-->

Áp lực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng bình quân 5 năm từ 6,5-7% rất lớn

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tăng trưởng kinh tế còn gặp nhiều thách thức; ổn định kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc do chịu tác động của các yếu tố bên ngoài. Áp lực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng bình quân 5 năm (6,5-7%) rất lớn.
Hôm nay (23/10), khai mạc Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV: Cho ý kiến và sẽ thông qua một số dự án luật quan trọng Cử tri kiến nghị Quốc hội thảo luận kỹ lưỡng Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Chiều 23/10, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021- 2025.

Nhiều động lực tăng trưởng chính chậm lại

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tình hình thế giới biến động nhanh, mạnh, phức tạp, nhiều rủi ro; nhiều vấn đề chưa có tiền lệ, vượt quá khả năng dự báo, ảnh hưởng sâu, rộng, toàn diện, cần thời gian để ứng phó, thích ứng.

Trong nước, nền kinh tế trải qua 3 giai đoạn cơ bản, từ phòng ngừa, kiểm soát chặt chẽ đà lây lan của đại dịch sang thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả, mở cửa lại nền kinh tế, thúc đẩy phục hồi và ứng phó, thích ứng với những khó khăn, thách thức mới của kinh tế toàn cầu.

Trước những khó khăn, thách thức rất lớn, Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đã sáng suốt lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, phù hợp với nhiều chủ trương, quyết sách lớn. Sau nửa nhiệm kỳ, Việt Nam cơ bản vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh trong trung và dài hạn; vẫn tiếp tục là điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu.

Áp lực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng bình quân 5 năm từ 6,5-7% rất lớn
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trình bày báo cáo của Chính phủ. Ảnh: Quốc hội

Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu giai đoạn 2021- 2023 dự kiến có sự thay đổi tích cực hơn so với giai đoạn 2016 - 2018. Nhiều tổ chức quốc tế uy tín đánh giá cao kết quả và triển vọng của nền kinh tế Việt Nam, dự báo kinh tế nước ta sẽ phục hồi nhanh trong thời gian tới.

Quy mô, tiềm lực của nền kinh tế không ngừng được mở rộng. Tăng trưởng kinh tế từng bước phục hồi. Tốc độ tăng GDP năm 2021 đạt 2,56%, được thế giới đánh giá là tích cực trong khi nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm; năm 2022 tăng 8,02%; năm 2023 ước đạt khoảng trên 5%, thấp hơn chỉ tiêu đề ra nhưng vẫn là mức khá cao so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực…

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng cho biết, tăng trưởng kinh tế còn gặp nhiều thách thức; ổn định kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc do chịu tác động của các yếu tố bên ngoài. Áp lực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng bình quân 5 năm (6,5-7%) rất lớn. Năm 2023, nhiều động lực tăng trưởng chính chậm lại, đối mặt với nhiều khó khăn; kim ngạch xuất khẩu ước giảm 3,5%, nhập khẩu giảm 4,2%; nợ xấu có xu hướng tăng; chỉ số lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao; các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn rủi ro.

Bên cạnh đó, sau đại dịch Covid-19, sức chống chịu của nhiều doanh nghiệp đã đến mức tới hạn; hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục còn nhiều khó khăn, nhất là về thị trường đầu ra, dòng tiền, huy động vốn, thủ tục hành chính và áp lực từ yêu cầu của thị trường và đối tác về phát triển bền vững ngày càng gia tăng.

Việc hoàn thiện thể chế, đổi mới mô hình tăng trưởng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa đáp ứng yêu cầu tạo chuyển biến nhanh về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; đầu tư cho văn hoá còn dàn trải, hiệu quả chưa cao; thu nhập của người dân còn ở mức trung bình thấp, đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn; an sinh xã hội, giảm nghèo còn nhiều thách thức... Kỷ luật, kỷ cương hành chính có lúc có nơi chưa nghiêm; còn tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm…

Áp lực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng bình quân 5 năm từ 6,5-7% rất lớn
Các đại biểu tại phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

Về tình hình thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc thực hiện Kế hoạch tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, cơ bản bám sát mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 31/2021/QH15. Tuy nhiên, bối cảnh, tình hình thế giới, trong nước nhiều khó khăn, thách thức đã tác động không nhỏ đến việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm.

Đánh giá sơ bộ, trong 23 chỉ tiêu có thông tin, số liệu, có 10 chỉ tiêu có thể đạt được, 13 chỉ tiêu cần nỗ lực rất lớn. Một số chỉ tiêu có kết quả khả quan như: tổng vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP), các nhóm chỉ tiêu về xử lý nợ xấu và đảm bảo an toàn vốn tại các tổ chức tín dụng. Một số chỉ tiêu về tăng năng suất lao động và phát triển doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Trong thời gian tới, Chính phủ xác định tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô chủ động, linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt, kịp thời, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, bảo đảm phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn.

Tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững; tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn về thể chế theo hướng cấp nào ban hành cấp đó tháo gỡ; báo cáo cấp trên trực tiếp vấn đề vượt thẩm quyền; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực…

Mục tiêu tăng trưởng bình quân khoảng 6,5-7% là vô cùng khó khăn

Trình bày Báo cáo tóm tắt thẩm tra đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế đánh giá những kết quả đạt được là quan trọng, rất đáng ghi nhận.

Áp lực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng bình quân 5 năm từ 6,5-7% rất lớn
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra. Ảnh: Quốc hội

Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức và hạn chế như: Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tuy nhiên, chưa có nhiều thay đổi; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; chất lượng thu ngân sách Nhà nước còn yếu tố chưa bền vững; thu ngân sách Nhà nước thường xuyên vượt so với dự toán, phản ánh xây dựng dự toán thấp, làm bó hẹp không gian tài khóa và ảnh hưởng đến dự toán thu của năm tiếp theo; Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế vẫn còn hạn chế, tình trạng nợ văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh vẫn chưa được khắc phục triệt để…

Về kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, Ủy ban Kinh tế cho rằng tăng trưởng kinh tế năm 2024 - 2025 có thể được phục hồi tốt hơn so với năm 2023, tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng bình quân khoảng 6,5-7% và cao hơn mức bình quân của 5 năm 2016 - 2020 (6,25%) là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến vô cùng phức tạp, không thể lường trước.

Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, cần bám sát tình hình kinh tế, tài chính quốc tế; chủ động phân tích, dự báo diễn biến các thị trường quốc tế để có kịch bản chủ động ứng phó phù hợp; triển khai quyết liệt các giải pháp phù hợp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án quan trọng quốc gia, các công trình trọng điểm.

Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam, phát triển hạ tầng năng lượng, hạ tầng số gắn với nâng cao năng lực nội tại; nghiên cứu, đánh giá kết quả và đề xuất ban hành mới hoặc kéo dài các chính sách tiền tệ, chính sách thuế, phí, lệ phí... để hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về phát triển đội ngũ tri thức giai đoạn 2021 - 2030; đẩy mạnh hợp tác giữa các doanh nghiệp FDI và các trường đại học của Việt Nam để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng và phù hợp với yêu cầu của thị trường. Chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội…

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

(LĐTĐ) Yeah1 - nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2024 với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng 378% so với năm 2023.
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

(LĐTĐ) Trận đấu Brighton vs Everton sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1, trong khuôn khổ vòng 23 Premier League 2024/25. Nhận định trước trận đấu này, phần thắng nghiêng hẳn về phía đội chủ nhà, và nếu họ có được 3 điểm, đó cũng không phải là điều ngạc nhiên.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/1, khu vực Hà Nội, nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ Premier League sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1. Ở trận đấu này, Pháo thủ buộc phải thắng nếu như muốn tiếp tục cuộc đua vô địch ở Premier League mùa này.
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), giá vàng thế giới có lúc giảm về 2.738 USD/ounce.
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.

Tin khác

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh

(LĐTĐ) Sáng 23/1, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch nước và trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng đồng chí Đinh Thế Huynh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa XII. Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và trao Huân chương Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Ngày 23/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã dâng hương tưởng niệm các vị tiền bối cách mạng và các Anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội).
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam

Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam

(LĐTĐ) Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết

“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết

(LĐTĐ) “Đến hẹn lại lên”, cao điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày 23/1/2025 (tức 24 tháng Chạp) người dân và phương tiện lần lượt rời Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) để về quê đón Tết, khiến khu vực cửa ngõ thành phố kẹt cứng. Hàng nghìn người và phương tiện chen chân, mệt mỏi, xếp thành hàng dài trên các quốc lộ, cao tốc, đường dẫn lên cao tốc. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô trong sáng ngày 23/1.
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình

Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình

(LĐTĐ) Ngày 22/1, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lương Tam Kỳ, đảng viên Đảng bộ phường Thành Công, quận Ba Đình.
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng

Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng

(LĐTĐ) Về quảng cáo trên mạng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát, hoàn thiện, tiếp thu tối đa ý kiến của đại biểu Quốc hội, đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước.
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1

Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1

(LĐTĐ) Sau gần 1 tháng kể từ ngày chính thức vận hành toàn tuyến (ngày 22/12/2024) cho đến ngày 20/1/2025, tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã thực hiện 5.808 lượt vận chuyển an toàn với số lượng hành khách là 2.776.936, vượt chi tiêu 247,6% so với kế hoạch đề ra.
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”

Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”

(LĐTĐ) Nhân dịp chuẩn bị đón Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 19/1, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp mặt 100 đại biểu đại diện cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”.
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy

Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký ban hành Thông tư số 01/2025 hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (hướng dẫn thực hiện Nghị định số 178/2024 của Chính phủ).
Xem thêm
Phiên bản di động