-->

Bác sĩ 78 tuổi xứ Nghệ viết đơn xin đi chống dịch ở Bắc Giang

(LĐTĐ) Bác sĩ Nguyễn Văn Trang cho biết, cả đời ông gắn bó với nghề y và công tác thiện nguyện. Việc được tới Bắc Giang tham gia chống dịch chính là tâm nguyện lớn nhất của ông. Ông cũng mong rằng, hành động của mình sẽ góp phần tiếp thêm niềm tin, động lực cho các y, bác sĩ đang ngày đêm căng mình trong “tâm dịch”.
Hỗ trợ lương thực cho 44 hộ dân đang tạm cách ly để phòng chống dịch Covid-19 Thầy giáo Hà Nội mở lớp học qua Zoom, bán cả ngô đang thu hoạch để ủng hộ Bắc Giang chống dịch

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại, tại huyện Thanh Chương (tỉnh Nghệ An), bác sĩ Nguyễn Văn Trang (78 tuổi) đã viết đơn gửi chính quyền địa phương xin được đến Bắc Giang để cùng “chia lửa” với đồng nghiệp.

Trong đơn gửi Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện và Trung tâm y tế huyện Thanh Chương, bác sĩ Trang viết: “Xét thấy tinh thần minh mẫn sáng suốt, thể lực an khang, sức khỏe A1. Suốt nhiều năm công tác tôi làm Trưởng khoa Nhi, Trưởng khoa Tổng hợp nội, nhi lây Đông y. Tôi muốn gia nhập đoàn quân áo trắng (đồng nghiệp của tôi) bằng tâm huyết cao, mong về già còn làm thêm được việc có ích cho xã hội.

Đặt tay lên trái tim mình, nghe trái tim mách bảo: Hãy sống bằng trách nhiệm, tình thương, đừng bao giờ vô cảm trước mọi sự bất hạnh. Hãy tới đó (nơi “tâm dịch”) làm điều tử tế.

Nếu được chuẩn y, tôi vô cùng cảm ơn và coi đó là vinh dự lớn trước hết cho bản thân và gia đình. Nếu có mệnh hệ gì thì như tôi đã nói: Khi ta sống ta làm thầy thuốc/ Bất luận là gì phải giữ được cái tâm/ Muốn khi chết hóa thành cây cổ thụ/ Để cho đời thêm một bóng râm. Xin thành kính cảm ơn”.

Bác sĩ 78 tuổi xứ Nghệ viết đơn xin đi chống dịch ở Bắc Giang
Bác sĩ Nguyễn Văn Trang (78 tuổi) vẫn viết đơn tình nguyện xin đi Bắc Giang chống dịch. (Ảnh: NVCC)

Ngưỡng mộ tinh thần của ông, ngày 1/6, chúng tôi đã tìm đến vị bác sĩ già này để nghe ông chia sẻ về tâm nguyện của mình. Tiếp đón phóng viên với một tâm thế vui vẻ, ông Trang cho biết, ông sinh ra và lớn lên ở vùng đất học Thanh Chương. Từ nhỏ ông đã có ước mơ được làm bác sĩ chữa bệnh cứu người nên sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông Trang quyết tâm thi đậu vào Trường Đại học Y khoa Hà Nội.

Năm 1973, sau khi tốt nghiệp Đại học, bác sĩ Nguyễn Văn Trang mang sức trẻ trở về cống hiến cho quê hương. Hơn 30 năm gắn bó với nghề, dấu chân của ông đã đi qua khắp các vùng núi gian khó của Nghệ An, rồi sau đó, về quê Thanh Chương.

Trong quá trình công tác ông Trang có nhiều cống hiến cho nền y tế huyện nhà. Sau khi nghỉ hưu, ông vẫn tiếp tục khám, chữa bệnh miễn phí cho nhân dân, tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Ngoài ra, ông còn làm thơ, 30 tập thơ do ông sáng tác về quê hương, về tuổi trẻ học đường… được bán để làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo, tổ chức nấu nồi cháo tình thương giúp đỡ bệnh nhân nghèo… Với những việc làm đó ông được đồng nghiệp quý mến, người dân tin yêu, quý trọng.

Chia sẻ về việc viết thư xin vào “tâm dịch” để chống dịch, ông Trang tự hào cho hay: “Đến tận thời điểm này, tôi đã có gần 50 năm chữa bệnh cứu người. Với vai trò là một bác sĩ, khi nhìn thấy dịch bệnh diễn biến phức tạp, các anh em đồng nghiệp của mình đang phải căng mình ngày đêm truy vết, khoanh vùng, lấy mẫu xét nghiệm… tôi rất xúc động.

Tôi cho rằng bản thân mình có sức khỏe tốt, có trình độ chuyên môn, lại thêm việc đã từng có nhiều năm làm Trưởng khoa Tổng hợp nội, nhi lây Đông y nên đủ tiêu chuẩn để có thể đến Bắc Giang hỗ trợ các y, bác sĩ. Nếu đơn tình nguyện của tôi được chuẩn y, thì đây là vinh dự lớn của người thầy thuốc vì được cống hiến sức lực để cùng đồng nghiệp chiến thắng “giặc” Covid-19”.

Ông Trang cũng cho biết thêm, khi ông viết đơn tình nguyện vào “tâm dịch”, có một số người cho rằng ông làm như vậy chỉ là muốn đánh bóng tên tuổi, có suy tính không hay, nhưng ông đều bỏ ngoài tai và chỉ tâm niệm là một người bác sĩ thì chữa bệnh cứu người là nhiệm vụ cả đời.

