--> -->

Anh trai “thoát” tan máu bẩm sinh từ tế bào cuống rốn của em gái

Vợ chồng anh Nguyễn Văn Luân (35 tuổi) và chị Nguyễn Minh Nguyệt (36 tuổi) ở Bắc Ninh cùng mang gen Thalassemia (tan máu bẩm sinh). Con trai đầu lòng của anh chị từ khi chào đời đã mang trong mình bệnh lý hiếm gặp và phải truyền máu suốt 6 năm. Nhờ sự phát triển của y học, vợ chồng anh Luân quyết định “mạo hiểm” sinh bé thứ hai, lấy tế bào cuống rốn của em để chữa cho anh trai.    
Anh trai “thoát” tan máu bẩm sinh từ tế bào cuống rốn của em gái Giọt nước mắt hạnh phúc sau hơn 20 năm ngược xuôi “tìm con”
Anh trai “thoát” tan máu bẩm sinh từ tế bào cuống rốn của em gái Ươm mầm hạnh phúc cho những cặp vợ chồng hiếm muộn
Anh trai “thoát” tan máu bẩm sinh từ tế bào cuống rốn của em gái Quan tâm xây dựng gia đình trong công nhân viên chức lao động văn minh, hạnh phúc

Nhắc đến câu chuyện của gia đình mình, anh Luân không khỏi xúc động, nghẹn ngào. Gần 15 năm qua, cuộc sống của anh chị luôn xoay quanh hành trình “tìm con” và chữa bệnh cho con. “Đó là chặng đường không mấy yên bình, nhưng bù lại hiện nay chúng tôi đã có được những “trái ngọt” đầu tiên. Chúng tôi có thêm một cô con gái khỏe mạnh và căn bệnh của con trai cũng đã dần được kiểm soát”, anh Luân xúc động chia sẻ.

Anh Luân cho biết vợ chồng anh kết hôn năm 2007, nhưng mãi đến 7 năm sau vợ chồng anh mới có con trai đầu lòng nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo (IUI). Tuy nhiên, thời điểm ấy, vợ chồng anh không hề biết cả 2 đều mang trong mình gen bệnh tan máu bẩm sinh. Và không may mắn, con trai anh đã mắc phải căn bệnh này ngay khi lọt lòng.

3311 1
Vợ chồng anh Luân chị Nguyệt hạnh phúc vì con gái thứ hai sinh ra khỏe mạnh và căn bệnh của con trai cũng đã dần ổn định

“4 tháng sau sinh thì con trai tôi được chuẩn đoán bị tan máu bẩm sinh. Vì 7 năm mới có con nhưng lại mang trong mình căn bệnh này nên 2 vợ chồng chỉ biết nhìn nhau mà khóc. Mỗi lần đưa con đi viện, nhìn các cô chọc kim vào tay lấy ven, con khóc thì bố mẹ cũng khóc. 6 năm trời đằng đẵng tháng nào cũng đưa con đi truyền máu như thế, chưa kể có tháng miễn dịch của con kém rồi ho, sốt, sức khỏe yếu…thực sự vô cùng vất vả”, anh Luân nhớ lại.

Vì cả hai vợ chồng đều đang công tác trong ngành y, do vậy anh Luân là người hiểu rõ nhất mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này nếu không được điều trị thường xuyên, liên tục. Trong suốt những năm sau đó, vợ chồng anh chị thường xuyên tìm hiểu các kiến thức y học và các phương pháp mới với hi vọng chữa bệnh cho con.

Năm 2016, anh Luân biết đến kĩ thuật sàng lọc tiền chuyển phôi, kĩ thuật sinh thiết phôi. Do vậy, sau khi cháu lớn được 2 tuổi, vợ chồng anh đã lên kế hoạch chữa bệnh cho con trai. Năm 2018, hai vợ chồng quyết định thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội với mong muốn có thể ứng dụng những tiến bộ y học mới để vừa được trọn vẹn thêm một hạnh phúc làm cha mẹ, đồng thời cũng có thể mang lại điều kỳ diệu khác cho cậu con trai đầu đã nhiều năm gắn liền cuộc sống với các đợt truyền máu định kỳ.

“Chúng tôi được các bác sĩ tư vấn, theo dõi niêm mạc, tất cả quy trình sàng lọc phôi để có được phôi khỏe mạnh, ko bị bệnh. Sau đó lại tiếp tục sàng lọc 1 lần nữa để có tế bào gốc phù hợp với cháu lớn. Rất may, trong 7 phôi khỏe mạnh có được 1 phôi (là cháu bây giờ) có tế bào gốc phù hợp với cháu lớn”, anh Luân nghẹn ngào nhớ lại.

