-->
Khơi thông nguồn lực, phát triển Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô:

Bài 1: Đánh thức tiềm năng Tây Hồ

Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp đô thị hóa mạnh mẽ, nhưng tại nơi đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Không chỉ vậy, lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Nâng cao trách nhiệm của đảng viên, nhân dân về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Xây dựng và quảng bá rộng rãi thương hiệu Sen Tây Hồ Sơn Tây: Hoạt động chăm lo đời sống cho đoàn viên đạt được nhiều kết quả nổi bật

Gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Trong tâm thức của mỗi người dân Thủ đô ngàn năm văn hiến, không ai không biết đến vùng đất Tây Hồ với những giá trị văn hóa lịch sử đặc sắc. Chẳng thế mà, trong nhiều tài liệu còn lưu lại thì nơi đây còn được mệnh danh là mảnh đất “rồng thiêng hội tụ” với thế đất “long phượng trình tường, phượng hoàng ẩm thủy”.

dao Nhat Tan
Quận Tây Hồ nổi tiếng với nghề trồng đào truyền thống.

Tây Hồ mang trong mình nhiều trầm tích văn hóa đặc sắc. Với không gian xanh rộng lớn lên tới 500ha, chu vi hồ Tây 14,8km, sắc xuân rạng rỡ trên những vườn đào Nhật Tân, Phú Thượng hay sắc thu vàng rực nơi vườn hoa bãi đá sông Hồng, Thung lũng hoa hồ Tây cùng với hương sen Bách Diệp thơm ngát trên những đầm sen lộng gió vào mùa hè... đã góp phần tạo nên 4 mùa tươi đẹp giúp Tây Hồ níu chân du khách.

Cùng với đó, nét văn hóa truyền thống được bao thế hệ người dân vùng Bưởi, Thụy Khuê, Nhật Tân, Yên Phụ... gìn giữ trong những nếp nhà cổ ở những ngôi làng trong phố cũng góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử của kinh thành Thăng Long xưa.

Xác định rõ những lợi thế có được từ vị trí địa lý và bề dày lịch sử cùng nền tảng di sản văn hóa phong phú, đa dạng, Đảng bộ quận Tây Hồ đã xác định: “Quyết tâm phát huy nội lực, khai thác mọi tiềm năng, lợi thế, xây dựng quận Tây Hồ thành trung tâm dịch vụ - du lịch văn hóa của Thủ đô”. Để hiện thực hóa mục tiêu quan trọng này, ngày 10/4/2022, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Tây Hồ đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/QU về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn quận giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Trong đó, quan điểm xuyên suốt của quận là phát huy nội lực, khai thác mọi tiềm năng, lợi thế để xây dựng quận Tây Hồ thành trung tâm dịch vụ - du lịch, văn hóa của Thủ đô; tập trung đầu tư phát triển một số lĩnh vực giàu tiềm năng, lợi thế của Tây Hồ như: Du lịch văn hóa gắn với phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa; các sản phẩm làng nghề truyền thống, lễ hội truyền thống và không gian sáng tạo, nghệ thuật biểu diễn, ẩm thực....

quat Tu Lien
Quất cảnh Tứ Liên nổi tiếng khắp vùng.

Điều lý thú trong phát triển công nghiệp văn hóa của quận Tây Hồ là trong khi nhiều nơi phát triển nghề truyền thống đi kèm nỗi lo về môi trường, thì các làng nghề của Tây Hồ lại góp phần làm đẹp cảnh quan. Làng hoa đào Nhật Tân là ví dụ. Theo đó, làng hoa này độc đáo ở chỗ, trong khi nhịp đô thị hóa thường khiến nghề nông mất đi, nhưng ở Tây Hồ nghề vẫn tiếp tục phát triển. Bí quyết nằm ở chỗ, người Tây Hồ chọn cho mình một lối đi riêng. Phần đông người Nhật Tân chuyển sang trồng đào thế. Với nghề truyền thống tích lũy qua nhiều thế hệ, đào Nhật Tân khác biệt hẳn so với những cây đào nơi khác. Và dĩ nhiên, nghề chẳng phụ người, người Nhật Tân “sống khỏe” với nghiệp trồng hoa.

Anh Trần Duy Thuần (vườn đào Tuấn Việt), nghệ nhân trẻ đam mê với nghề trồng đào ở Nhật Tân cho biết: Cây đào thế truyền thống của Nhật Tân luôn có sự cân đối hài hòa về tỷ lệ giữa gốc, cành, cành dăm. Không giống cây nơi khác, đôi khi người ta ghép những cành đào nhỏ vào gốc cây “khủng”, khiến cây trông mất cân đối. Kỹ thuật trồng đào Nhật Tân cũng cho những bông đào to, sắc thắm, cánh nở căng. Hơn hết, để giúp người tiêu dùng hiểu hơn về giá trị của đào Nhật Tân, những người trồng đào Nhật Tân đã biết ứng dụng truyền thông để lan tỏa vẻ đẹp, giá trị của cây đào.

