Bác Hồ và hành trình tìm đường cứu nước
9x Gia Lai vẽ tranh Bác Hồ rất đẹp | |
Vẹn nguyên giá trị những lời dạy của Bác | |
78 tuổi, vẫn say mê làm "Nghìn việc tốt" |
Bước sang đầu thế kỷ XX, sau khi tạm thời dập tắt các cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân ta, thực dân Pháp bắt tay thực hiện công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Xã hội Việt Nam có sự chuyển biến và phân hóa sâu sắc. Giai cấp công nhân, các tầng lớp tiểu tư sản và tư sản dân tộc bắt đầu manh nha.
Tại Đại hội toàn quốc Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua (Pháp) tháng 12/1920, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Ảnh: Tư liệu |
Cùng lúc đó, các “Tân thư” và ảnh hưởng của cuộc vận động cải cách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu tràn vào Việt Nam. Phong trào chống Pháp của nhân dân ta dần chuyển sang hướng dân chủ tư sản, với sự xuất hiện của phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, Việt Nam Quang phục hội...
Người thì chủ trương trước hết hãy dựa vào Pháp để “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” như Phan Châu Trinh; người thì hy vọng dựa vào Nhật Bản để đánh đuổi Pháp như Phan Bội Châu.
Cả hai cách này đều không thực tế và sai lầm, kết cục đã sớm bị thất bại. Cùng với các chương trình khai thác thuộc địa, đến đầu thế kỷ XX, giai cấp tư sản Việt Nam đã xuất hiện bộ phận tư sản dân tộc, họ cũng có tinh thần yêu nước, chống đế quốc, nhưng do địa vị của giai cấp tư sản ở thuộc địa, họ tỏ ra yếu đuối, không đủ sức lãnh đạo đưa cuộc đấu tranh chống Pháp đến thắng lợi.
Lịch sử đặt ra câu hỏi và cũng chính lịch sử trả lời, nhận thức được nguyên nhân thất bại của các phong trào đấu tranh, sớm ý thức và mong muốn đi tìm con đường cứu nước mới. Con đường đó là gì, ở thời điểm đó (trước 1911) Nguyễn Tất Thành chưa hình dung một cách rõ nét nhưng nó phải khác với những con đường mà dân tộc đã trải qua, để đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đi tới thắng lợi.
Đây là nhận thức ban đầu nhưng rất quan trọng đối với Hồ Chí Minh trong việc tìm đường cứu nước. Trần Dân Tiên trong Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch đã ghi lại: “... Ở tuổi mười lăm, người thiếu niên ấy đã sớm hiểu biết và đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào. Lúc bấy giờ, anh đã có ý chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Anh đã tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc.
Anh khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu, nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào”. Tâm sự với một người bạn, Người nói: “Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”. Hành trang trong tay của con người yêu nước ấy không gì ngoài hơn một tấm lòng yêu nước vô bờ bến và thảm cảnh đau thương của dân tộc, trong trái tim ấy chứa bao khát khao về quyền bình đẳng và quyền tự do cho dân tộc.
Với sự nhạy cảm của một tâm hồn yêu nước lớn, Người đã quyết định ra nước ngoài để quan sát, tìm hiểu và người đi đâu? Đó là Châu Âu, nơi những giá trị của dân chủ và tự do đang tỏa sáng và thôi thúc Người.
Trả lời phỏng vấn về mục đích đến nước Pháp, Người khẳng định: “Để đòi những quyền tự do mà chúng tôi phải được hưởng”, đó cũng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mang lại sức mạnh và ý chí không gì ngăn cản nổi để người vượt qua mọi thử thách, hiểm nguy. Và cũng chính từ đây, Người hiểu ra một sự thật dối trá rằng, cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp luôn nêu cao khẩu hiệu “tự do, bình đẳng”, nhưng không đưa lại tự do, bình đẳng thật sự cho quần chúng lao động “Tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”.
Cuộc hành trình gần mười năm đã đưa Nguyễn Tất Thành đến nhiều vùng đất thuộc châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ... Những chuyến đi đã giúp Người có cơ hội được quan sát, nhận biết sâu sắc diện mạo của thế giới tư bản chủ nghĩa, trong đó hiện lên rất rõ nét những đặc trưng cơ bản của sự phân hóa, đối nghịch giữa người giàu và người nghèo, giữa những người bị áp bức, bóc lột và những kẻ thống trị nắm quyền uy, giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với một số ít dân tộc đế quốc xâm lược và thống trị. Đó cũng là quá trình Người học tập, tích lũy tri thức, nghiên cứu lý luận và đối chiếu lý luận với thực tế, tham gia hoạt động trong một số tổ chức chính trị - xã hội.
Từ năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp và lấy tên là Nguyễn Ái Quốc. Tại đây Người tìm hiểu và nghiên cứu sâu sắc về cách mạng tư sản Pháp, về Công xã Pari năm 1871 và về cách mạng XHCN tháng Mười Nga. Nguyễn Ái Quốc đã tích cực hoạt động và lăn lộn trong phong trào cách mạng.