Ngay khi bé gái thứ hai vừa chào đời, các bác sĩ đã lấy tế bào gốc từ cuống rốn của bé để cấy ghép cho anh trai. Ca cấy ghép thành công. Đến nay sau hơn 6 tháng, bé trai chưa phải truyền máu lần nào.

Bác sĩ Lê Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc, Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, chia sẻ: “Ca cấy ghép tế bào gốc từ cuống rốn thành công, thực sự rất tuyệt vời. Chúng tôi đã thực hiện kỹ thuật sàng lọc di truyền tiền làm tổ kết hợp xét nghiệm HLA (xét nghiệm phát hiện kháng nguyên kháng bạch cầu người trong máu), tìm sự tương thích giữa phôi xét nghiệm với em bé đã sinh ra. Trên thế giới tỷ lệ này không cao, chỉ khoảng 30%. Thật may, kiểm tra thì có một phôi đủ điều kiện ghép chữa bệnh cho người anh mắc tan máu bẩm sinh. Sau đó, các bác sĩ đã chuyển phôi dị hợp thành công, chị Nguyệt sinh bé gái vào năm 2019”.

Hiện nay, trên 20.000 người bị Thalassemia cần phải điều trị cả đời và mỗi năm có thêm khoảng 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh, trong đó có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng và khoảng 800 trẻ không thể ra đời do phù thai. Đặc biệt, Việt Nam có khoảng trên 12 triệu người mang gen bệnh này. Thalassemia đã và đang gây ra hậu quả nghiêm trọng đến giống nòi, gây ra hệ lụy cho đời sống của người bệnh và cộng đồng.
K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẳng định vai trò chính quyền gần dân qua chuỗi hoạt động tri ân dịp 27/7

Khẳng định vai trò chính quyền gần dân qua chuỗi hoạt động tri ân dịp 27/7

Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ trong bối cảnh thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp, xã Thượng Phúc đã tổ chức nhiều hoạt động tri ân thiết thực, thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền đối với người có công, lan tỏa hình ảnh chính quyền gần dân, vì dân.
Liverpool thất bại 2-4 trước AC Milan: Báo động đỏ cho hàng thủ dưới thời Arne Slot

Liverpool thất bại 2-4 trước AC Milan: Báo động đỏ cho hàng thủ dưới thời Arne Slot

Trận giao hữu giữa Liverpool và AC Milan tại châu Á khép lại với kết quả đáng thất vọng cho đội bóng đến từ nước Anh. Mặc dù sở hữu thời lượng kiểm soát bóng vượt trội và tạo ra nhiều tình huống tấn công nguy hiểm, “Lữ đoàn đỏ” lại bộc lộ hàng loạt điểm yếu nơi hàng phòng ngự, để rồi phải nhận thất bại 2-4 trước một AC Milan chơi phản công cực kỳ hiệu quả.
Việt Nam giành ngôi Á quân Giải cầu mây thế giới 2025: Cột mốc lịch sử đáng tự hào

Việt Nam giành ngôi Á quân Giải cầu mây thế giới 2025: Cột mốc lịch sử đáng tự hào

Đội tuyển cầu mây nữ Việt Nam đã chính thức khép lại hành trình ấn tượng tại Giải vô địch cầu mây thế giới 2025 với vị trí Á quân. Dù để thua chủ nhà Thái Lan 0-2 trong trận chung kết nội dung đồng đội nữ, đây vẫn là cột mốc lịch sử mang tính đột phá của thể thao Việt Nam trên đấu trường thế giới.
Vai trò mới nâng tầm sứ mệnh

Vai trò mới nâng tầm sứ mệnh

Với hơn 8,6 triệu đoàn viên, mạng lưới trải rộng khắp các ngành nghề, vùng miền, về với Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Công đoàn có một vị thế đặc biệt: Vừa gần dân, sát dân, hiểu dân, vừa có năng lực tập hợp, định hướng, giám sát và kiến tạo. Đó là vị thế của một tổ chức đại diện cho hàng triệu người lao động - những người đang trực tiếp góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Miền đất hương quế anh hùng và những nghĩa cử tri ân tháng Bảy