Những “viên gạch” trong “công trình công nghiệp văn hóa”

Xác định sản phẩm làng nghề là “nguyên liệu” hoặc những sản phẩm “thô”, quận Tây Hồ triển khai các dự án, đề án để biến những sản phẩm thô này thành sản phẩm. Ngoài việc phát triển nghề trồng hoa thành những “Điểm du lịch 12 mùa hoa”, quận Tây Hồ còn có các đề án, dự án: “Điểm du lịch, dịch vụ văn hóa và phục dựng mô hình làng nghề giấy dó, phường Bưởi”, “Trung tâm giới thiệu và thưởng thức trà sen Tây Hồ”, “Xây dựng hạ tầng kỹ thuật điểm giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề hoa đào Nhật Tân, quất cảnh Tứ Liên, xôi Phú Thượng”...

Để làng nghề truyền thống phát triển, các sản phẩm không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn vươn xa ra thị trường quốc tế, những người dân, nghệ nhân Tây Hồ nhận thấy mình phải nắm bắt cơ hội để giữ tinh hoa nghề truyền thống, phục vụ thị trường tốt hơn. Mỗi nghệ nhân, mỗi gia đình làm nghề đã có những đổi thay không hề nhỏ trong tư duy sản xuất, kinh doanh. Những người thợ ướp trà sen hay nhiều nghệ nhân, nông dân giỏi trồng quất, trồng đào..., họ trở thành những “viên gạch” trong “công trình công nghiệp văn hóa” mà quận Tây Hồ và cả Thành phố đang triển khai xây dựng.

quat Tu Lien
Những nghệ nhân đam mê với nghề truyền thống, sáng tạo cho ra những sản phẩm quất cảnh độc đáo, đáp ứng nhu cầu khách tiêu dùng.

Ông Ngô Văn Xiêm, nghệ nhân trong gia đình có 5 đời làm trà sen bộc bạch: “Nghệ thuật ướp trà sen là niềm say mê, niềm tự hào của người dân phường Quảng An, bởi thế mà từ đời này sang đời khác, nghề truyền thống ấy vẫn được tiếp nối như giữ lại một giá trị tinh túy cho mảnh đất và con người nơi đây. Vẫn là cách làm hoàn toàn thủ công, vẫn những nguyên liệu thơm ngon nhất cùng bí quyết gia truyền để tạo nên món quà độc đáo mang hương vị sen hồ Tây”.

Cùng chung tâm huyết giữ nghề truyền thống như gia đình ông Xiêm, ngôi nhà dưới con dốc nhỏ trên phố Tô Ngọc Vân, gia đình bà Ngô Thị Thân (phường Quảng An) luôn toả hương thơm ngát của những đóa sen. Bà Thân là con gái cụ Nguyễn Thị Dần, người gắn bó gần một thế kỷ với nghề làm trà sen, trò chuyện cùng bà Thân, chúng tôi nhận thấy, với niềm say nghề, lo lắng trà sen sẽ bị thất truyền, thấu hiểu những trăn trở của mẹ, bà Thân quyết định theo nghề làm trà sen với quyết tâm giữ nghề truyền thống của làng.

“Là người con Tây Hồ, lớn lên tôi tự thấy mình cần gìn giữ nghề truyền thống của cha ông, tôi theo và gắn bó với nghề làm trà sen mà mẹ tôi truyền lại. Làm trà sen, bà Thân vừa kế tục cách làm truyền thống, vẫn giữ lối ướp trà thủ công từ mấy mươi năm trước, không thêm bất kỳ một loại hương liệu nào khác ngoài mùi hương tự nhiên của sen vừa kết hợp những đổi mới, thích ứng với nhịp chảy của thời đại. Cứ vậy, trải qua gần 2 thế kỷ, gia đình tôi vẫn gắn bó, giữ gìn lấy nghề và lan truyền nét đẹp văn hóa của người Hà Nội”, bà Thân bộc bạch..

Không chỉ riêng nghề trà sen phường Quảng An, các nghệ nhân làng nghề quất cảnh Tứ Liên cũng không ngừng đổi mới để đưa sản phẩm quất truyền thống vươn xa ra thị trường. Cùng với trồng quất, các hộ dân khai thác phát triển du lịch ngay chính làng nghề.

