-->

Áo xanh tình nguyện vượt nắng, mưa đồng hành cùng thí sinh

Có mặt tại điểm thi từ 5h30 để lên phương án, kế hoạch hỗ trợ, các tình nguyện viên mang màu áo xanh đã góp phần không nhỏ vào việc truyền động lực, năng lượng tích cực giúp các sĩ tử hoàn thành tốt kỳ thi tốt nhiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2022.
Mùa hè tình nguyện năm 2022 của thanh niên đã bắt đầu "Áo xanh" tình nguyện tiếp sức cho các thi sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Dấu ấn màu áo xanh tình nguyện

Hỗ trợ không quản nắng mưa

Chiều ngày 8/7, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đã kết thúc, cùng với tiếng thở phào nhẹ nhõm của các thí sinh là những nụ cười rạng rỡ của các bạn tình nguyện viên sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình sau 2 ngày thi.

Theo ghi nhận của phóng viên, trong 2 ngày qua, ngoài tâm thế sẵn sàng chiến đấu của thí sinh thì từ lúc 5h, các đội tiếp sức mùa thi tại các điểm trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có mặt để chuẩn bị công tác hỗ trợ, cổ vũ tinh thần cho các sĩ tử.

Với thái độ làm việc nghiêm túc, chuyên tâm, tại điểm trường THPT Việt Đức (Hoàn Kiếm) bạn Vũ Thị Hải Yến, sinh viên tình nguyện thuộc trường Đại học mở Hà Nội cho biết, đây là lần thứ 2 bạn tham gia vào chương trình tiếp sức mùa thi. Vì có kinh nghiệm tham gia nhiều hoạt động tình nguyện khác từ trước nên bạn không gặp phải khó khăn gì khi triển khai công việc.

Áo xanh tình nguyện vượt nắng, mưa đồng hành cùng thí sinh
Các tình nguyện viên đo thân nhiệt cho học sinh trước khi vào phòng thi.

“Em và các bạn trong nhóm có mặt chuẩn bị từ lúc 5h30, để chuẩn bị nước, bút, một số đồ ăn nhẹ, đồng thời lên kế hoạch triển khai việc đón tiếp học sinh cũng như hỗ trợ nước nôi cho phụ huynh trong thời gian chờ đợi…

Ngoài ra, do thời tiết những ngày gần đây thay đổi thất thường nên nhóm chúng em còn chuẩn bị cả dù và áo mưa để che cho các bạn thí sinh trong quãng đường di chuyển từ cổng trường ra xe”, Hải Yến chia sẻ.

Ăn vội bữa sáng sau khi các thí sinh đã ổn định vào phòng thi, bạn Nguyễn Thị Phương Nhi, sinh viên năm nhất trường Đại học Mở cho biết thêm: “Đây là lần đầu tiên em tham gia vào chương trình tiếp sức mùa thi nên em khá hồi hộp. Ngày đầu tiên diễn ra kỳ thi em đã dậy từ lúc 4h30 để chuẩn bị, em trọ ở tận Phú Diễn (Bắc Từ Liêm) di chuyển đến đây gần 10km nhưng em thấy rất vui vì được tham gia hoạt động tình nguyện này, em thấy bản thân mình còn nôn nóng hơn cả các thí sinh”.

Áo xanh tình nguyện vượt nắng, mưa đồng hành cùng thí sinh
Đoàn viên phường Phú Diễn tặng quà động viên thí sinh.

Tương tự, 6h30 tại cổng điểm thi Trường THCS Phú Diễn A (quận Bắc Từ Liêm), các tình nguyện viên thuộc đoàn phường Phú Diễn hăng hái làm nhiệm vụ tiếp sức cho các thí sinh. Ngoài phát nước, bút chì và trông giữ đồ miễn phí cho thí sinh, các tình nguyện viên còn đặc biệt chuẩn bị các câu slogan mang ý nghĩa cổ vũ, tiếp sức cho sĩ tử thi tốt.

Trước đó, chiều ngày 7/7, trời bất chợt đổ mưa to nên nhiều bạn tình nguyện viên tại đây đã sẵn sàng nhường ô, áo mưa cho các thí sinh để đảm bảo các em không bị cảm lạnh, ảnh hưởng tới kỳ thi.

Bạn Mai Thùy Dung, Ủy viên Ban thường vụ Đoàn phường Phú Diễn, tâm sự: “Em cũng từng là học sinh và từng trải qua những ngày thi vất vả. Sau mỗi môn thi, khi bước ra cổng trường em đã nhận được lon nước mát lạnh cùng với cái ôm đầy sự sẻ chia của các anh chị tình nguyện viên nên em luôn mong muốn một ngày nào đó cũng sẽ khoác lên mình màu áo xanh tình nguyện và truyền động lực tới những em học sinh cuối cấp khác. Và khi Đoàn phường thông báo về kế hoạch tiếp sức mùa thi, em cùng nhiều bạn đoàn viên khác đã không ngần ngại đăng kí tham gia.

Mong muốn lan tỏa tinh thần tình nguyện

Qua mỗi lần đi tình nguyện, Hồ Thị Trúc Quỳnh, sinh viên tình nguyện thuộc Trường Thủ Đô Hà Nội, lại mở rộng mối quan hệ, quen biết nhiều bạn bè mới ở các trường khác. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để cô trau dồi kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm.

