nạn xã hội, văn hóa phẩm đồi trụy, hoặc bơ vơ trong mâu thuẫn gia đình mình.

“Cha mẹ là số phận của con cái”

Theo các chuyên gia tâm lý xã hội, môi trường gia đình có đóng góp rất lớn đến bạo lực học đường. Cụ thể, tư tưởng, quan niệm sống của cha mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến con cái. Nhiều phụ huynh sống với tư tưởng cung cấp đầy đủ vật chất cho con là giúp con hạnh phúc. Nó đã khiến nhiều bậc cha mẹ mải mê kiếm tiền mà quên đi giáo dục con cái, phó mặc điều này cho nhà trường.

Họ chỉ quan tâm tới thành tích học tập, kinh tế gia đình ổn định, con cái không bị thua thiệt với bạn bè mà quên mất, tâm hồn trẻ cũng cần trau chuốt. Khi cha mẹ thờ ơ, trẻ không tìm được niềm vui trong gia đình, chúng phải vin vào những trò tiêu khiển, những cạm bẫy mà xã hội chờ sẵn. Từ đó, trẻ dễ bị bạn bè xấu rủ rê và sinh ra những suy nghĩ tiêu cực.

Nhiều gia đình có chú trọng việc dạy con nhưng dùng cách “phản khoa học” cũng ảnh hưởng rất nhiều tới hành vi của trẻ. Họ sử dụng bạo lực, mắng nhiếc, miệt thị khi con phạm lỗi, hoặc cổ súy cho những hành động xấu của con. Một số người, lấy tâm lý không chịu thiệt áp đặt lên trẻ nhỏ, dạy trẻ phải phản kháng, lấy bạo lực để giải quyết vấn đề. Họ có suy nghĩ, khi có tranh chấp, nhường nhịn tức là ngu. Từ đó, tâm lý trẻ sẽ tiếp nhận các hành động bạo lực và coi đó là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề.

Nhiều gia đình có chú trọng việc dạy con nhưng dùng cách “phản khoa học” cũng ảnh hưởng rất nhiều tới hành vi của trẻ. Họ sử dụng bạo lực, mắng nhiếc, miệt thị khi con phạm lỗi, hoặc cổ súy cho những hành động xấu của con. Một số người, lấy tâm lý không chịu thiệt áp đặt lên trẻ nhỏ, dạy trẻ phải phản kháng, lấy bạo lực để giải quyết vấn đề. Họ có suy nghĩ, khi có tranh chấp, nhường nhịn tức là ngu. Từ đó, tâm lý trẻ sẽ tiếp nhận các hành động bạo lực và coi đó là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề.

Ngoài ra, nhiều gia đình, thành viên sử dụng bạo lực với nhau, ly thân, ly hôn… dễ khiến trẻ bị khiếm khuyết về tinh thần. Nhiều trẻ chán nản, bế tắc trong mâu thuẫn của cha mẹ. Khi ““trong chưa ấm” ắt “ngoài không yên”, trẻ thiếu tình yêu thương, gần gũi của gia đình thường tìm đến bạn bè và những trò tiêu khiển. Điều này làm trẻ dễ sa ngã, nghe theo bạn xấu, có thái độ cư xử không đúng mực, cộng với việc học hành không tốt rất dễ dàng để trẻ tham gia vào bạo lực học đường hoặc cổ vũ cho bạo lực học đường.

“Qua theo dõi các vụ án, những đứa con trong các gia đình có bạo hành cũng chịu nhiều cực khổ và chỉ được giải thoát khi mà cha mẹ các cháu tìm được cách ứng xử đúng với nhau”, chia sẻ của ông Trương Việt Toàn – Phó Chánh Tòa Hình sự (Tòa án Nhân dân tối cao).

Như trong câu chuyện của học sinh G.T.T (trường THPT N.B.K – Cầu Giấy) là ví dụ điển hình, T. thuộc dạng “đàn anh” của lớp, rất quậy phá. Nhưng phía sau em là một gia đình có hoàn cảnh phức tạp, cha mẹ li dị nhau, T. ở với bố và em trai. Người bố của T. là người rất “dữ đòn”, luôn dạy con bằng cách đánh chửi. Những cái đánh, cái chửi của bố chỉ làm T. đau về thể xác, sợ sệt không dám tâm sự những nỗi niềm bản thân. Phải chịu những áp lực dồn nén, T. chán nản, sinh ra hút thuốc và rất ngỗ ngược.