“Từ sự đổi mới của làng nghề, những năm qua, làng quất Tứ Liên thu hút rất đông khách du lịch, chủ yếu là đoàn khách quốc tế tới tham quan. Mỗi du khách khi đến đây đều rất ngạc nhiên khi làng nghề đã có rất nhiều sản phẩm quất cảnh độc đáo. Mỗi năm làng nghề thu hút hàng nghìn du khách tới trải nghiệm, tham quan. Để thu hút khách, chúng tôi hướng tới mở tour du lịch thăm làng nghề quất cảnh. Chúng tôi đang xây dựng kế hoạch liên kết với công ty du lịch mở tour du lịch đạp xe vòng quanh làng nghề. Chúng tôi đưa ra những tiêu chí vệ sinh môi trường để tạo ấn tượng đẹp trong mỗi du khách”, nghệ nhân Bùi Thế Mạnh, làng quất Tứ Liên bày tỏ.

Chia sẻ về định hướng phát triển nghề truyền thống trong thời gian tới, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến cho biết: Quận Tây Hồ sẽ triển khai đầu tư phát triển hạ tầng thuận lợi cho hoạt động du lịch ở làng nghề truyền thống. Quận cũng động viên, khuyến khích các nhà vườn thiết kế cảnh quan xứng tầm để khách đến thưởng ngoạn; đồng thời, triển khai giới thiệu vẻ đẹp các loại đào, các quy trình trồng, chăm sóc đào, quất… cho du khách. Không chỉ vậy, các làng nghề truyền thống cũng được định hướng sẽ kết nối với các danh thắng, các không gian trồng hoa lớn như: Thung lũng hoa, Bãi đá sông Hồng, các di tích, làng nghề trên địa bàn quận Tây Hồ để trở thành tour du lịch hấp dẫn, qua đó, nâng tầm giá trị cho làng nghề truyền thống.

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Lê Việt Hùng (tiktoker) - người từng gây xôn xao mạng xã hội với đoạn clip thách thức Cảnh sát giao thông, vừa bị Công an tỉnh Lạng Sơn bắt giữ để điều tra về hành vi Cưỡng đoạt tài sản.
Giáo viên mầm non mong được nghỉ hưu ở tuổi 55

Giáo viên mầm non mong được nghỉ hưu ở tuổi 55

Dự thảo Luật Nhà giáo đang được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, trong đó quy định “nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường nhưng không quá 5 tuổi" đang thu hút được sự quan tâm của các nhà giáo, bởi đây là điều nhiều giáo viên mầm non đã mong mỏi, đề xuất nguyện vọng trên nhiều diễn đàn.
Thúc đẩy phong trào rèn luyện thể chất trong công nhân lao động

Thúc đẩy phong trào rèn luyện thể chất trong công nhân lao động

Tại huyện Ứng Hòa, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao (TDTT) trong toàn khối, nổi bật là kế hoạch tổ chức Hội thao công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) năm 2025. Đây là sự kiện mang nhiều ý nghĩa về cả chính trị, văn hóa và xã hội.
Nghệ An: Thót tim cảnh cụ bà 96 tuổi bị rắn hổ mang tấn công

Nghệ An: Thót tim cảnh cụ bà 96 tuổi bị rắn hổ mang tấn công

Ngày 6/5, trên mạng xã hội chia sẻ một đoạn video do camera an ninh ghi lại cảnh một cụ bà ở xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An bị con rắn tấn công ngay trong sân nhà.
Tuyển futsal nữ Việt Nam thắng đậm Hồng Kông (Trung Quốc), tạm dẫn đầu bảng B VCK châu Á 2025

Tuyển futsal nữ Việt Nam thắng đậm Hồng Kông (Trung Quốc), tạm dẫn đầu bảng B VCK châu Á 2025

Chiều 7/5, tuyển futsal nữ Việt Nam đã có chiến thắng ấn tượng 5-3 trước đội tuyển Hồng Kông (Trung Quốc) trong trận mở màn bảng B - Vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025, tạm thời vươn lên dẫn đầu bảng.
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm y tế giữa Việt Nam và Trung Quốc

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm y tế giữa Việt Nam và Trung Quốc

Ngày 7/5, tại Hà Nội, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Nguyễn Đức Hoà đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Cục An sinh y tế Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) do ông Lại Vĩnh Đông, Phó Cục trưởng làm trưởng đoàn. Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi kinh nghiệm và thỏa thuận các nội dung hợp tác thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) trong thời gian tới.
Hà Nội sắp vận hành Trung tâm báo chí hiện đại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Hà Nội sắp vận hành Trung tâm báo chí hiện đại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Chiều 9/5, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội - sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đổi mới công tác truyền thông chính sách, nâng cao hiệu quả phối hợp thông tin giữa chính quyền Thành phố với báo chí và công chúng.

