Bài 1: Khi công nhân vẫn lơ mơ 4.0
Cách mạng 4.0 là gì và ảnh hưởng như thế nào? | |
Cách mạng Công nghiệp 4.0: Cơ hội lớn - Thách thức không nhỏ |
Đây là nhận định sai lầm, vì tính cả cuộc cách mạng lần này, thế giới đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp. Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp đã góp phần cơ cấu lại thị trường lao động, làm cho năng suất lao động tăng lên. Vấn đề đặt ra, làm thế nào trước sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, người lao động phải đáp ứng được sự thay đổi đó.
Công nhân ngày càng làm việc với máy móc hiện đại. |
Nếu vào Google tra cứu, cụm từ cách mạng 4.0 xuất hiện với tần suất dày đặc. Đi đâu ai cũng nói về cách mạng 4.0, nhưng hiểu về thế nào là cách mạng 4.0; cuộc cách mạng này diễn ra những lĩnh vực nào, ra sao thì không hẳn ai cũng biết. Trong đó, công nhân cũng không là ngoại lệ. Bởi vậy, việc tuyên truyền về cách mạng 4.0 để công nhân hiểu và tự “thay đổi” mình là vấn đề cực kỳ quan trọng.
Có mặt tại những khu trọ có nhiều CNLĐ đang làm việc tại KCN Thăng Long vào thời điểm cuối ngày, chúng tôi bắt gặp những gương mặt mệt mỏi của nhiều CNLĐ sau một ngày làm việc vất vả tại các phân xưởng, nhà máy.
Thực ra cụm từ Cách mạng 4.0 xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. "Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong. Nhưng hiểu về Cách mạng 4.0 thì hiện vẫn chưa định nghĩa rõ ràng. Klaus Schwab, người sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho rằng: "Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần 3, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học".Nói một cách ngắn gọn, theo các chuyên gia Cách mạng 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý. Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong Cách mạng 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano. |
Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, nhiều CNLĐ chia sẻ, dù chỉ phải đảm nhiệm một khâu trong toàn bộ dây chuyền sản xuất nhưng áp lực công việc và tần suất lao động ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu sản xuất khiến cho họ cảm thấy ngày càng mệt mỏi và nhiều khi mong muốn có máy móc làm việc thay. Khi chúng tôi đề cập đến cách mạng 4.0 thì đa số công nhân đều “lắc đầu”.
Chị Nguyễn Thị Thu (32 tuổi, quê Thái Nguyên) đang làm việc tại một công ty chuyên sản xuất linh kiện điện tử (KCN Thăng Long) chia sẻ: “Tôi cũng có từng nghe nhưng thực sự không có khái niệm gì về cuộc cách mạng 4.0. Song tôi nghĩ, máy móc hay robot thì cũng chỉ có thể thay thế một phần con người, trong sản xuất chắc chắn vẫn cần trực tiếp con người làm.
Nếu có thì chỉ có ở các nước phát triển, họ có đủ khả năng chế tạo ra những máy móc hiện đại đó để sản xuất, còn ở Việt Nam lao động chủ yếu vẫn là con người. Ở công ty tôi cũng có nhiều máy móc sản xuất tự động, nhưng cũng cần có nhiều CNLĐ.
Còn nói đến chuyện đi học để nâng cao tay nghề hay học một nghề khác, vừa tốn thời gian lại mất tiền, trong khi đó đi làm có tiền nên chắc chẳng ai muốn nghỉ việc đi học cả. Dù không qua học hành bài bản nhưng lâu nay tôi vẫn được nhận vào làm công nhân, công ty này đuổi tôi lại xin qua công ty khác, chỉ mất vài ngày công ty đào tạo là có thể làm được việc.”
Còn anh Nguyễn Văn Nam (30 tuổi, quê Nghệ An) đang làm việc tại KCN Thạch Thất – Quốc Oai cũng chia sẻ: “Trước đây, khi học hết trung học, tôi theo bạn bè ra Hà Nộiđi làm phụ hồ cho các công trình xây dựng, sau đó, tôi xin vào làm công nhân tại KCN Thạch Thất – Quốc Oai. Yên tâm vì đã có công việc và thu nhập ổn định, thêm nữa là các KCN và công ty mọc lên ngày càng nhiều, không lo thiếu việc, nếu có chuyển chỗ làm thì công ty mới cũng sẽ đào tạo cho mình và chỉ mất một thời gian ngắn là sẽ làm được việc nên tôi chưa bao giờ có ý định đi học nâng cao tay nghề hay học thêm một nghề nào đó.”
Khi chúng tôi đưa ra câu hỏi những hiểu biết về cuộc cách mạng 4.0 và khả năng máy móc sẽ dần thay thế công việc của con người, anh Nam cho biết: “Tôi cũng đã từng nghe loáng thoáng qua về cuộc cách mạng 4.0, nhưng vì nghĩ rằng việc máy móc thay thế công việc của con người có lẽ đó là chuyện của tương lai xa nên tôi cũng không để ý nhiều. Hiện tại, tôi luôn cố gắng trong công việc, làm hết sức có thể để tăng thu nhập, sau khi trừ các khoản chi phí cho cuộc sống thường nhật, còn bao nhiêu tôi dành dụm gửi tiết kiệm để khi về già có một khoản để trang trải.”
Rõ ràng, cuộc cách mạng 4.0, người lao động là chủ thể của sự ảnh hưởng. Tuy vậy, đối với những công nhân trẻ họ không biết hoặc “thờ ơ” với cuộc cách mạng này là điều dễ hiểu. Phải thừa nhận thực tế, đa số công nhân dù đang làm ở những nhà máy có trình độ công nghệ hiện đại, hay những nhà máy có trình độ công nghệ thấp cũng chỉ là làm công- ăn lương.
Họ đều mong muốn làm tốt, làm hết năng suất, tăng thêm ca để thêm thu nhập phục vụ cho công cuộc mưu sinh. Bởi thế, nói đến cách mạng 4.0 với họ là sự xa vời là chuyện rất đổi bình thường. Song bất luận thế nào, xét cả mặt lý thuyết lẫn thực tế, công nhân vẫn là chủ thể sản xuất của nền kinh tế, nên việc truyền tải những thông điệp của cách mạng 4.0 với các công nhân trẻ là việc rất quan trọng.
Mai Quý
Bài 2: Chưa ảnh hưởng nhưng không thể thờ ơ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Đời sống 08/01/2025 17:33
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương
Đời sống 06/01/2025 06:37
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội
Đời sống 04/01/2025 11:43
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều
Đời sống 02/01/2025 12:16
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?
Đời sống 01/01/2025 22:36
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội
Đời sống 31/12/2024 13:49