Miền đất hương quế anh hùng và những nghĩa cử tri ân tháng Bảy

Tháng Bảy tri ân, trên mảnh đất Đông Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi) - nơi núi rừng quế ngát hương và lòng người nặng nghĩa, những hoạt động tưởng nhớ, đền đáp công lao các anh hùng liệt sĩ đã diễn ra sâu sắc và đầy cảm xúc. Đó là những bó hoa tươi thắm, những ngọn nến lung linh, những phần quà nghĩa tình... được trao đi với tất cả lòng biết ơn, như một sợi dây bền chặt kết nối quá khứ với hiện tại.
Xã Ứng Thiên tri ân các anh hùng liệt sĩ bằng những bức ảnh phục dựng đầy cảm xúc

Xã Ứng Thiên tri ân các anh hùng liệt sĩ bằng những bức ảnh phục dựng đầy cảm xúc

Trong không khí trang trọng và xúc động của những ngày tháng Bảy lịch sử, kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), lãnh đạo Đảng ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam xã Ứng Thiên đã tới thăm các gia đình thân nhân liệt sĩ trên địa bàn. Chuyến thăm không chỉ là sự tri ân sâu sắc mà còn mang theo những món quà vô giá tặng các gia đình, những bức ảnh chân dung liệt sĩ được phục dựng công phu.
Đẩy mạnh giải quyết việc làm cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy hành chính

Đẩy mạnh giải quyết việc làm cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy hành chính

Thành phố Hà Nội sẽ quan tâm đánh giá, dự báo xu hướng việc làm có nhu cầu cao của thị trường lao động để định hướng, tư vấn, kết nối và giải quyết việc làm cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy hành chính nhà nước phù hợp, kịp thời.

Tin khác

Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam tri ân gia đình liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm

Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam tri ân gia đình liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm

Nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, đoàn công tác Bộ Y tế và Công đoàn Y tế Việt Nam đã đến thăm và tri ân gia đình liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm tại Hà Nội.
Ăn tiết canh, nhập viện vì mất thính lực do liên cầu lợn

Ăn tiết canh, nhập viện vì mất thính lực do liên cầu lợn

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị cho 2 bệnh nhân mắc liên cầu lợn biến chứng viêm màng não, mất thính lực.
Người thầy thuốc và nghĩa cử "đền ơn đáp nghĩa" với người có công

Người thầy thuốc và nghĩa cử "đền ơn đáp nghĩa" với người có công

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa”, nhiều cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội đã triển khai các hoạt động thiết thực như khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí cho người có công với cách mạng và các gia đình chính sách.
Phường Bồ Đề khám sức khỏe, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Phường Bồ Đề khám sức khỏe, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Ủy ban nhân dân (UBND) phường Bồ Đề đã chỉ đạo Trạm Y tế phường tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng chính sách.
Hà Nội: 126 xã, phường cần lập danh sách, bản đồ các khu vực nguy cơ sốt xuất huyết

Hà Nội: 126 xã, phường cần lập danh sách, bản đồ các khu vực nguy cơ sốt xuất huyết

Sáng 24/7, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà - Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người trên địa bàn Thành phố đã chủ trì họp giao ban công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, yêu cầu làm rõ quy trình, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch, không để bùng phát dịch sốt xuất huyết trên địa bàn.
Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

Các bác sĩ Trung tâm Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp viêm não Nhật Bản nặng ở nam sinh 17 tuổi, với tổn thương sâu trong mô não và di chứng thần kinh nghiêm trọng, dù đã trải qua hơn một tháng điều trị tích cực.
Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, trong đó đáng chú ý là việc bãi bỏ rào cản địa giới hành chính trong khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT. Chính sách này không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân mà còn góp phần thúc đẩy các cơ sở y tế nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tạo động lực để toàn ngành Y tế phát triển đồng bộ, công bằng và hiệu quả hơn.
Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão

Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão

Mưa bão, ngập lụt không chỉ gây thiệt hại về người và tài sản mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Môi trường ô nhiễm sau mưa bão là điều kiện thuận lợi để các loại dịch bệnh bùng phát, đe dọa đời sống người dân. Nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng, tránh các bệnh thường gặp trong mùa mưa bão, phóng viên (PV) đã có cuộc trao đổi với bác sĩ chuyên khoa II Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội.
Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống

Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống

Để chủ động ứng phó ảnh hưởng của bão số 3, các đơn vị y tế trên địa bàn Hà Nội đã chủ động xây dựng các phương án, điều kiện tốt nhất đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân trong mọi tình huống.
Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc triển khai công tác phòng chống, ứng phó cơn bão số 3, bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Xem thêm
Phiên bản di động