Cô gái chia sẻ, bản thân cô vốn là một người yêu thích làm tình nguyện. Năm đầu tiên khi vào Trường cô đã đăng ký tham gia tiếp sức mùa thi nhưng do dịch Covid-19 nên dự định của cô không thể thực hiện được. Vì vậy, năm nay khi có cơ hội cô đã lập tức đăng ký để hoàn thành dự định của mình.

Áo xanh tình nguyện vượt nắng, mưa đồng hành cùng thí sinh
Trúc Quỳnh tham gia tiếp sức mùa thi để lan tỏa tinh thần tình nguyện tới các thí sinh và phụ huynh.

Tại chương trình tiếp sức mùa thi năm 2022, Trúc Quỳnh tham gia hỗ trợ các bạn thí sinh và người nhà thí sinh bằng những việc làm như: Tiếp nước, bánh ngọt, nhắc nhở các em kiểm tra tư trang, cổ động tinh thần sĩ tử trước và sau khi thi xong…

“Năm nay, các em 2004 có phần lo lắng, áp lực hơn chúng em thi ngày trước, vì suốt thời gian dài phải học online. Em muốn gửi thông điệp đến các bạn thí sinh rằng, hãy tự tin, cố gắng, dù khó khăn đến thế nào chúng ta nỗ lực cũng sẽ vượt qua. Bên cạnh các em luôn có các anh, chị tình nguyện ở phía sau cổng trường thi đợi để sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ. Và cạnh đó, em cũng muốn lan tỏa tới các em tinh thần tình nguyện không quản khó khăn của những con người mang trên mình màu áo xanh”, Mai Anh bày tỏ.

Nhiều năm liên tiếp, bạn Nguyễn Đình Mạnh, đoàn viên phường Minh Khai (Bắc Từ Liêm) đi tiếp sức mùa thi. Dù đã bước vào kỳ nghỉ hè với nhiều dự định nhưng Mạnh vẫn tạm gác lại để làm tình nguyện. Ngoài tiếp sức mùa thi, cậu còn tham gia nhiều hoạt động như giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, an ninh trật tự trên địa bàn.

Áo xanh tình nguyện vượt nắng, mưa đồng hành cùng thí sinh
Tình nguyện viên các phường Tây Tựu, Minh Khai, Đại học Thủ đô và lực lượng công an, cảnh sát đồng hành cùng thí sinh trong 2 ngày thi tốt nghiệp THPT.

Mạnh có rất nhiều kỷ niệm đẹp với công tác tình nguyện, tuy nhiên tiếp sức mùa thi vẫn là “vùng ký ức” đáng nhớ nhất, đặc biệt có những năm trời đổ mưa to, các tình nguyện viên căng mình che chắn cho thí sinh; chỉ đường, hỗ trợ… Dù thời tiết bất thường nhưng chỉ cần nghĩ đến tầm quan trọng của một kỳ thi - ngưỡng cửa cuộc đời của các thí sinh là mọi mệt nhọc của cậu tan đi hết.

“Là người đã từng trải qua quãng thời gian học hành thi cử căng thẳng, dù mình có thể có cơ hội trải nhiệm nhiều chuyến du lịch cùng gia đình và bạn bè trong quãng thời gian này nhưng mình vẫn thu xếp công việc riêng để tham gia công việc tình nguyện. Dù bận bịu đến đâu, hay có nhiều niềm vui khác đang chờ đón nhưng mình vẫn muốn dành thời gian để tiếp sức mùa thi, trao truyền ngọn lửa tình nguyện đến các thế hệ sau”, chàng trai trẻ bày tỏ.

Được biết, tại Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2022 tại Hà Nội, có hơn 5.400 tình nguyện viên tham gia hỗ trợ gần 98.000 thí sinh và người nhà thí sinh ở 181 điểm thi. Tại 181/181 điểm thi, Thành phố triển khai các đội hình tiếp sức mùa thi và hoạt động với 2 đội hình nòng cốt là “Tiếp sức mùa thi” và “Đảm bảo trật tự an ninh đô thị”.

Thành đoàn, Hội Sinh viên thành phố Hà Nội thành lập các tổ công tác thường xuyên kiểm tra, nắm bắt việc thực hiện nhiệm vụ của các đội hình tại các điểm thi để kịp thời chấn chỉnh, nhắc nhở tình nguyện viên đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu nhiệm vụ.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 21/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 285.631 thí sinh đã đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động Thành phố đã phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025.
Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo không cần đầu tư các phòng lab, mà cần tư duy đổi mới và văn hóa đổi mới. Đây chính là con đường khả thi hơn cho các nước chưa đủ tiềm lực nghiên cứu sâu, nhưng có năng lực tổ chức, thích nghi và sáng tạo xã hội.
TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

Ngày 21/4, Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thông báo, chuẩn bị cho đại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, TP.HCM sẽ cấm, hạn chế người dân, phương tiện lưu thông trên một số tuyến đường.
Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Chiều 21/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa khám xét một kho lạnh chứa thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc tại khu vực gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ, huyện Thường Tín. Tang vật thu giữ lên tới khoảng 20 tấn thịt gà đông lạnh, thịt gà ủ muối và nội tạng gia cầm.
Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội Ngô Anh Tuấn vừa ban hành văn bản đề nghị tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật Thủ đô đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân bằng hình thức phù hợp.
Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chú trọng tăng cường công tác quản lý hoạt động của nghệ sĩ và người nổi tiếng trên không gian mạng.

Tin khác

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động