Gia đình được xem là cái nôi đầu tiên, nơi gần gũi nhất về giáo dục nhân cách, hành vi cho mỗi cá nhân từ thuở ấu thơ cho đến hết cuộc đời. Bởi vậy, sự ảnh hưởng của gia đình đối với mỗi cá nhân là vô cùng lớn: Từ tình cảm, tính cách, thói quen, hành vi và những giá trị sống.

Những quan niệm, hành vi của cha mẹ sẽ phản chiếu trực tiếp lên trẻ nhỏ. Đó là lời lí giải cho tâm lý bạo lực của nhiều học sinh hay đánh, bắt nạt bạn. “Phụ huynh chính là người ảnh hưởng rất lớn đến đứa trẻ, nói cách khác cha mẹ là số phận của con cái. Nhiều phụ huynh thường không nhìn thấy việc này nhưng người mà ảnh hưởng nhất đến con cái chính là cha mẹ.

Nhiều người cho rằng, tính cách của trẻ phụ thuộc gen di truyền, nhưng đó chỉ là một phần. Thực tế, chính những cảm nhận của trẻ qua hành động, cử chỉ của cha mẹ mới là điều quan trọng nhất”, TS Vũ Thu Hương – Giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học sư phạm nhận định.

Hồng Hải

Kỳ 3: Cảm hóa bằng tình thương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/1, khu vực Hà Nội, nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động

Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động

(LĐTĐ) Theo ghi nhận của phóng viên, hai ngày nay, khi nắm rõ thông tin hơn 600 camera trên địa bàn thành phố Vinh đi vào hoạt động từ ngày 22/1, người tham gia giao thông đã cẩn trọng hơn để không mắc các lỗi vi phạm, nhất là thời điểm Tết cận kề, các phương tiện tham gia giao thông đông đúc.
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

(LĐTĐ) Thời điểm này, tình hình giao thông những ngày cuối năm trên địa bàn Hà Nội diễn biến khá phức tạp, ùn tắc kéo dài vào nhiều khung giờ, tại nhiều nút giao thông. Thực tế đã chỉ ra, hiện diện tích đất dành cho giao thông tại Hà Nội chỉ tăng 0,3%/năm, nhưng xe cá nhân lại tăng 4 - 5%/năm. Vì vậy, áp lực giao thông của Hà Nội sẽ ngày càng lớn nếu không hạn chế được các loại xe cá nhân.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/1, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành

(LĐTĐ) Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia sẽ tổ chức đoàn kiểm tra công tác đảm bảo an toàn giao thông tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng và một số trung tâm du lịch như thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Bái Đính - Tràng An (tỉnh Ninh Bình), Tam Chúc (tỉnh Hà Nam)…
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài

Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài

(LĐTĐ) Đường Lê Quang Đạo kéo dài nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông được cơ quan chức năng tiến hành thông xe tạm thời trên đoạn tuyến dài 1,9km.
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

(LĐTĐ) Chiều 22/1, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội triển khai lắp đặt các biển tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024 tại 58 nút giao trên toàn Thành phố.
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã  thông thoáng

Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng

(LĐTĐ) Sau gần một tuần điều chỉnh giao thông, tại nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển, các nút đèn tín hiệu đã được điều chỉnh lại hệ thống đèn cho phù hợp. Tại vòng xuyến giữa nút giao, lực lượng chức năng đã điều chỉnh lại các hướng lưu thông, chia tách các dòng phương tiện… nhờ các giải pháp này, nút giao đã từng bước trở nên thông thoáng.
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long

Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long

(LĐTĐ) "Hành vi vi phạm đã bị chúng tôi phát hiện thì sẽ không thể trốn tránh được, trong trường hợp không thể phạt nóng sẽ tiến hành xác minh, phạt nguội sau chứ không để bỏ lọt vi phạm", đại diện Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 11 nhấn mạnh.
Xem thêm
Phiên bản di động