-->

Bắc Giang: Khai thác tối đa tiềm năng khác biệt, tạo bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/7, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 199/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Giang.
Đưa vải thiều vươn ra thế giới Nhiều tiềm năng cho vải thiều vươn ra thị trường thế giới

Tăng trưởng kinh tế Bắc Giang nằm trong top 10 cả nước

Thông báo nêu rõ, trong thời gian qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Giang đã phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, đạt được nhiều kết quả tích cực, đóng góp vào thành tựu chung của cả nước.

Năm 2021, tăng trưởng kinh tế đạt 7,82%, nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước; quy mô nền kinh tế ngày càng được mở rộng (năm 2021 đạt 129.837 tỷ đồng, đứng thứ 15 toàn quốc). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2021 đạt 300 nghìn tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm 2020. Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, giá trị sản xuất toàn ngành tăng 4,2% so với năm 2020 và đã hình thành một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực như vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế...

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, tỉnh Bắc Giang vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Chất lượng tăng trưởng kinh tế chậm được cải thiện; sản xuất công nghiệp phụ thuộc nhiều vào khu vực FDI; thu ngân sách tăng nhanh nhưng cơ cấu thu thiếu bền vững và vẫn chưa tự cân đối được chi thường xuyên; tốc độ phát triển đô thị còn chậm so với cả nước.

Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu; chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư chiến lược. Sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu chưa nhiều; việc quy hoạch vùng nguyên liệu, hỗ trợ vốn, khoa học công nghệ cho nông dân, bảo quản, chế biến sau thu hoạch… còn hạn chế.

Bắc Giang: Khai thác tối đa tiềm năng khác biệt, tạo bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội
Khai thác tối đa tiềm năng khác biệt,, tạo bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Bắc Giang.

Để khắc phục các tồn tại, hạn chế và phát huy, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh, tạo bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Bắc Giang cần xác định rõ mục tiêu, quan điểm và tập trung thực hiện tốt một số nội dung, nhiệm vụ trọng tâm.

Cụ thể, tỉnh cần phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường; vươn lên từ nội lực của mình, từ truyền thống lịch sử, văn hóa, thiên nhiên, con người Bắc Giang, từ bàn tay, khối óc, mảnh đất, khung trời của mình; khai thác tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh để phấn đấu đạt kết quả cao nhất và thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025.

Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng, chỉnh đốn Đảng… phải có trọng tâm, trọng điểm; rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên và bố trí nguồn lực phù hợp để triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, làm việc nào dứt điểm việc đó; vấn đề càng khó, càng phức tạp thì càng phải phát huy dân chủ và huy động trí tuệ tập thể.

Huy động mọi nguồn lực xã hội, tạo cơ hội mới

Trong thời gian tới tình hình thế giới, khu vực và trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự báo; vì vậy cần phải bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, từ điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa phương; tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo nhưng phải bảo đảm khoa học, hiệu quả và khách quan. Những vấn đề chưa được dự báo thì phải phát hiện kịp thời, đưa ra giải pháp phù hợp, sáng tạo, thích ứng với tình hình.

Bắc Giang cần xây dựng cơ chế chính sách để huy động mọi nguồn lực xã hội, tạo ra cơ hội mới, động lực và không gian phát triển mới cho phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh đầu tư theo phương thức đối tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư và kích hoạt các nguồn lực xã hội; kết hợp hài hòa các mô hình: lãnh đạo công - quản trị tư, đầu tư công - quản lý tư, đầu tư tư - sử dụng công trong huy động nguồn lực.

Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa việc phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính đi đôi với phân bổ nguồn lực; nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, tận tụy, vì nhân dân phục vụ; giải quyết các công việc, khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, người dân một cách có hệ thống, bài bản; làm việc có tâm và xem việc công như việc nhà mình.

Bắc Giang: Khai thác tối đa tiềm năng khác biệt, tạo bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội
Tỉnh Bắc Giang thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, đồng thời cũng nằm trong vùng Thủ đô Hà Nội, có vị trí địa lý thuận lợi.

Tập trung nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài; chuyển từ giáo dục kiến thức đơn thuần sang kỹ năng, phẩm chất toàn diện của người học. Lấy con người làm trung tâm, làm chủ thể, làm động lực, làm mục tiêu cho sự phát triển và không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển.

Thực hiện tốt ba đột phá chiến lược

Trong thời gian tới, tỉnh phải tiếp tục kiểm soát tốt dịch Covid-19 theo phương châm chủ động, linh hoạt, thích ứng an toàn nhưng không được chủ quan, lơ là trong tổ chức thực hiện; tập trung, thần tốc, quyết liệt trong việc tổ chức tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4 cho tất cả các đối tượng theo quy định của Chính phủ và Bộ Y tế, nhất là các cháu học sinh đang nghỉ hè, bảo đảm an toàn, hiệu quả, khoa học, kịp thời; chú trọng công tác khám, chữa bệnh đối với lực lượng lao động; bảo đảm an toàn thực phẩm, nhất là tại các bếp ăn tập thể trong các khu công nghiệp và trường học; triển khai hiệu quả các hoạt động về quản lý môi trường y tế; bố trí nguồn lực phù hợp để đầu tư phát triển y tế dự phòng, y tế cơ sở.