Người đã tổ chức lại Hội những người Việt Nam yêu nước để tập hợp những Việt kiều yêu nước trên đất Pháp. Đồng thời hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và tham gia sáng lập Đảng Xã hội Pháp, trở thành người cộng sản đầu tiên. Với tinh thần học tập không biết mệt mỏi và ý chí phấn đấu kiên cường vượt qua những thử thách trên đất Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã tiến những bước dài trong quá trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
Cách mạng tháng Mười Nga (1917) giành thắng lợi, mở ra thời kỳ mới trong phong trào cách mạng thế giới. Năm 1919, Quốc tế Cộng sản ra đời làm cho đường lối trong Đảng Xã hội Pháp mâu thuẫn gay gắt: một là, tiếp tục theo Quốc tế thứ Hai (tức là con đường cải lương); hai là, đi theo Quốc tế thứ Ba của Lênin (con đường cách mạng mà Mác - Ăngghen đã vạch ra).
Với sự nhạy cảm và tầm nhìn của một vĩ nhân, chính trong cuộc đấu tranh giữa các khuynh hướng này, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn đúng con đường. Như một cơ duyên của lịch sử, chủ nghĩa yêu nước và lý luận khoa học cách mạng đã tìm thấy nhau.
Khi đọc được “Luận cương về các vấn đề thuộc địa và dân tộc” của Lênin, Người hồi tưởng: “Khi ấy ngồi một mình trong phòng mà tôi nói to lên như đang đứng trước đông đảo quần chúng: Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta”. Nguyễn Ái Quốc đã tán thành Quốc tế thứ ba và hoàn toàn tin theo Lênin.
Sau này Người khẳng định: “Lúc đầu chính chủ nghĩa yêu nước chứ không phải chủ nghĩa cộng sản đã làm tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ Ba… Dần dần tôi hiểu rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.
Con đường cứu nước, giải phóng cho dân tộc đã mở ra, đây là bước ngoặt lịch sử trong đời sống hoạt động cách mạng của Người, đồng thời là bước ngoặt kì diệu của phong trào cách mạng Việt Nam chuyển từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa cộng sản.
Bằng hành động lịch sử gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã mở đường cho cách mạng Việt Nam thoát khỏi cuộc khủng hoảng về đường lối. Chính Người đã gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới.
Bằng hành động ấy, Nguyễn Ái Quốc, người Cộng sản Việt Nam đầu tiên, đã gắn chặt ngọn cờ độc lập dân tộc với ngọn cờ CNXH, mở đường cho Chủ nghĩa Mác - Lênin thâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường mà chính Người đã trải qua: Từ chủ nghĩa yêu nước đến Chủ nghĩa Mác - Lênin. Ánh sáng của Chủ nghĩa Mác đã thức tỉnh sức mạnh của một dân tộc không có gì lay chuyển nổi. Con đường đó, sự lựa chọn lịch sử ấy đã thay đổi vận mệnh của dân tộc Việt Nam.
Cho tới ngày hôm nay, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, công cuộc đổi mới đất nước đang ngày càng đi vào chiều sâu, cuộc sống nhân dân và sức sống dân tộc ngày càng thêm khởi sắc chúng ta lại càng thêm thấm thía tầm nhìn lịch sử và bản lĩnh trí tuệ của con người vĩ đại Hồ Chí Minh. Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam vẫn tin tưởng và đi theo con đường mà Người đã chọn.
Đó là niềm tin, là trí tuệ, là tất yếu của lịch sử đưa dân tộc Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Biết ơn sâu sắc công lao và sự hy sinh của Người cho dân tộc, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam kiên định con đường “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, xây dựng nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Nguyễn Nguyễn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Thể thao 24/01/2025 11:27
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Thể thao 24/01/2025 07:03
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Thể thao 24/01/2025 07:00
Cơn địa chấn Cúp C1: Man City và Bayern thua sốc, nguy cơ bật bãi đầy tủi hổ
Thể thao 23/01/2025 09:16
Nhận định trận Real Madrid vs Salzburg: Phần thắng nghiêng về đội chủ nhà
Thể thao 22/01/2025 06:31
Nhận định trận PSG vs Man City: Cuộc chiến sống còn của 2 gã nhà giầu
Thể thao 22/01/2025 06:18
Liverpool vs Lille, 03h00 ngày 22/1: Thắng để chắc suất vào vòng knock-out
Thể thao 21/01/2025 08:05
Benfica vs Barca (3h00 ngày 22/1): Barca ca khúc khải hoàn
Thể thao 21/01/2025 06:10
Nguyễn Xuân Son được định giá 700.000 euro
Thể thao 20/01/2025 08:03
Chelsea vs Wolves, 03h00 ngày 21/1: The Blues hạ gục Wolves
Thể thao 20/01/2025 08:03