Được biết, gia đình ông Trang có 8 người con, cháu đều công tác trong ngành Y tế, trong số đó có 4 người đang tham gia chống dịch. Tuy nhiên, chưa có ai được đi vào “tâm dịch” Bắc Giang nên ông hi vọng mình sẽ là người đầu tiên và là tấm gương để các con cháu noi theo. Việc ông viết đơn xin vào “tâm dịch” ban đầu cũng khiến gia đình hết sức lo lắng, nhưng vẫn ủng hộ.

Bà Nguyễn Thị Nhà (73 tuổi, vợ ông Trang) chia sẻ, nên duyên vợ chồng với ông Trang đã gần 50 năm nên bà hiểu rất rõ tính ông. Ông là người quyết tâm cao, đã nói là làm và lúc nào cũng tâm niệm phải làm việc cứu người, cống hiến cho đời. Nên, dù rất lo lắng bà vẫn ủng hộ ông.

Về phía chính quyền huyện Thanh Chương, ông Trình Văn Nhạ - Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện cho biết, việc tình nguyện đi Bắc Giang chống dịch của ông Trang là một hành động đẹp và được các cấp chính quyền địa phương ghi nhận.

“Bác sĩ Trang là một bác sĩ giỏi. Việc tình nguyện làm đơn xin được ra Bắc Giang tham gia phòng, chống dịch bênh Covid-19 là hành động rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, bác năm nay đã 78 tuổi, sức khỏe có hạn nên không thể cử bác đi Bắc Giang. Khi cần, chúng tôi sẽ huy động bác sĩ phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn huyện” - ông Nhạ cho hay.

Có thể nói, hình ảnh bác sĩ Trang mặc áo blouse trắng, tay đặt lên trái tim cùng lá đơn tình nguyện vào “tâm dịch” để chống dịch sẽ là hình ảnh đẹp góp phần khích lệ tinh thần chống dịch của các y, bác sĩ cũng như mọi người dân Việt Nam.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).

Tin khác

Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn

Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn

(LĐTĐ) Trong quá trình vận hành xe trên tuyến, đội ngũ nhân viên xe buýt tuyến 62 (lộ trình Bến xe Yên Nghĩa - Bến xe Thường Tín) của Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) đã có nghĩa cử cao đẹp khi kịp thời hỗ trợ người đi đường gặp tai nạn giao thông đến bệnh viện cấp cứu.
Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật

Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật

(LĐTĐ) Nằm sâu trong một con ngõ nhỏ yên tĩnh tại thôn Thanh Oai (xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, Hà Nội), Trung tâm Dạy nghề Từ thiện Quỳnh Hoa là một nơi đặc biệt. Nơi đây là mái ấm của những con người kém may mắn – những người mang trên mình những khiếm khuyết về thể chất, nhưng tràn đầy nghị lực và khát khao được sống, được cống hiến.
Chuyện về người tuần đường mẫn cán

Chuyện về người tuần đường mẫn cán

(LĐTĐ) Công tác tại Công ty Cổ phần Công trình giao thông 2 Hà Nội từ năm 2001, anh Cao Huy Giáp (sinh năm 1977), nhân viên tuần đường Xí nghiệp sửa chữa xe máy cơ khí và dịch vụ luôn nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Là một đảng viên, anh Giáp luôn ý thức bản thân mình phải nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc được giao, gương mẫu đi đầu trong mọi nhiệm vụ.
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

(LĐTĐ) Việc đưa vè vào hoạt động củng cố bài học góp phần giúp học sinh hứng thú, dễ nhớ, dễ thuộc các kiến thức trọng tâm sau mỗi bài học.
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

(LĐTĐ) Trong quá trình giảng dạy, việc khai thác và sử dụng kho thiết bị dạy học số góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh. Cô giáo Trần Thị Xuân Mỹ, Trường Tiểu học An Dương Vương (Đông Anh, Hà Nội) là một điển hình trong việc khai thác hiệu quả kho thiết bị dạy học số trong giảng dạy.
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

(LĐTĐ) 22 năm gắn bó với chuyên ngành Gây mê hồi sức, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Lương Thị Ngọc Vân - Phó trưởng Khoa Gây mê hồi sức (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) đã trở thành chỗ dựa vững vàng cho hàng ngàn bệnh nhân. Vượt qua bao thử thách, hy sinh, bác sĩ Vân luôn giữ vững tinh thần tận tâm, cứu chữa cho người bệnh bằng cả trái tim và trí tuệ.
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

(LĐTĐ) “Tâm huyết, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, mẫu mực” là những điều dễ nhận thấy ở thầy Kiều Quang Học - giáo viên, Tổng phụ trách Trường Trung học cơ sở (THCS) Đồng Trúc (huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

(LĐTĐ) Được tuyên dương “Người con hiếu thảo” Thủ đô năm 2024, Chử Tuấn Ninh, một người con của thôn Cổ Điển A, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã góp phần tôn vinh đạo hiếu - một nền tảng đạo đức quan trọng để xây dựng một xã hội nhân văn, gắn kết và đầy yêu thương.
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

(LĐTĐ) “Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương...”, đó là lời khen mà người dân Cụm dân cư số 5, phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) dành cho bà Nguyễn Thị Chung - người luôn nặng lòng với công tác xã hội, từ thiện.
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương… là những nhận xét của nhiều người khi nói về chị Nguyễn Thị Quân - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Vài, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động