Tập trung thực hiện tốt ba đột phá chiến lược theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; chú trọng công tác phát triển đào tạo, đào tạo lại và đào tạo mới nguồn nhân lực có chất lượng; thực hiện đúng quy hoạch hệ thống trường cao đẳng nghề; triển khai phân luồng học sinh trung học phổ thông hợp lý; tập trung phát triển hạ tầng chiến lược (giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa) theo thứ tự ưu tiên đầu tư hợp lý; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác quy hoạch; triển khai quy hoạch đã được phê duyệt một cách nghiêm túc, bài bản; quản lý tốt quy hoạch, đảm bảo tính ổn định, không thay đổi, điều chỉnh quy hoạch đã được phê duyệt, trừ các trường hợp được pháp luật cho phép.

Triển khai hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

Tỉnh phải triển khai tích cực, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và 3 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; tiếp tục quan tâm xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân; đặc biệt quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế và giải quyết các chính sách xã hội tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và ưu tiên hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên là người có công với cách mạng.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển công nghiệp xanh, bền vững, bao trùm và đi đôi với việc giải quyết vấn đề môi trường; không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Nâng cao hiệu quả đầu tư và thu hút đầu tư có chọn lọc, bền vững, xanh, sạch. Chú trọng đầu tư cho an sinh xã hội, hạ tầng văn hóa, y tế, giáo dục. Cơ cấu lại đầu tư công theo hướng đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm, làm công trình nào dứt điểm công trình đó, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, không manh mún, dàn trải, chia cắt; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và tiến độ triển khai các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; thường xuyên nắm và quản lý tốt tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn; tập trung đấu tranh, ngăn chặn các loại tội phạm; không sơ hở, mất cảnh giác và không để xảy ra tình huống bị động, bất ngờ.

P.Ngân

Nên xem

Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao

Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Chiều 24/11, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, do lưu lượng phương tiện từ Trung tâm ra cửa ngõ Thủ đô tăng cao, từ 16h hôm nay 24/1 đến 6h sáng mai 25/1, lực lượng Cảnh sát giao thông sẽ phân làn cho phương tiện đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao.
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột

Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột

(LĐTĐ) Theo tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, tại đây vừa liên tục tiếp nhận 8 bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt chuột, trong đó có chùm ca bệnh gồm 5 trẻ là bạn học (ở độ tuổi từ 7-9 tuổi tại Tuyên Quang).
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

(LĐTĐ) Chiều nay (24/1), tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

(LĐTĐ) Chiều nay (24/1), tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị.
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn

Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn

(LĐTĐ) Không chỉ là một đảng viên gương mẫu, luôn đi đầu trong mọi hoạt động của chi bộ, anh Trịnh Trung Dũng (sinh năm 1986), còn là Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam năng nổ, hết mình vì đoàn viên, người lao động.
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

(LĐTĐ) Sáng 24/1, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân công trường thi công dự án thành phần 2.1 (dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô).
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

(LĐTĐ) Vàng miếng SJC trong nước tăng tới 800.000 đồng/lượng. Trong khi đó vàng thế giới neo ở mức cao nhất 3 tháng.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), giá vàng thế giới có lúc giảm về 2.738 USD/ounce.
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

(LĐTĐ) Từ 15h hôm nay (23/1), giá xăng được liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định điều chỉnh giảm từ 78 - 158 đồng/lít (tùy từng loại).
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), giá dầu thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong một tuần giữa bối cảnh bất ổn về thuế quan của Donald Trump. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 78,94 USD/thùng, giảm 0,43%, giá dầu Brent ở mốc 78,94 USD/thùng, giảm 0,43%. Trong nước được dự báo có thể tăng phiên thứ 4 liên tiếp?.
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,18%, đạt mức 108,25.
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt

Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), giá vàng tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 3 tháng và giao dịch ngay dưới mức đỉnh kỷ lục khi đồng USD giảm sâu.
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít

Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Theo dự báo của các chuyên gia và một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, nếu nhà điều hành không tác động đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu, thì giá xăng có thể giảm trong khoảng từ 80 - 180 đồng/lít, trong khi giá dầu dự báo có khả năng tiếp tục tăng.
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), giá dầu thế giới giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần trở lại đây. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 76,09 USD/thùng, giảm 2,3%; giá dầu Brent ở mốc 79,42 USD/thùng, giảm 0,89%.
Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc

Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 5 đồng, hiện ở mức 24.336 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 1,41%, xuống mức 107,94.
Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), thị trường vàng trở nên sôi động với mức tăng "dựng đứng" của giá vàng. Nhiều nhà đầu tư nắm giữ vàng từ trước đó là người được hưởng lợi lớn khi vàng tiếp tục chạm đỉnh cao mới.
Xem thêm
Phiên bản di động