Tin khác

Hà Nội sắp vận hành Trung tâm báo chí hiện đại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Hà Nội sắp vận hành Trung tâm báo chí hiện đại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Chiều 9/5, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội - sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đổi mới công tác truyền thông chính sách, nâng cao hiệu quả phối hợp thông tin giữa chính quyền Thành phố với báo chí và công chúng.
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Một buổi chiều Hà Nội ngập tràn nắng, tôi tìm đến khu nhà nhỏ nằm yên ả trong lòng phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy). Ở đó, tôi gặp bà - người phụ nữ đã bước qua tuổi 83, với ánh mắt hiền hậu và nụ cười ấm như hơi nắng cuối chiều. Người đời vẫn trìu mến gọi bà là “báu vật sống” của nghệ thuật trống hội đất Hà thành. Nhưng với tôi, ấn tượng đầu tiên lại là sự thanh thản và rạng rỡ toát lên từ dáng hình bé nhỏ, như thể bà mang theo cả nắng chiều lấp lánh trong bước đi nhẹ nhàng. Bà là Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám hay “cô Minh Tâm”, cái tên thân thương mà bao thế hệ học trò trìu mến dành tặng cho người “truyền lửa” trống hội đáng kính.
Lãnh đạo quận Tây Hồ thăm, tặng quà người có công

Lãnh đạo quận Tây Hồ thăm, tặng quà người có công

Ngày 6/5, lãnh đạo quận Tây Hồ đã đến thăm, tặng quà các đối tượng hưởng chính sách người có công trên địa bàn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Kết nối mạng lưới không gian sáng tạo: Động lực mới phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Kết nối mạng lưới không gian sáng tạo: Động lực mới phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Chiều 6/5, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Gặp mặt các không gian văn hóa sáng tạo độc lập, tư nhân và công lập với sự tham gia của đại diện các quận, huyện, các trường đại học, viện nghiên cứu, và các cơ quan văn hóa nước ngoài tại Hà Nội.
Tạm dừng điều hành đối với 3 Chủ tịch xã ở huyện Quốc Oai, Hà Nội

Tạm dừng điều hành đối với 3 Chủ tịch xã ở huyện Quốc Oai, Hà Nội

Trước tình trạng vi phạm đất đai, trật tự xây dựng diễn biến phức tạp, ngày 6/5, UBND huyện Quốc Oai tổ chức hội nghị kiểm điểm công tác xử lý vi phạm. Theo đó, UBND huyện Quốc Oai đã ban hành quyết định tạm dừng công tác điều hành chung đối với chức danh Chủ tịch UBND của 3 xã Hưng Đạo, Hòa Thạch và Ngọc Mỹ để các cán bộ này tập trung chỉ đạo xử lý triệt để vi phạm đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn.
Dự án Đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên phấn đấu khởi công vào ngày 19/5

Dự án Đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên phấn đấu khởi công vào ngày 19/5

Dự án Đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu đang được Ban Quản lý Dự án (QLDA) đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố tiến hành lựa chọn nhà thầu, dự kiến mở thầu ngày 16/5 và phấn đấu khởi công vào ngày 19/5/2025. Đây là dự án quan trọng kết nối với tuyến đường từ sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội, góp phần nâng cao giải ngân vốn đầu tư công của Thành phố đáp ứng mục tiêu tăng trưởng đã định.
Phòng ngừa thất thoát, tham nhũng, lãng phí trong quá trình sắp xếp bộ máy

Phòng ngừa thất thoát, tham nhũng, lãng phí trong quá trình sắp xếp bộ máy

Trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu các địa phương bàn giao, tiếp nhận các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch vốn đầu tư công phải được thực hiện đầy đủ, đúng phạm vi quản lý, có đầy đủ hồ sơ tài liệu kèm theo.
Hà Nội đẩy mạnh dân vận trong công tác quy hoạch, bồi thường tái định cư

Hà Nội đẩy mạnh dân vận trong công tác quy hoạch, bồi thường tái định cư

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Kế hoạch số 123/KH-UBND về triển khai thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về đẩy mạnh công tác dân vận trong công tác quy hoạch; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Giải phóng mặt bằng phải là nhiệm vụ “trọng điểm của trọng điểm”

Giải phóng mặt bằng phải là nhiệm vụ “trọng điểm của trọng điểm”

Theo Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đông Anh Nguyễn Văn Cường, để có được thành công trong triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn huyện cần sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện với tinh thần coi đây là nhiệm vụ “trung tâm của trung tâm”, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) phải là nhiệm vụ “trọng điểm của trọng điểm”. Huyện ủy, UBND huyện phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, công khai các văn bản pháp lý, lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân liên quan đến dự án…
Tạo đột phá trong phát triển văn hóa, con người Hà Nội

Tạo đột phá trong phát triển văn hóa, con người Hà Nội

Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”, được ban hành với 18 chỉ tiêu, 51 đề án, kế hoạch; 22 dự án, nhóm dự án tập trung 3 nội hàm Chương trình là: Phát triển văn hóa; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh. Qua hơn 4 năm triển khai thực hiện quyết liệt, bài bản, hiệu quả, đến nay 100% chỉ tiêu của Chương trình đã hoàn thành, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động